Trang chủDestinationsTP.Hồ Chí MinhĐể hệ thống chính trị thu hút được nhân tài - Bài...

Để hệ thống chính trị thu hút được nhân tài – Bài 3: Đừng để người tài quay lưng


Có cơ chế thông thoáng

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, trên phạm vi cả nước, từ ngày 1-1-2020 đến 30-6-2022, tổng số công chức, viên chức thôi việc là 39.550 người, đa số từ 40 tuổi trở xuống và có trình độ đại học chiếm trên 50%. Đây là vấn đề được xã hội quan tâm thời gian qua, và đã làm nóng nghị trường Quốc hội.

Nói về mong muốn của thế hệ “Gen Z” (thế hệ được sinh từ khoảng năm 1997 đến 2012) đối với khu vực nhà nước, anh Trần Xuân Bách, một nhân sự cấp cao của Công ty Creat Tree (Hà Nội) nêu, bên cạnh việc không hấp dẫn về thu nhập, việc thu hút người giỏi vào các cơ quan nhà nước còn bị cản trở bởi việc thi tuyển rất khó, đòi hỏi bằng cấp khắt khe, người giỏi cũng có thể trượt ở phần thi kiến thức về công vụ, hành chính.

Để hệ thống chính trị thu hút được nhân tài - Bài 3: Đừng để người tài quay lưng ảnh 1

Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám bệnh cho người dân

“Tôi rất mong có một khung chính sách dành cho việc tuyển dụng người giỏi vào cơ quan nhà nước phù hợp với tình hình mới, chú trọng về năng lực chuyên môn hơn, không chỉ là có đãi ngộ xứng đáng mà còn có cơ hội vào và phấn đấu công bằng”, anh Bách chia sẻ. Theo anh Bách, chính sách khen thưởng và thăng tiến cần giúp tạo ra môi trường có sự cạnh tranh và tương trợ cao, dựa trên năng lực triển khai, thay vì các yếu tố khác như số năm kinh nghiệm, bằng cấp, độ tuổi hay quan hệ cá nhân.

Theo PGS-TS Lưu Quốc Đạt, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội), hiện cơ chế tiền lương (theo ngạch bậc) chưa có tác dụng khuyến khích nỗ lực của người lao động cũng như thu hút nhân lực trình độ cao, chuyên gia, nhà khoa học trẻ về làm việc tại khu vực nhà nước. Do đó, Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, môi trường làm việc để thu hút các nhà khoa học trình độ cao trong và ngoài nước. Nói cách khác, phải có “đất dụng võ” để người tài chứng tỏ được tài năng, trí tuệ của mình.

Truyền thống lâu đời, tốt đẹp của dân tộc ta coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Quan điểm, tư tưởng và nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác cán bộ của Đảng ta. Người khẳng định: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.

Ngày 13-4 vừa qua, tại tọa đàm “Kế hoạch thu hút nhà khoa học trẻ về công tác tại Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM”, PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TPHCM, nhấn mạnh, để thu hút các nhà khoa học trẻ tài năng, trước nhất là tạo không gian mới. Khi các nhà khoa học trẻ được tuyển dụng, họ cần một không gian đủ rộng để quyết định những vấn đề mà họ cho là quan trọng và cần thiết. Chia sẻ trải nghiệm của bản thân, PGS-TS Vũ Hải Quân cho biết, khi về nước, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TPHCM) giao ông làm giám đốc của một trung tâm. “Dù trung tâm 3 không: không vốn, không tư cách pháp nhân, không phòng ốc, nhưng ít nhất tôi được làm giám đốc. Sau đó, trường đã cấp cho tôi một phòng thí nghiệm. Đây chính là không gian để tôi có thể thực hiện các ý tưởng, nghiên cứu của mình, dù thực tế không được đầu tư nhiều. Không gian ở đây chính là sự trao quyền, trao sự tự chủ”, PGS-TS Vũ Hải Quân chia sẻ.

Cùng với đó, theo PGS-TS Vũ Hải Quân là cần làm cho các nhà khoa học trẻ hiểu được ý nghĩa của công việc mà họ gắn bó. Việc giúp người tài ý thức được công việc của họ là một sự tiếp sức quan trọng. Cuộc sống không chỉ xoay quanh tiền mà còn ý thức về việc đóng góp những gì, phục vụ cho ai.

Vấn đề cuối cùng là cùng phát triển. “Cùng phát triển có nghĩa là khi họ về ĐHQG TPHCM, chúng ta phải cùng cam kết. Chẳng hạn trong 5 năm, anh sẽ trở thành phó giáo sư. Anh không đi một mình mà có các thầy các cô trong hội đồng ngành, hội đồng trường đồng hành. Rồi sau 3-5 năm nữa thành giáo sư. Nghĩa là họ nhìn thấy rõ một lộ trình cùng phát triển với chúng ta”, PGS-TS Vũ Hải Quân nêu.

Cần quy định rõ về trọng dụng người tài

Chuyên gia Vũ Đình Ánh cho rằng, chủ trương thu hút người giỏi vào khu vực công là rất cấp bách, vì nếu không có người giỏi thì bộ máy quản lý nhà nước sẽ hoạt động kém, gây hệ lụy lớn và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vướng mắc lớn nhất đối với việc thu hút người giỏi vào khu vực công là các tiêu chí tuyển dụng. Chúng ta cần làm rõ thế nào là người giỏi, vì đối với khu vực công thì tiêu chí giỏi khác với khu vực tư. Các cơ quan nhà nước sẽ cần người quản lý giỏi, hoạch định chính sách giỏi, soạn thảo văn bản, quy phạm pháp luật giỏi…, nghĩa là cần những người phù hợp với chức năng nhiệm vụ cơ quan.

Ví dụ, ở lĩnh vực kinh tế, cơ quan nhà nước cần những người quản lý kinh tế giỏi chứ không phải làm kinh tế giỏi. Chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu suất công việc cá nhân (KPI) của khu vực công cũng khác, do đó nếu tuyển dụng không đúng đối tượng sẽ không phát huy được, dù họ rất có tài. “Trước đây, chúng ta đã có chương trình tuyển sinh viên giỏi về làm phó chủ tịch xã, nhưng tôi cho rằng không thành công, do chưa xác định rõ tiêu chí về cán bộ quản lý cấp xã giỏi là như thế nào. Không phải cứ học giỏi là làm được phó chủ tịch xã”, chuyên gia Vũ Đình Ánh nêu.

Tiếp theo là cần tạo điều kiện để người giỏi có thể vào bộ máy nhà nước một cách thuận lợi, không bị những “rào cản kỹ thuật” về hồ sơ hay những yêu cầu phức tạp khác. Khi đã tuyển dụng được người giỏi, cần “giữ chân” được họ bằng cách tạo môi trường phát huy sự sáng tạo của họ, đánh giá hiệu quả công việc bằng chất lượng chuyên môn chứ không phải bằng các yếu tố khác. Cuối cùng mới là câu chuyện về đãi ngộ thỏa đáng.

Trong khi đó, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, lại cho rằng, cần phải phân biệt rõ lương của người tài, người giỏi. “Ở làng gốm Bát Tràng, lương của họa sĩ vẽ 80 triệu đồng/tháng, một người thợ giỏi 40-50 triệu đồng/tháng; người nặn, bưng bê 10-15 triệu đồng/tháng. Tương tự ở khu vực công cũng vậy, lương phải trả theo giá trị, giữa sự đóng góp của cái chung và cái riêng, chứ không đơn thuần chỉ là tính ra… lượng mồ hôi”, ông Nhưỡng nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, việc trọng dụng nhân tài mới chỉ có văn bản mang tính chất cương lĩnh, chưa có văn bản pháp lý mang tính chất bắt buộc. Là người kiên trì đề xuất cần có Luật Trọng dụng nhân tài, ĐBQH Lê Thanh Vân đã liên tục đề nghị xây dựng luật này ở Quốc hội các khóa XIII, XIV. Theo ông, phải luật định nhân tài là ai; các nguyên tắc của Nhà nước đặt ra trọng dụng bảo vệ nhân tài; quy trình, cách thức lựa chọn chế độ tiến cử nhân tài; chế độ trách nhiệm của thể nhân, pháp nhân đối với người tài, bởi nhân tài là tài nguyên vô giá của đất nước.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, nếu xét về chính sách tinh thần thì trong khu vực công vẫn tạo ra nhiều giá trị. Tính công vụ trong lao động khu vực công mang đến một giá trị về cống hiến mà khu vực tư nhân không có được. Đó cũng là giá trị khác biệt mà nhiều công chức nhà nước lựa chọn dù lương không cao. “Tôi vẫn tin rằng có những người giỏi thực sự họ muốn vào làm việc trong khu vực công để đóng góp, để cống hiến một cách hiệu quả cho đất nước, với những mục tiêu lớn hơn chứ không phải chỉ chăm chăm tìm kiếm tiền tài, danh vọng”, chuyên gia Vũ Đình Ánh trăn trở.

Đáng nói là dù đã khởi động từ năm 2019, nhưng sau 4 năm, hiện nay Đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vẫn chưa ra đời. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Nội vụ xây dựng đề án này và hiện Bộ Nội vụ vẫn đang tổ chức xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học trên cả nước. Hơn bao giờ hết, đề án này cần sớm được hoàn thiện, ban hành để sớm đi vào cuộc sống. Các nội dung của Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài phải là khung cơ bản để các bộ, ngành, địa phương có thể cụ thể hóa bằng các quy định phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đào tạo nhân lực công nghệ cao: Kết hợp nội lực và ngoại lực

Đến năm 2030, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được Chính phủ xác định sẽ phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở những lĩnh vực then chốt mà nước ta có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế. Để thực hiện mục tiêu này, bài toán nhân lực công nghệ cao là...

Trường ĐH điều chỉnh kế hoạch học tập của sinh viên do mưa bão

Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học sau ảnh hưởng của bão số 3, đại học này sẽ điều chỉnh kế hoạch học tập tuần từ ngày 9 đến ngày 14.9.Với sinh viên khóa 69 (tân sinh viên), tất cả các lớp học đều triển khai bình thường theo kế hoạch năm học bắt đầu từ ngày 9.9 (trừ các lớp học ở nhà D5 đã...

Đại học RMIT và Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác nghiên cứu về AI và bán dẫn

Các nhà nghiên cứu và đại diện ban lãnh đạo của hai trường đã quy tụ tại Không gian Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội - RMIT (VNU-RMIT Innovation Hub) tại Hà Nội để khởi động chương trình nghiên cứu chung. Sự kiện bao gồm các bài tham luận khoa học về AI và lĩnh vực bán dẫn, cũng như thảo luận nhóm về tương lai các dự án thí điểm giữa...

Đối thoại giữa đại học và doanh nghiệp về nguồn nhân lực công nghệ cao

Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, một trong những thách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 đó chính là nguồn nhân lực. Cụ thể, nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao của Việt Nam hiện...

Kỷ luật Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (giai đoạn từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2021) do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật về đảng. Thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 7007-QĐ/TU ngày 27/6/2024 của Ban Thường vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu nhiều bệnh viện sẵn sàng chi viện hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 16-9, Bộ Y tế có công văn gửi sở y tế 63 tỉnh, thành phố và các đơn vị y tế về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các trường đại học y, dược và bệnh viện tại các tỉnh, thành phố có điều kiện...

Nâng cao kỹ năng cho tổ công nghệ số cộng đồng

Chiều 16-9, Sở TT-TT TPHCM phối hợp với Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho thành viên tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn TPHCM. Theo ông Đặng Tiến Đạt, đại diện Cục chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT-TT), hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức trong...

Năm 2024: Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,8%-7%

Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6,8%-7%. Chỉ tiêu quan trọng duy nhất dự báo không đạt mục tiêu đề ra là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (dự kiến 4.647 USD, mục tiêu đề ra là 4.700-4.730 USD). Theo dự thảo báo cáo của Bộ KH-ĐT chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, bất chấp những khó khăn, thách thức rất lớn, dự báo...

Đắk Lắk truy thu tiền phụ cấp của hàng ngàn giáo viên do chi sai

Hơn 3 năm chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhiều địa phương ở Đắk Lắk phát hiện đã chi vượt mức quy định nên tiến hành truy thu lại... Tại thị xã Buôn Hồ, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã thanh tra và phát hiện địa phương này chi trả sai tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên đã gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn...

Tuyên án tử hình kẻ giết 3 người trong một gia đình ở Cà Mau

Ngày 16-9, TAND tỉnh Cà Mau tuyên phạt bị cáo Bùi Vũ Khoa (24 tuổi, ngụ xã Tân Phong, thị Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản; tổng hình phạt là tử hình. Đây là vụ án gây rúng động ở Cà Mau thời gian qua. https://www.youtube.com/watch?v=GM9sNtyKwSM Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, tính chất, mức độ, hành vi do bị cáo gây ra...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn các nhà đầu tư công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với dân số hơn 10 triệu người, đóng góp tới 25% GDP và 30% nguồn thu ngân sách, là thành phố có năng suất lao động cao nhất Việt Nam, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành, với hệ thống giáo dục thông minh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghệ cao...

Bình Phước: Bé gái chào đời trong “bọc điều” hiếm gặp

Khuya ngày 15-6, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, chiều cùng ngày, bệnh viện thực hiện một ca sinh hiếm gặp, em bé chào đời còn nguyên bọc ối (bọc điều).Công an Quảng Ngãi giúp sản phụ bị nhà xe bỏ rơiSản phụ đẻ rớt con trong phòng tắm, sức khỏe đã ổn địnhCứu sống thai nhi “chui” ra ổ bụng do sản phụ...

Vinh danh nghệ thuật gốm Chăm và khai mạc Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023

SGGPO 15/06/2023 23:02 Tối 15-6, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ VH-TT-DL long trọng tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước...

Quảng Ngãi: Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường xuống cấp

SGGPO 15/06/2023 21:38 Quần thể Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1982 tại địa bàn xã Bình Hải và xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều điểm di tích tại xã Bình Hòa không được tu dưỡng, sửa chữa, trông coi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trên tuyến đường bê tông giữa những cánh đồng lúa,...

Quảng Bình: Bắt giữ một người nhận 2,7 tỷ đồng chạy án

SGGPO 15/06/2023 18:55 Ngày 15-6, ông Lê Hồng Việt, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận trên địa bàn có một người bị cơ quan chức năng bắt giữ vì môi giới chạy án. Theo đó, Cục Điều tra hình sự VKSND Tối cao đã cử người vào xã Quảng Phương, đọc lệnh bắt giữ đối với ông Nguyễn Đức Thuận (SN 1974, trú thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương), giám...

Mới nhất

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. ...

Mới nhất