Trang chủDestinationsQuảng NamVào cuộc đồng bộ, quyết liệt giải phóng mặt bằng thi công...

Vào cuộc đồng bộ, quyết liệt giải phóng mặt bằng thi công quốc lộ 14E | BÁO QUẢNG NAM ONLINE


(QNO) – Chiều 15/7, tại hội trường Huyện ủy Thăng Bình, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lê Văn Dũng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo về đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các huyện Thăng Bình, Hiệp Đức, Phước Sơn và Cục Đường bộ Việt Nam, Ban quản lý dự án 4 về tiến độ GPMB dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E (đoạn lý trình km15+270 – km89+700).

Đồng chí Lê Văn Dũng yêu cầu các địa phương vào cuộc đồng bộm quyết liệt để GPMB. Ảnh: CT
Đồng chí Lê Văn Dũng yêu cầu các địa phương vào cuộc đồng bộ quyết liệt để GPMB. Ảnh: C.T

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Trần Xuân Vinh – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hồng Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thu Lan – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Đại diện chủ đầu tư dự án có ông Nguyễn Xuân Ảnh – Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.

Báo cáo tiến độ GPMB và tồn tại, vướng mắc công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E qua 3 huyện nêu trên, Phó Giám đốc Sở TN&MT – ông Nguyễn Trường Sơn cho biết, tại huyện Thăng Bình, đơn vị tư vấn đo đạc đang triển khai công tác đo đạc địa chính; riêng địa bàn xã Bình Lãnh đã hoàn thiện hồ sơ đo đạc gửi lại Chi cục Quản lý đất đai tỉnh thẩm định.

Thăng Bình đã chỉ đạo đơn vị bồi thường tiến hành mời dân, thu thập hồ sơ pháp lý về đất, nhân khẩu, căn cước công dân và tiến hành kiểm kê song song với đất nông nghiệp.

Điểm cuối của dự án giao nhau với đường Hồ Chí Minh tại huyện Phước Sơn. Ảnh: CT
Điểm cuối của dự án giao nhau với đường Hồ Chí Minh tại huyện Phước Sơn. Ảnh: C.T

Cũng tại Thăng Bình, đơn vị bồi thường và xã Bình Định Bắc đã mời dân thống nhất trả lại đất 5% do địa phương quản lý và nhận tiền hỗ trợ hoa màu, cây cối trên đất. Nhờ vậy, địa phương bàn giao được 1.090m bên trái tuyến cho Ban quản lý dự án 4 và đơn vị thi công đang thi công trên hiện trường. Việc di dời hạ tầng kỹ thuật trên tuyến đang trong quá trình hoàn thiện phương án, hoặc thỏa thuận phương án di dời.

Với huyện Hiệp Đức, công tác đo đạc địa chính bản đồ đã hoàn thành, đang trình Sở TM-MT thẩm định; triển khai xác định giá đất cụ thể tại 4 xã trên địa bàn để làm cơ sở áp giá bồi thường, GPMB.

Phối hợp với Điện lực Hiệp Đức, các đơn vị viễn thông để thống kê, lên phương án di dời trụ, đường dây bị ảnh hưởng. Huyện đã bàn giao đoạn lý trình km44+744-km44+969 (dài 225m) để làm lễ triển khai thi công dự án, bàn giao cầu Hiệp Đức. Họp dân thống nhất và hoàn thành kiểm đếm trước đối với 7 hộ dân bị ảnh hưởng tại khu vực cầu Bà Huỳnh, cầu Xe Con có tổng chiều dài khoảng 1km tại thôn Trà Huỳnh (xã Sông Trà).

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh đề nghị cần đầu tư đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng trên toàn tuyến. Ảnh: CT
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh đề nghị cần đầu tư đồng bộ hệ thống điện chiếu sáng trên tuyến. Ảnh: C.T

Tại huyện Phước Sơn, hồ sơ trích đo địa chính đoạn qua xã Phước Hiệp đã được Sở TN-MT phê duyệt. Đoạn qua xã Phước Hòa và Phước Xuân, đơn vị tư vấn đang hoàn thiện hồ sơ theo đề nghị của ngành chức năng, cuối tháng 5/2023 sẽ hoàn thành trình phê duyệt. Địa phương cũng đã tiến hành rà soát cụ thể các trường hợp thuộc giải tỏa trắng, hoặc bị ảnh hưởng một phần ngôi nhà nhưng khi dự án hoàn thành không thể xây dựng để ở lại do yếu tố khách quan, đồng thời lấy ý kiến nhân dân về phương án tái định cư. Vận động được 9 hộ gia đình, cá nhân thống nhất ký cam kết bàn giao trước 1,2km đoạn lý trình km62+926-km64+200.

Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Thăng Bình kiến nghị lãnh đạo tỉnh cho chủ trương về phê duyệt dự toán kinh phí thuê tư vấn xác định giá đất và phê duyệt giá đất cụ thể theo từng xã. Đồng thời, kiến nghị liên quan đến di dời hệ thống điện; cho chủ trương để huyện tạm di dời hệ thống điện chiếu sáng hiện có ra khỏi phạm vi dự án, tiếp tục chiếu sáng đảm bảo cho nhân dân đi lại trong quá trình thi công đường. Huyện Hiệp Đức kiến nghị Sở TM-MT quan tâm hỗ trợ, sớm phê duyệt bản trích đo địa chính bản đồ của các xã còn lại để huyện có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang yêu cầu tập trung cao nhất cho công tác GPMB phục vụ dự án. Ảnh: CT
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang yêu cầu tập trung cao nhất cho công tác GPMB phục vụ dự án. Ảnh: C.T

Phước Sơn kiến nghị thống nhất chủ trương cho huyện lập dự toán di dời Trường Mẫu giáo Sơn Ca – điểm trường thôn Lao Mưng (xã Phước Xuân), tổng hợp đưa vào phương án bồi thường để có kinh phí di dời, xây dựng lại. Cho huyện giải tỏa, di dời toàn bộ đất và nhà ở, tài sản trên đất của 5 hộ dân bị ảnh hưởng một phần ngôi nhà tại xã Phước Hiệp, vì diện tích còn lại nằm sát bờ sông Trường Giang đã sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ sạt lở tiếp; sau khi dự án hoàn thành thì hành lang an toàn đường bộ đã gần như chiếm hết chiều sâu các thửa đất.

Đại diện Ban quản lý dự án 4 kiến nghị 3 huyện cần đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn GPMB, bởi từ tháng 1 đến nay, các huyện đăng ký giải ngân tổng số 44 tỷ đồng nhưng hiện mới giải ngân được tiền ứng 1,1 tỷ đồng. Cho phép di dời từng đoạn ảnh hưởng đến công trình điện, nước, viễn thông theo thứ tự ưu tiên.

Các ngành, các đơn vị hạ tầng kỹ thuật cũng đã có ý kiến giải trình, giải thích liên quan đến kiến nghị của các địa phương, đơn vị liên quan. Thành viên ban chỉ đạo cũng đã nêu ý kiến, cách thức tháo gỡ vướng mắc GPMB của dự án.

Lãnh đạo huyện Phước Sơn kiến nghị tỉnh, chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc liên quan đến tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng đất ở. Ảnh: CT
Lãnh đạo huyện Phước Sơn kiến nghị tỉnh, chủ đầu tư tháo gỡ vướng mắc liên quan đến tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng đất ở. Ảnh: C.T

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Dũng cho biết đây là cuộc họp lần thứ 2 của ban chỉ đạo cấp tỉnh liên quan công tác bồi thường, GPMB dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E.

Đồng chí Lê Văn Dũng yêu cầu các địa phương phải thống nhất phương thức GPMB bằng cách dễ làm trước, khó làm sau; GPMB đến đâu thì bàn giao đến đấy để thi công công trình.          

Đồng chí Lê Văn Dũng yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt. Không được ai có liên quan bàn ra, đứng ngoài cuộc; nếu có tư tưởng như vậy thì phải kiểm điểm, xử lý nghiêm bởi đây là công trình trọng điểm quốc gia. Người có trách nhiệm phải nắm chắc được việc, tiến độ triển khai ở địa phương mình. Các ngành liên quan của tỉnh phải hết sức quan tâm, sâu sát hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương để tháo gỡ vướng mắc bồi thường, GPMB của dự án. 





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Việt Nam xếp hạng 16/20 quốc gia giàu nhất châu Á | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey. ...

Lá chanh giúp giải cảm, trị ho và có nhiều lợi ích cho sức khỏe | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Lá chanh có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá nên khá hữu ích trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng da. ...

Về Rừng Cấm nghe thanh âm danh mộc… | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) - Không dích dắc gập ghềnh như đường rừng các xứ, Rừng Cấm ở làng Đại Bình (Nông Sơn) nằm cạnh làng. Bước chân giữa những hàng cổ thụ như mít nài, huỳnh đàn, giáng hương, mù u..., hương rừng cứ khẽ khàng đan xen trong bóng lá. Một không...

“Bước đời khấp khểnh” và quả ngọt cuộc đời | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Ngoài ba tập thơ, truyện ngắn và tản văn in chung, nhà văn Trịnh Đình Nghi lần lượt in riêng bốn tác phẩm: “Nhà quê đi bụi”, “Quan lớn đi bụi”, “Đàn bà đi bụi” và “Đổ đốn ở làng”. “Bước đời khấp khểnh” - tập truyện ký do Nhà...

Lãnh đạo Quảng Nam làm việc với đoàn công tác Thụy Sĩ về phát triển du lịch bền vững | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng 25/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) về Dự án phát triển du lịch bền vững của Thụy Sĩ tại Việt Nam (ST4SD) do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ giai đoạn 2023 - 2027. ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Họa sỹ Kim Đức trưng bày bản sao bức tranh ‘Vỏ Tương Lai’ tại Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội – HANIFF VII

Nằm trong chuỗi hoạt động của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 năm 2024 (HANIFF VII), họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức đã cho trưng bày bản in của bức tranh "Vỏ Tương Lai" thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày, đặc biệt là du khách quốc tế.

Mới nhất