Trang chủNewsThế giớiNATO nhức đầu trước tàu ngầm Nga?

NATO nhức đầu trước tàu ngầm Nga?


Tuy Hải quân Nga đã chịu một số tổn thất trong cuộc xung đột với Ukraine, trong đó có kỳ hạm Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen bị chìm, mối đe dọa thật sự mà Nga đang đặt ra  cho NATO lại đang lẩn khuất trong lòng biển, theo báo Newsweek ngày 13.5.

Phần lớn đầu tư vào lĩnh vực biển của Nga đã được chuyển vào hạm đội tàu ngầm công nghệ cao. “Nga đã đầu tư ồ ạt vào khả năng ngầm dưới nước của mình kể từ năm 2014, trước hết là tàu ngầm”, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Ukraine Ihor Kabanenko nói với Newsweek, chỉ ra một loạt vũ khí hạt nhân mới của Nga.

NATO có vấn đề với tàu ngầm Nga? - Ảnh 1.

Tàu ngầm Vladimir Monomakh thuộc lớp Borei mới của Nga

Dù vẫn còn nhiều câu hỏi vê năng lực của Nga trong việc duy trì hạm đội dưới nước chưa từng được “thử lửa” của mình, nhưng giới quân sự đều nhất trí rằng phương Tây đang cảnh giác rõ rệt về tàu ngầm Nga, nhất là 11 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Borei-A, cũng như các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình như lớp Yasen.

Trong khi đó, khả năng chống tàu ngầm của NATO đã giảm sút “suy giảm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và sự chú ý đã đi lệch theo hướng khác, theo chuyên gia Nick Childs, thành viên cấp cao về lực lượng hải quân và an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS, Anh), nhận định với Newsweek.

Việc Phần Lan gia nhập NATO, cùng với Thụy Điển sắp trở thành thành viên của khối, đã khiến vấn đề tàu ngầm Nga trở thành tâm điểm của sự chú ý nhiều hơn. Việc hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO không chỉ mở rộng biên giới của liên minh này với Nga lên hơn gấp đôi, mà còn đe dọa an ninh của các căn cứ hàng hải quan trọng của Nga.

NATO đang thay đổi và mối đe dọa mới

Bán đảo Kola, nơi Nga đặt căn cứ Hạm đội Phương Bắc chủ chốt và phần lớn lực lượng răn đe hạt nhân của nước này, luôn là “khu vực quân sự quan trọng nhất đối với Liên Xô cũ, Liên bang Nga ngày nay”, theo ông Mark Grove, giảng viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải thuộc Đại học Lincoln (Anh).

Khu vực Bắc Cực này có thể lại trở thành tâm điểm căng thẳng khi quan hệ giữa Moscow và NATO mang tính đối đầu hơn. “Việc NATO mở rộng, trong suy nghĩ của người Nga, chắc chắn làm tăng mối lo ngại về khả năng tồn tại và an ninh của các cơ sở đó, và thực sự là của chính Hạm đội Phương Bắc”, ông Grove nhận định với Newsweek.

Việc NATO bao gồm Phần Lan và sắp tới là Thụy Điển sẽ kéo liên minh này xích lại gần bán đảo Kola hơn. Tình trạng này có thể có nghĩa là các căn cứ tàu ngầm của Nga rơi vào tầm ngắm của “pháo binh tầm xa tiềm năng”, theo chuyên gia Graeme P. Herd, thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Âu George C.Marshall.

Phần Lan gia nhập NATO, Nga cảnh báo đáp trả

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho Hạm đội Baltic của Nga, đóng ở khu vực Kaliningrad của Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan. Ông Grove nhận định việc mở rộng của NATO ở Bắc Âu đã có “tác động lớn” ở đó, biến vùng Baltic thành tình trạng mà ông gọi là “hồ của NATO”.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine làm thay đổi tình hình hàng hải không chỉ ở biển Đen, mà còn ở biển Barents xung quanh bán đảo Kola, Bắc Đại Tây Dương và biển Baltic. Đây đều là những thay đổi lâu dài và có tác động đáng kể, theo cựu Tham mưu trưởng Kabanenko.

Trong bối cảnh này, các tàu ngầm của Nga đã di chuyển theo “những tuyến đường lạ”, theo lưu ý của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace trong chuyến công du Washington, D.C (Mỹ) vào giữa tháng 4. Ông cho hay Anh đã theo dõi đường đi “bất thường” của các tàu ngầm Nga ở Bắc Đại Tây Dương, biển Ireland và biển Bắc.

Trước đó, ông Michael Petersen, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Nga tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã nhận định với Newsweek rằng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga cũng đã bị phát hiện “ở ngoài khơi bờ biển Mỹ, vào Địa Trung Hải và những nơi khác dọc theo ngoại biên châu Âu”.

Chiến tranh bất đối xứng

Tuy nhiên, các tàu ngầm Nga không chỉ là một công cụ răn đe hạt nhân chiến lược. Các chuyên gia cho rằng một cuộc chiến tranh tàu ngầm mới đang nổi lên, kéo theo những lo ngại về “cuộc chiến đáy biển”.

Trong đầu năm nay, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Anh Tony Radakin đã nói rằng Moscow có thể “gây rủi ro và có khả năng khai thác hệ thống thông tin thực sự của thế giới, đó là các dây cáp ngầm đi khắp thế giới”. Phát biểu với báo The Times (Anh) vào tháng 1, ông Radakin nhận định đã có “sự gia tăng bất thường trong hoạt động dưới nước và tàu ngầm của Nga” và Moscow đã “phát triển khả năng đe dọa các dây cáp ngầm dưới biển và có khả năng khai thác những đường cáp ngầm đó”.

NATO có vấn đề với tàu ngầm Nga? - Ảnh 3.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M của Nga

Tương tự, ông Bob Seely, chính trị gia người Anh và là chuyên gia chiến lược quân sự Nga, cho rằng Nga đã hướng tới chiến tranh bất đối xứng và nuôi dưỡng các năng lực mới mà nhờ đó Moscow có thể làm giảm ưu thế quân sự của phương Tây. Một khả năng là đặt các tuyến cáp ngầm và đường ống ngầm dưới biển vào tầm ngắm.

Các khu vực ở biển Bắc dường như ngày càng bị tàu ngầm Nga giám sát chặt chẽ hơn, theo Newsweek dẫn lời ông Paul van Hooft, nhà phân tích chiến lược cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (HCSS, Hà Lan).

Kiểu chiến tranh đáy biển này là lĩnh vực mà Nga đã “đầu tư đáng kể”, tập trung vào những công nghệ như tàu ngầm đặc nhiệm, theo giảng viên Childs. Ông còn nhận định rằng đây cũng là một lĩnh vực mà “chính phủ các nước NATO đang nhận ra rằng họ cần đầu tư nhiều hơn vào việc chống lại các mối đe dọa như thế”.

“Rõ ràng loại hoạt động bất đối xứng dưới nước này của Nga đang đóng một vai trò ngày càng nổi bật trong tầm nhìn chiến lược trên biển”, ông Kabanenko nhận định.

Tổng thư ký Stoltenberg: NATO đã thay đổi vì xung đột Ukraine từ năm 2014

Vào tháng 2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tuyên bố thành lập một Cơ quan điều phối cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển. Đây là quyết định được thúc đẩy bởi vụ nổ đường ống Nord Stream vào tháng 9.2022 và “tình trạng dễ bị tổn thương của các đường ống năng lượng dưới biển và cáp thông tin liên lạc”. “Đáp lại, các đồng minh NATO đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự xung quanh cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả tàu và máy bay tuần tra”, NATO cho hay trong một thông cáo báo chí, theo Newsweek.

Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến dưới nước với các tàu ngầm, việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ không người lái dưới nước và chiến tranh bất đối xứng chắc chắn gây ra mối lo ngại cho NATO. Nhìn chung, lực lượng hải quân của NATO “mạnh hơn đáng kể so với lực lượng của Nga” nhưng cuộc chống tàu ngầm, dưới mọi hình thức, là một “công việc đầy thách thức”, theo ông Childs.



Source link

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Đề cập vũ khí hạt nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói Moscow đang tỏ ra kiên nhẫn, nhưng sự kiên...

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói lý do cho đến nay quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hiện vẫn chưa được nước này đưa ra.

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Theo đó, bản đồ của trung tâm huấn luyện quốc gia Fort Irwin (Mỹ) thu được sau khi quân đội Nga tịch bắt giữ một phương tiện chiến đấu theo hướng Kupiansk. Fort Irwin là địa điểm huấn luyện quan trọng của quân đội Mỹ và nằm ở sa mạc Mojave thuộc hạt San Bernardino ở California. Xe chiến đấu bộ binh Bradley mà Mỹ cung cấp cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người trẻ về với Trung thu xưa qua đồ chơi truyền thống

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Dịp này, nhiều bạn trẻ muốn được trở lại với trung thu xưa qua những món đồ chơi truyền thống. Từ đầu tháng 8 âm lịch, nhiều hoạt động nghệ thuật về tết Trung thu Hà Nội được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, Hàng Mã,... Tại đây, những sản phẩm...

Quảng cáo tỉ USD cho bầu cử tổng thống Mỹ liệu có tác dụng?

Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rõ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ. Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump hôm 9.9 ảnh: afp AFP hôm nay 16.9 dẫn thông tin từ hãng phân tích quảng...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Bài đọc nhiều

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Nguy cơ lan rộng xung đột Nga – Ukraine

Báo Bild của Đức cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự định đến Mỹ trong vài tuần tới để đích thân đề nghị Tổng thống Joe Biden cho phép tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây. Ukraine ráo riết vận động Chuyến thăm Mỹ của ông Zelensky nhằm trình bày chiến lược mới của Ukraine, bao gồm kế hoạch tấn công và đề xuất ngừng bắn ở...

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Đồng minh thân cận của Tổng thống Pháp Macron được đề cử vị trí Ủy viên EU

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp sắp mãn nhiệm Stéphane Séjourné vừa được đề cử làm ứng cử viên của Pháp cho chức Ủy viên Liên minh châu Âu (EU), thay thế ông Thierry Breton, Điện Élysée cho biết trong một tuyên bố hôm 16/9.Ông Séjourné, người...

Thượng Hải (Trung Quốc) hứng bão mạnh nhất trong 75 năm

Sáng 16-9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1, với sức gió tối đa đạt 151km/giờ ở gần mắt bão, Bebinca đã tấn công thành phố gần 25 triệu dân vào khoảng 7 giờ 30 sáng (giờ địa phương). Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ bão Gloria năm 1949. Trong nỗ lực ứng phó với...

Mới nhất

Tột cùng nỗi đau anh công nhân mất 5 người thân vì sạt lở, đám tang làm bên chuồng trâu

Vợ chồng Sùng A Giàng và em gái (Phìn Chải 2, xã A Lù, Bát Xát, Lào Cai) đang ở nhờ chuồng trâu hàng xóm chịu tang 5 người thân đã mất vì sạt lở. Sùng A Giàng đang ở tạm chuồng trâu nhà hàng xóm để chịu tang 5 người thân trong gia đình - Ảnh: VŨ TUẤN Đám tang...

Vì sao siêu bão xuất hiện ngày một nhiều?

Siêu bão Yagi chỉ là một phần của loạt hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới phải đối mặt trong vài năm qua dưới tác động của biến đổi khí hậu. Gió giật mạnh từ siêu bão Beryl gây khó khăn cho các sĩ quan cảnh sát khi giải quyết vụ một xe đầu kéo bị lật tại...

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương

NDO - Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương. Chỉ thị nêu: Trong thời gian qua, việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ...

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên...

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị...

Mới nhất