Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ Quốc phòng giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ...

Bộ Quốc phòng giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự gồm 6 Chương, 34 Điều, được xây dựng dựa trên 4 nhóm chính sách.

Bộ Quốc phòng giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự, sáng 17/5.

Sáng 17/5, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo giới thiệu dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, dưới sự chủ trì của Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị – Người phát ngôn Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Lưu Quang Vụ – Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, Ủy viên Ban soạn thảo dự án Luật.

Tham dự buổi Họp báo còn có Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Đại tá Phạm Văn Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Tổng tham mưu và Đại tá Đặng Đình Tân, Phó Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Phát biểu khai mạc họp báo, Trung tướng Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong bối cảnh mới, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ban hành từ 1994.

Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật gồm 36 đồng chí, do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban soạn thảo.

Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự gồm 6 Chương, 34 Điều, được xây dựng dựa trên 4 nhóm chính sách, bao gồm:

Chính sách 1: Hoàn thiện quy định về xác định phạm bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự và nội dung quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính sách 2: Chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính sách 3: Chuyển đổi mục đích sử dụng, phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chỉnh sách 4: Chỉnh sách đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và địa bàn khu vực bị ảnh hưởng do yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Nội dung cơ bản của dự án Luật, gồm: Phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chính sách của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm: Nội dung quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự; lập hồ sơ quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự; sử dụng, bảo quản, bảo trì công trình quốc phòng và khu quân sự, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự; phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự; thống kê, kiểm kê công trình quốc phòng và khu quân sự; tổ chức quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự.

Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm: Nội dung bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, chế độ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự, vành đai an toàn kho, đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự; Xử lý công trình, vật kiến trúc, quản lý sử dụng đất, mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thuộc Bộ Quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc Bộ Công an phối hợp tham gia bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc cơ quan, tổ chức, địa phương được giao bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn.

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm trong hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm: Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chế độ, chính sách đối với địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quản lý Nhà nước trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm: Trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, UBND các cấp; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Phát biểu tại họp báo, Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết: Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được xây dựng trên cơ sở Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự đã qua 28 năm thực hiện.

Thực tiễn triển khai Pháp lệnh trong thời gian qua đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh và tình hình mới. Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhất trí cao sự cần thiết phải xây dựng Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.

Theo kế hoạch, Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, khai mạc vào ngày 22/5 tới.

Bộ Quốc phòng gặp mặt cơ quan thông tấn, báo chí Xuân Quý Mão 2023 Bộ Quốc phòng gặp mặt cơ quan thông tấn, báo chí Xuân Quý Mão 2023

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức chương trình gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo …

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật quốc phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật quốc phòng

Sáng 10/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban ​Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Phiên họp thứ 13 dưới sự chủ trì …

Bộ Quốc phòng thông báo về Luật Quốc phòng sửa đổi Bộ Quốc phòng thông báo về Luật Quốc phòng sửa đổi

Ngày 3/7, Cục Tuyên Huấn thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức Họp báo Quý II để thông tin cho báo chí về Luật Quốc …

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 3 dự án luật, đề xuất sửa 2 luật Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào 3 dự án luật, đề xuất sửa 2 luật

Chiều 14/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã …

Phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 9/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV đã bế mạc sau bốn ngày làm việc. Báo TG&VN trân trọng …





Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 240 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế

Sáng ngày 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chính thức khai mạc tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Tại Triển lãm, hơn 240 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày. ...

Thủ tướng: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng ‘bốn không’

Thông điệp trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024), sáng 19/12.Thủ tướng cho biết, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có ý nghĩa đặc biệt, là sự kiện quốc...

Hơn 2.000 người tham gia biểu diễn khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024) chính thức khai mạc và kéo dài 4 ngày từ 19-22/12. Triển lãm Quốc...

Vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Sáng 19/12, phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là biểu tượng của niềm tin, sự tôn trọng và thiện chí hợp tác giữa các quốc gia vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng ...

Người trẻ háo hức với an ninh quốc phòng

Những tín hiệu tốt trong thời gian vừa qua đối với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho thấy niềm yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trẻ.   Các bóng hồng xinh đẹp của khối nữ quân nhạc Quân đội nhân dân Việt Nam trong buổi tổng duyệt cho Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024 - Ảnh: NAM TRẦN Từ ngày 1-11, Bảo tàng Lịch sử Quân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

TP.HCM sửa đổi chính sách khen thưởng học sinh giỏi

HĐND TP.HCM vừa ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về chính sách khen thưởng học sinh giỏi. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 21-12-2024. Theo đó, Nghị quyết 35 về sửa đổi, bổ sung chính sách khen thưởng học sinh giỏi,...

Tết, Giáng sinh, gia đình trong đôi mắt trẻ mầm non

Trong đôi mắt trẻ mầm non, qua đôi tay, trí sáng tạo của trẻ, những hình ảnh về tết Nguyên đán, Giáng sinh, gia đình thân yêu hiện lên đầy cảm xúc. ...

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, các trường THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật.Ma trận mới đề kiểm tra định kỳ của các môn gồm 2 phần: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) và tự luận (3 điểm).Việc...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. Ông Norbert Ehrbar cho biết sau dịch COVID-19, nhiều nhà hàng khách...

Mới nhất

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Nhịp cầu văn hóa Việt Nam – Lào

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19/12 tại thủ đô Viêng Chăn, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du và Đoàn nghệ thuật 19/5 phối hợp tổ chức Chương trình...

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh...

Sợ con đóng bỉm cả ngày bí bách, mẹ Việt thở phào khi tìm ra giải pháp

Bỉm thực sự là một phát minh vĩ đại, vừa tiện lợi lại còn vệ sinh. Nhiều em bé còn đóng bỉm 24/24 giờ. Tuy nhiên, khi sử dụng bỉm sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khi làn...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập...

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). ...

Mới nhất