Trang chủDestinationsCà MauTrăm phương, nghìn kế lừa đảo

Trăm phương, nghìn kế lừa đảo


Bài 1: Tràm rớt giá còn dính… quả lừa

Câu chuyện về giá tràm thương phẩm giảm mạnh, khó khăn đầu ra, đến những cú lừa từ thương lái mua tràm đã để lại thiệt hại nặng nề về kinh tế của người dân hiền lành, chân chất ở xứ rừng tràm U Minh.

Câu chuyện bị lừa đảo này người dân đành ngậm bồ hòn làm ngọt, vì đa phần không ai trình báo cơ quan chức năng. Trong chuyến công tác thực hiện đề tài tìm hiểu về đời sống của người dân dưới tán rừng, chúng tôi mới “lần” ra sự việc này.

Lái tràm xin nợ rồi quỵt tiền 

Hơn 2 năm qua, bà con sống dưới tán rừng U Minh Hạ trong tâm thế đứng ngồi không yên, do tràm đến lứa thu hoạch không bán thì trễ vụ trồng tràm mới, còn bán thì cầm đường lỗ vốn. Chưa dừng lại ở đó, một số bà con còn ngậm đắng khi có bộ phận thương lái lợi dụng tâm lý cần bán tràm, nâng giá cao hơn để cạnh tranh, nhưng trong quá trình thu mua họ kiếm cớ “bẻ kèo”, hoặc xin thiếu tiền rồi…biệt tăm.

Người trồng tràm có thêm thu nhập từ nghề gác kèo ong.

 Ông Nguyễn Minh Đức, Chi hội trưởng Cựu chiến binh Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời và nhiều hộ dân nơi đây từng là nạn nhân của thương lái quỵt nợ. Ông Đức, cho biết: Mấy năm nay, bà con nơi đây vướng nhiều cái khổ: Bà con quyết tâm duy trì diện tích trồng tràm truyền thống để giữ ong mật, giữ nguồn đặc sản quý của quê hương. Tuy nhiên, với giá tràm truyền thống hiện nay quá thấp, thương lái không thèm mua, mua thì có 20-30 triệu đồng/ha tràm trồng lan; 40-60 triệu đồng/ha tràm kê liếp; ngần ấy tiền cho 5-7 năm trời ra công chăm sóc thì quá hẹp cho người dân. Đã khổ, khó khăn bà con nơi đây còn bị mắc lừa khi bán tràm cho thương lái xong, chúng hứa 1 đến 2 tháng sẽ trả tiền, rồi biến mất. Vậy là bà con mất cả chì lẫn chài. Trên địa bàn ấp có đến 3 trường hợp bị lừa như thế”.

Ông Lý Khánh Hiệp, Ấp Vồ Dơi, một trong những nạn nhân, chia sẻ: Gia đình tôi có 1,4 ha tràm và tầm 3 công đất trồng hoa màu. Trong thời gian chờ tràm đủ tuổi khai thác, tôi cũng như bà con nơi đây trồng hoa màu, chuối, cá để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hằng ngày, nhưng những năm gần đây do phải đắp đập giữ nước bảo vệ rừng thì nhiều vụ hoa màu, cây ăn trái bà con bị ngập thất trắng. Vì thế 80% hộ dân nơi đây đã phải bỏ mô hình trồng màu. Thời gian qua, tràm có dấu hiệu rớt giá, thấy lái đến ngã giá 100 triệu/ha, cao hơn so với các thương lái khác nên tôi quyết định bán, nhưng không ngờ xảy ra chuyện.

Ông Lý Khánh Hiệp, Ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời một trong những nạn nhân bị thương lái quỵt tiền mua tràm trên 50 triệu đồng.

“Tin tưởng thương lái làm ăn lâu dài, chắc không dám làm bậy nên tôi cho thiếu 50% số tiền và hẹn trả 15 ngày sau, nhưng không ngờ chúng biệt tâm đến nay. Xem như công sức hàng chục năm trời công cốc, còn lỗ tiền công cải tạo, cây giống. Chúng tôi đã trồng dặm lại cây tràm hơn 2 năm tuổi, nhưng tình hình giá tràm thương phẩm hiện nay còn tệ hơn rất nhiều so với trước”. Ông Hiệp cho biết thêm.

Tương tự, ông  Nguyễn Văn Giới, 71 tuổi, tại ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời cũng từng là nạn nhân. Ông Giới, cho biết: Tháng 7/2021 thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tràm đến lứa thu hoạch, thương lái đến thương lượng mua giá 45 triệu/ha, tương đương 180 triệu/4 ha, tuy nhiên lái đốn khoảng 2/3 diện tích và chỉ trả 80 triệu rồi bỏ ngang, không khai thác nữa. Quy ra số tiền lái tràm còn nợ lại hơn 30 triệu đồng, mất liên lạc đến nay. 30 triệu đối với chúng tôi tính ra bằng 10 công tràm, sau 5 -7 năm chăm sóc. 

Kiếm cớ “bẻ kèo” 

Đầu năm 2023, bà Huỳnh Hồng Diệu, Ấp Tân Phú, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi gọi điện thông tin và dẫn chúng tôi đến phần đất rừng tại Ấp 14, xã Khánh Thuận, huyện U Minh để xác minh vụ việc: Bà bị thương lái tràm kiện, gán cho tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi chính họ có hành vi lừa đảo.

Được biết, diện tích đất của bà Diệu thể hiện trên sổ đỏ gần 11 ha, thương lái tự khảo sát, đo đạc, rồi thống nhất ký hợp đồng mua 7 ha tràm thương phẩm, với giá 150 triệu/ha, thời gian khai thác 18 tháng, đến tháng 5/2021 âm lịch thì trả đất. Tuy nhiên, đến hạn nhưng thương lái vẫn chưa hoàn thành khai thác, kiếm cớ nói rằng đất bà Diệu thiếu diện tích 1 ha, đòi phía bà Diệu thoả thuận bồi thường ngược lại cho lái trên 290 triệu đồng.

Đất rừng của bà Diệu còn 4 công thương lái bỏ lại, trong khi diện tích đã khai thác chị trồng tràm mới đến nay hơn 1 năm tuổi.

Bà Diệu không đồng ý nên phía thương lái bỏ phần diện tích tràm còn lại, không khai thác nữa. Đợi đến hết hạn hợp đồng, thậm chí lố qua hơn 3 tháng, bà Diệu hối thúc việc khai thác nhưng thương lái vẫn lặng im, đành gọi lái khác bán diện tích tràm còn lại để trồng tràm mới thì phía thương lái cũ gửi đơn kiện, quy cho bà Diệu tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bà Diệu, cho biết: Về mặt pháp lý, tôi đã làm đúng quy trình, hợp đồng nên tôi quyết “cương” đến cùng. Trong quá trình thụ án, điều tra, có bộ phận đo đạc đến thẩm định lại diện tích rừng tràm của tôi, khi biết diện tích thực không thiếu, thậm chí dư nên phía thương lái âm thầm huỷ đơn tố cáo, Toà án có quyết định đình chỉ án và phía thương lái cũng lặng thinh đến nay.

Chị Nguyễn Hồng Thắm, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời cho biết: Khoảng cuối năm 2021, thời điểm ảnh hưởng dịch Covid-19 đến nay, bà con trồng tràm đối mặt nhiều khó khăn. Tràm đến lứa thu hoạch, giá cao – thấp thế nào bà con cũng phải bán để kịp trồng vụ mới. Thời điểm đó, tôi có 4 ha tràm đến lứa thu hoạch, nhưng thương lái đo đạc, ép xuống còn 1,7 ha, với giá 40 triệu/ha, công cán 5 năm trời chỉ thu về hơn 70 triệu đồng, trừ tiền thiết kế trên 20 triệu, cây giống trên 20 triệu, tiền thuê nhân công trồng tràm nữa thì gần như trắng tay.

Ông Lê Văn Tràm, Trưởng ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, đời sống bà con dưới tán rừng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, điều đáng nói là hộ gia đình có đất sản xuất tầm 3 ha/hộ vẫn không đảm bảo đời sống, mặc dù bà con đã rất cố gắng làm ăn. Tính nhẫm 3 ha thì có 1 ha trồng tràm, trồng trên 4 năm chỉ bán được trên 40 triệu đồng, phần còn lại bà con cải tạo trồng chuối, hoa màu, nay chuối cũng giảm sâu, giá chỉ còn 1.000-1.500 đồng/kg; trồng lúa gặp tình trạng ngập úng, nhiễm phèn, vụ hè thu rồi bà con thất trắng…Nắm bắt tâm lý cần tiền tran trải cuộc sống, nhiều hình thức lừa đảo xảy ra và cũng không ít bà con mắc bẫy, trong đó có việc thương lái lừa đảo mua tràm.

Bà Diệu có đầy đủ giấy tờ và bằng chứng trình bày với báo chí phản ánh trên phương tiện đại chúng, để bà con tránh tình trạng bị lừa đảo.

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết: Thời gian qua, thông qua phản ánh người dân, trên địa bàn xuất hiện tình trạng một số công ty, thương lái mua tràm hoạt động có tính chất lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người dân thiếu am hiểu về pháp luật, giao kết thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở cho thương lái lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

“Cụ thể: Khi thực hiện hợp đồng, thương lái cho người dân ứng trước một phần tiền,sau đó họ chọn khu vực rừng tốt nhất để khai thác trước. Khi thấy có nguy cơ rủi ro, lỗ lả thương lái rút, dẫn đến các trường hợp tranh chấp hợp đồng; hoặc xin thiếu một phần nợ rồi quỵt luôn số tiền còn lại, phần nhiều hộ dân thua thiệt. Trước tình hình trên, công ty đã tập trung hỗ trợ, tư vấn, khuyến cáo rộng rãi cho người dân trên đất lâm phần, nếu cần thiết công ty sẽ giới thiệu hoặc bà con uỷ quyền để công ty lựa chọn thương lái uy tín, cân nhắc những điều khoản trước khi ký hợp đồng, giúp bà con an tâm sản xuất, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra như trước đây”. Ông Nam cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi với ông Nguyễn Văn Sử, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh. Ông Sử cho biết: Huyện U Minh hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 43.000 ha, với 580 hộ gia đình, cá nhân được giao đất, giao rừng theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Hiện nay, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm như mua, bán cây gỗ còn gặp rất nhiều khó khăn, giá cây tràm hiện nay giảm do cung vượt cầu nên khó  tiêu thụ được sản phẩm; việc vận chuyển hàng hoá đa phần bằng đường thuỷ (tàu nhỏ) nên dẫn đến tăng giá thành, giảm lợi nhuận. Từ đó gây rất nhiều khó khăn về kinh tế cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng và sinh sống bằng nghề rừng. Đây có thể là cơ hội để một bộ phận thương lái ép giá, có hành vi lừa đảo, gây khó cho bà con xảy ra thời gian qua.

“Tuy nhiên, đa phần các vụ việc liên quan đến thương lái lừa đảo, gian lận trong mua bán rừng tràm bà con không trình báo nên đơn vị chưa có cơ sở lần ra manh mối để xử lý. Mong bà con mạnh dạn trình báo, nhờ sự can thiệp của ngành chức năng, chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, có tính răn đe và thông tin phổ biến để mọi người cùng đề phòng, tránh thiệt hại đáng tiếc”. Ông Sử cho biết thêm./.

​​​​​​Bài 2: Đánh đổi vì lòng tham

Loan Phương

 

 


 



Source link

Cùng chủ đề

Lạng Sơn: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Với sự đồng lòng, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, thời gian qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc từng bước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024 cũng như các năm tiếp theo trên địa bàn.Quảng Bình đã giải ngân...

Khi người trẻ sống tối giản – Kỳ cuối: Có dễ tối giản khi tiêu dùng đang được kích thích?

Đầu tiên phải khẳng định rằng lối sống tối giản khó có 'công thức chuẩn' phù hợp cho tất cả mọi người. "Toa thuốc" cho người muốn sống tối giảnTrong cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật, tác giả Sasaki Fumio nhận...

Đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học, sao không có chính sách để giáo viên ‘sống khỏe’?

Nhiều bạn đọc tranh luận về đề xuất cấm giáo viên nhận tiền người học dưới mọi hình thức. Bài viết "Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức" được nhiều bạn đọc tham gia góp ý kiến...

Nỗ lực vì công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

(ĐCSVN) - Tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng khẳng định, những nỗ lực và cống hiến của bà Nga là tấm gương cho sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý cho các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ngày 12/11, tại trụ sở Bộ Ngoại giao,...

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Sáng 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Về mục tiêu đầu tư dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết xây dựng tuyến đường sắt tốc độc cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Bài đọc nhiều

Tuyên dương các điển hình học tập và làm theo gương Bác

Báo cáo kết quả đạt được tại hội nghị, đồng chí Lê Bình Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh tỉnh Cà Mau khẳng định, các chương trình, kế hoạch thực hiện Kết luận số 01-KL/TW đã tạo sự lan tỏa, đồng thuận, nhất quán trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đại biểu dự Hội nghị. Nhiều tổ chức, cá nhân có phong...

Hành động để tuyên truyền thuyết phục hơn

Tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân và qua khảo sát thực tế, các bạn trẻ trong CLB Chú Ve Xanh và ÐVTN các phường của TP Cà Mau nhận thấy tuyến bờ kè và bờ sông tại khu vực chợ Nông sản Phường 7 và khu vực bờ kè trên địa bàn Phường 8 rất ô nhiễm. Lượng rác tấp vô hai bên bờ kè rất nhiều, khi nước rút, rác tích tụ bốc mùi hôi...

Vạn điều hay từ thư viện thân thiện

Thư viện thân thiện Trường Tiểu học 3 Khánh Bình (Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) được đầu tư nâng cấp năm 2021 do Tổ chức Room to Read (tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. Theo đó, khi hợp tác với địa phương, Room to Read cải tạo, sửa chữa thư viện, hỗ trợ...

Bữa ăn nghĩa tình

Bếp ăn từ thiện được thành lập từ tháng 8/2022, nằm trong khuôn viên Bệnh viện Y học cổ truyền, Phường 1, TP Cà Mau. Dù mới chỉ hoạt động thời gian ngắn nhưng là địa chỉ được người bệnh, người nhà và y, bác sĩ lui tới thường xuyên, giúp mọi người vững bụng để làm việc cũng như tiếp tục điều trị bệnh. Bà Nguyễn Thị Kim Hằng và bà Nguyễn Thị Thu Nga (cùng 61 tuổi)...

Ðặc sắc liên hoan đờn ca tài tử

Liên hoan được tổ chức nhằm thực hiện Ðề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025” và góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ÐCTT Nam Bộ. Không gian ÐCTT thu hút đông đảo tài tử, khán giả và người hâm mộ gần xa. Tiếng đờn, lời ca rộn ràng hoà nhịp...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Mới nhất

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao

Petrovietnam phối hợp với WIP nghiên cứu trồng 15 loại cây hấp thụ CO2 cao | 13/11/2024 ...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

(ĐCSVN) - Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 89,35% tổng số đại biểu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua...

Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

(ĐSCVN) - Chủ trương thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là tiếp tục thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; đồng thời, việc thí điểm...

Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực nhờ công nghệ

(Dân trí) - Ngày 12/11, Google; Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ chín với chủ đề "Lợi Nhuận trên Đà Tăng Trưởng, Khai Thác Lợi Thế của Khu Vực Đông Nam Á". Báo cáo cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á...

Mới nhất