Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTáo bón lâu ngày gây ra nhiều biến chứng

Táo bón lâu ngày gây ra nhiều biến chứng


Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng tĩnh mạch ở hậu môn, nứt hậu môn, ruột lòi khỏi hậu môn.

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa, rất phổ biến trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đại tiện ít hơn 3 lần một tuần được xem là táo bón.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, người bị táo bón thường có phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Khi tình trạng này kéo dài, phân không thể đào thải ra ngoài, tích tụ quá lâu trong đại tràng có thể khiến người bệnh gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bị táo bón kéo dài có thể khiến ruột già căng ra gần như không còn nếp nhăn và đến gần tim.

Ruột tắc nghẽn: Khi cơ thể không thể tống phân ra ngoài, kéo dài lâu ngày, tích tụ trong ruột tạo khối tắc nghẽn. Khối phân cứng và quá lớn khiến ruột già không co bóp đẩy ra ngoài gây đau đớn và nhiễm trùng. Triệu chứng của người bệnh là đau bụng, khó chịu, chuột rút sau ăn, buồn nôn, đau đầu…

Bệnh trĩ: Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi đại tiện khiến các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng sưng, viêm, được gọi là trĩ hoặc búi trĩ. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau khi đi đại tiện. Trĩ nội thường không gây đau, khi đau thường có viêm hoặc huyết khối, người bệnh có thể thấy phân màu đỏ tươi trong bồn cầu.

Nứt hậu môn: Hậu môn xuất hiện vết rách trên lớp niêm mạc, làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt, về lâu dài kéo các mép vết nứt ra rộng hơn. Tổn thương thường xuất hiện khi người bệnh bị táo bón, đi đại tiện kèm phân cứng, kích thước lớn, gây đau và chảy máu.





Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Ảnh: Freepik

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Ảnh: Freepik

Sa trực tràng: Bệnh xảy ra khi phần cuối của đại tràng, niêm mạc trực tràng thò ra ngoài hậu môn thường xuyên hoặc khi đi đại tiện. Triệu chứng thường gặp của sa trực tràng là cảm giác ướt vùng hậu môn, ngứa ngáy khó chịu hoặc đau xung quanh hậu môn, rò rỉ phân, chất nhầy, mô đỏ thò ra ngoài hậu môn sau đại tiện hoặc thường xuyên ở ngoài hậu môn.

Bác sĩ Văn Hậu cho biết, táo bón có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân nguyên phát như rối loạn chức năng sàn chậu do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không giữ được các cơ ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến táo bón. Tình trạng này có thể do rối loạn cơ chế tống phân, nhu động ruột hoạt động kém, mất phản xạ đại tiện hoặc do thiếu lợi khuẩn ruột.





Bác sĩ Văn Hậu thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Văn Hậu thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Táo bón do nguyên nhân thứ phát phổ biến hơn cả, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều chất béo, uống không đủ nước, lười vận động, thường xuyên trì hoãn đại tiện. Người mắc các bệnh lý toàn thân như chấn thương đầu, tủy sống, parkinson, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nội tiết, nhiễm độc chì… cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Bác sĩ Hậu chia sẻ thêm, điều trị bệnh táo bón cần điều trị nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc tăng co, bơm men ruột. Hiện nay, có phương pháp vật lý trị liệu phục hồi hai cung phản xạ đại tiện là một phức hợp điều trị được áp dụng ở nhiều trung tâm tiêu hóa lớn trên thế giới. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp phức hợp này trong điều trị táo bón.

Táo bón chủ yếu là do thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh. Do đó, mọi người cần thay đổi lối sống phòng ngừa táo bón như sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… và hạn chế chất béo động vật, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai, bia, rượu, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Thanh thiếu niên, người trưởng thành thường xuyên hoạt động thể chất, ít nhất 30 phút mỗi ngày, với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân. Hạn chế căng thẳng, lo âu bằng cách sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp phòng tránh táo bón. Mọi người nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là sau khi ăn sáng. Trẻ uống sữa bột ngừng hoặc đổi loại sữa đang uống có thể cải thiện táo bón.

Bác sĩ lưu ý, nếu đã thực hiện các cách trên nhưng tình trạng táo bón không được cải thiện, vẫn kéo dài 3-4 ngày không đại tiện được thì bạn cần đi khám. Người đi đại tiện có máu trong phân, đau dữ dội, giảm cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa hoặc sốt, đau lưng dưới… nên khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Quyên Phan



Source link

Cùng chủ đề

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Ít người biết lợi ích tuyệt vời của bí đỏ

Bí đỏ (còn gọi là bí ngô) là loại thực phẩm phổ biến hằng ngày với hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tăng cường sức khỏe tiêu hóaĂn bí đỏ tốt cho tiêu hóa vì nó có nhiều chất xơ. Ăn...

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh từ xa và tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà. Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 39, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Hai giờ thay máu, cứu sống bệnh nhi sơ sinh bị vàng da tan máu hiếm gặp

Ngày 15/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng hiếm gặp điều trị thành công và được cho xuất viện.Trước đó, ngày 7/11 Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh - Nhi sơ sinh (Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế) tiếp nhận một bệnh nhi mới sinh cùng ngày từ tỉnh Quảng Bình vào điều trị. Theo hồ sơ bệnh án, chỉ thời...

Vừa chào đời đã bị vàng da bất thường, xét nghiệm mới biết bệnh nhi bị tan máu nặng

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế vừa cứu sống một bệnh nhi mắc chứng vàng da tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Trước đó vào ngày 7-11, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhi vừa chào đời cùng ngày...

EU "bật đèn xanh" cho việc sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

Theo khuyến nghị mới, Leqembi sẽ chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu mang gen ApoE4 - một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer. Ngày 14/11, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc Leqembi để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc...

5 loại rau mọc dại được lương y dùng làm thuốc

Báo VietNamNet dẫn nguồn cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi cung cấp nhiều thông tin thú vị về tác dụng của các loại cây xung quanh ta. Dưới đây là 5 loại rau mọc hoang hoặc rất dễ trồng có thể dùng làm thuốc, lưu ý bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng.Rau samBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS...

Mới nhất

Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

(ĐCSVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết hiệu quả, bền vững và thực chất giữa “ba Nhà” (Nhà nước - Nhà trường - Nhà Doanh nghiệp) trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. ...

Bão Usagi giật cấp 12 đổ bộ Biển Đông, trở thành cơn bão số 9

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, chiều nay (15/11), bão Usagi đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.Như vậy, chỉ trong 1 tuần, Biển Đông liên tiếp đón 3 cơn bão. Trước đó, ngày 8/11, bão Yinxing...

Khám chữa bệnh từ xa và tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;...

Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau: Dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai, sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau đã đi vào lịch sử, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ. Chiều nay (15/11), Tỉnh uỷ, UBND và UBMTTQ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập...

Ninh Thuận ưu đãi cao nhất cho các dự án du lịch, năng lượng tái tạo

(NLĐO) – Mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định được tỉnh Ninh Thuận áp dụng để mời gọi đầu tư vào loạt dự án thương...

Mới nhất