Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Đóng giả' thầy cô, học sinh để 'làm trò'

‘Đóng giả’ thầy cô, học sinh để ‘làm trò’


Trước thực trạng nhiều người dùng TikTok tự xưng hoặc được cho là giáo viên, học sinh quay video có nội dung phản cảm, phản giáo dục để đăng trên nền tảng này như nói tục, dạy cách yêu, nhảy “khoe dáng” hay hút thuốc, “khịa” thầy cô, bày cách gian lận mà Báo Thanh Niên từng đưa tin, có không ít TikToker chuyên nghiệp cũng xem đời sống học đường là chủ đề “màu mỡ” để sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, không phải video nào cũng bổ ích và lành mạnh.

“Thầy”, “trò” diễn cảnh phản cảm

Một trong những nội dung nổi bật được khai thác thường xuyên trên TikTok là kiểu nhập vai nhân vật, khi TikToker đảm nhận những vai đặc trưng trong lớp học như giáo viên, giám thị, phụ huynh, học sinh… để diễn theo những kịch bản có sẵn, lấy bối cảnh học đường, thường mang yếu tố hài hước. Điển hình của trào lưu này là những tài khoản như Y.Y.D, H.H.O, G.H… đều có hàng trăm nghìn người theo dõi và hàng triệu lượt thích trên TikTok.

Phản giáo dục trên TikTok: 'Đóng giả' thầy cô, học sinh để 'làm trò' - Ảnh 1.

Nhiều TikToker làm video theo kiểu nhập vai giáo viên và học sinh với nội dung phản cảm, thu về lượng lớn tương tác

Trên trang cá nhân, những TikToker này chuyên đăng video tự đóng nhiều vai diễn khác nhau để luân phiên đối đáp, trong đó có không ít nội dung phản cảm. Chẳng hạn, trong video có hơn 337.000 lượt xem của Y.Y.D, sau khi “cô giáo” phát biểu “em phải xem trường học như nhà của mình”, “học trò” vặn lại “nếu đây là nhà của em, em đã không cho cô vào rồi”. Hay một video thu hút gần 1 triệu lượt xem do H.H.O đăng tải, khi “cô giáo” nói “đứa nào nói nhiều đi ra khỏi lớp cho tôi”, “học trò” đáp lời rằng “dạ em mời cô ra khỏi lớp, nãy giờ cô nói nhiều nhất”, sau đó “cô giáo” có hành động tát vào mặt “học trò”.

Ở một video khác có khoảng 2,4 triệu lượt xem, TikToker B.L đóng vai cùng đồng nghiệp, trong đó hai người mặc sơ mi trắng, đeo khăn quàng đỏ và một người mặc áo dài nhằm minh họa hình ảnh học trò và cô giáo nhưng lại có những câu thoại không lễ phép so với hình tượng. Cụ thể, “học trò” nói rằng “cô giáo, mai nghỉ một bữa nha”, khi “cô giáo” thắc mắc vì sao thì “học trò” dọa nạt “cô hỏi hơi nhiều rồi đó, giờ cho không… trong giới giang hồ này, em tôn trọng nhất là cô, nên em mới xin phép cô…”.

Nói về những video TikTok theo kiểu “đóng giả” thầy cô và học sinh, Lê Phương Uyên, sinh viên ngành báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhìn nhận đây chỉ là “mặt nổi của tảng băng chìm”. “Bản thân tôi cũng từng xem nhiều video phản cảm về chủ đề học đường được đăng tải trên các kênh TikTok của Việt Nam lẫn quốc tế, tiêu biểu nhất là việc ‘tình dục hóa’ hình tượng giáo viên như ‘cô giáo Thảo’ hay ‘thầy Wilson và trò Jessica’…”, nữ sinh viên cho biết.

Phản giáo dục trên TikTok: 'Đóng giả' thầy cô, học sinh để 'làm trò' - Ảnh 2.

Nhiều TikToker chuyên nghiệp chọn sáng tạo nội dung dựa trên chủ đề học đường nhưng lại có những hành vi, phát ngôn phản cảm, phản giáo dục

Theo Uyên, những video trên có thể tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh và giáo viên, đặc biệt là làm suy đồi các giá trị đạo đức như tôn sư trọng đạo. “Đối với học sinh, các bạn có thể nảy sinh cái nhìn phiến diện về nghề giáo, dẫn đến những tư tưởng, hành vi không phù hợp như ứng xử với thầy cô theo kiểu ‘bằng vai phải lứa’. Còn đối với giáo viên, cách ứng xử tiêu cực của học sinh, cả ngoài đời thực lẫn mạng xã hội, có thể khiến thầy cô ít nhiều bị tổn thương”, Uyên nêu quan điểm.

Chế thơ, hướng nghiệp độc hại

Gần gũi với lứa tuổi học trò là các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa, trong đó có những bài thơ nổi tiếng như Lượm hay Nam quốc sơn hà. Đây cũng là chất liệu để nhiều TikToker “xào nấu” lại để cho ra những bản nhạc bắt tai, nhưng lại kèm nội dung và hình ảnh phản cảm.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 4.2023, hiện tượng mạng “chú bé loắt choắt” được nhiều TikToker trẻ tuổi hưởng ứng đã vấp phải tranh cãi gay gắt vì ca từ và hình ảnh. Cụ thể, nhạc được chế lời từ bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu nhưng lại được cải biên theo hướng vô nghĩa, trong đó có đoạn “chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu… cắt moi”. Đáng chú ý, đoạn nhạc chế được TikToker lồng ghép cùng những hình ảnh khoe da thịt, hoặc nữ sinh mặc áo dài nhưng tạo dáng phản cảm.

Phản giáo dục trên TikTok: 'Đóng giả' thầy cô, học sinh để 'làm trò' - Ảnh 3.

Hiện đoạn nhạc chế “Chú bé loắt choắt” cùng nhiều video phản cảm liên quan đã bị gỡ bỏ khỏi nền tảng TikTok

Hay ở một video thu hút khoảng 6,2 triệu lượt xem, tác phẩm Nam quốc sơn hà vốn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam cũng bị TikToker chế thành bài ca… đi nhậu. Cụ thể, trong video, phần lời được cải biên thành: “Nam quốc sơn hà nam đế cư, chén rượu để lâu nó sẽ hư, để rượu nó hư thật là phí, anh em đồng ý nâng ly lên!” kèm hình ảnh bàn nhậu.

Vấn đề hướng nghiệp cũng không tránh khỏi những biến tướng như trào lưu “những bằng ĐH vô dụng nhất Việt Nam” hồi tháng 3.2023. Đây là những video có chung nội dung khuyên người học từ bỏ các ngành học như quản trị kinh doanh, bất động sản, ngôn ngữ Anh, marketing… vì “vô dụng nhất”, “dễ thất nghiệp”, “không có tương lai”, được nhiều chuyên gia đánh giá là chủ quan, vô căn cứ với mục đích chính là “câu” lượt xem, không hề có giá trị hướng nghiệp nhưng lại gây xôn xao trong dư luận.

Để sử dụng TikTok hiệu quả

Bình luận về những nội dung phản giáo dục trên TikTok, bạn đọc Phan Hưng Duy cho rằng cần một bộ luật bảo vệ thuần phong mỹ tục, từ đó tạo cơ hội để cơ quan chức năng có thể mạnh tay hơn trong việc duy trì văn hóa, truyền thống dân tộc, cũng như bảo vệ tâm hồn trẻ vị thành niên. Đồng tình, độc giả Hung Nguyen khẳng định TikTok có thể giúp người dùng kiếm tiền và nổi tiếng, nhưng không vì thế mà đánh đổi nhân cách, đạo đức. “Đề nghị cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử phạt thật nặng để loại bỏ nội dung độc hại”, người này nói.

Phản giáo dục trên TikTok: 'Đóng giả' thầy cô, học sinh để 'làm trò' - Ảnh 4.

Trào lưu “Những bằng ĐH vô dụng nhất Việt Nam” trên TikTok từng khiến dư luận xôn xao hồi tháng 3.2023

Thực hiện nhiều nội dung bài học trên TikTok, thạc sĩ Bùi Văn Công, giáo viên luyện thi trực tuyến, nhận định học sinh có thể đạt được nhiều lợi ích về mặt học thuật khi sử dụng mạng xã hội này. “Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt”, thầy Công lưu ý. Theo đó, việc học sinh lạm dụng nền tảng này cho mục đích tiêu cực như lan truyền mẹo gian lận thi cử, công kích thầy cô hay “đu” theo trào lưu độc hại là những tín hiệu khẩn cấp kêu gọi những nhà quản lý giáo dục cần nhanh chóng vào cuộc xử lý.

“Phải khẳng định rằng ở lứa tuổi học trò, khi nhiều em vẫn chưa hình thành được nhận thức đúng đắn, việc đăng tải những video tiêu cực đôi lúc chỉ là làm theo phong trào mà không lường trước được hậu quả. Vì lẽ đó, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho học sinh mà vấn đề này còn có trách nhiệm của nhiều bên khác như gia đình, thầy cô và nhà trường trong công tác giám sát và giáo dục tư tưởng cho các em”, nam giáo viên phân tích.

Thạc sĩ Công gợi ý thầy cô có thể hướng dẫn học sinh làm sao để dùng mạng xã hội, chẳng hạn như TikTok, một cách hiệu quả, thay vì cấm cản vì “điều này là không thể”. Thậm chí, giáo viên cũng nên “dấn thân” trải nghiệm mạng xã hội này để phục vụ hoạt động giảng dạy, từ đó nắm bắt tốt hơn tâm lý học trò. “Chính phủ phải mạnh tay trong công tác kiểm duyệt và thanh lọc nội dung độc hại trên TikTok, đặc biệt cần sớm chấm dứt thực trạng nhiều ‘giáo viên’ tự xưng có những hành vi làm lệch lạc hình ảnh người thầy như hiện nay”, thầy Công đề xuất.

Hôm nay (15.5), bắt đầu kiểm tra TikTok tại Việt Nam

Thông tin tại buổi họp báo ngày 5.5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình-thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho hay đợt kiểm tra tại TikTok bắt đầu từ 15.5 đến hết tháng 5. Bộ TT-TT đã gửi công văn cho các bộ, ngành có liên quan như: Bộ Công thương, Bộ VH-TT-DL, Bộ Công an, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính)… để cử người tham gia đoàn công tác.

Trước đó, trong tháng 4, Bộ TT-TT đã công bố 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam. Từ đó, Bộ TT-TT dự kiến nội dung kiểm tra tập trung vào thuật toán phân phối, đề xuất nội dung cho người dùng; việc quản lý người nổi tiếng, người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên TikTok; việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên không gian mạng…



Source link

Cùng chủ đề

Australia cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Chính quyền Australia sẽ ban hành đạo luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc các nền tảng nếu không tuân thủ quy định độ tuổi tối thiểu. ...

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, sự kiện năm nay sẽ tập trung vào việc mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm hàng Việt trực tuyến với nhiều ưu đãi. ...

TikTok Canada bị yêu cầu giải tán, ứng dụng vẫn hoạt động

Bộ trưởng Đổi mới Canada François-Philippe Champagne cho biết quyết định đóng cửa hai văn phòng tại Canada của TikTok - Toronto và Vancouver - dựa trên thông tin và bằng chứng xuất hiện trong quá trình đánh giá về ảnh hưởng với an ninh quốc gia, cùng với lời khuyên của cộng đồng an ninh và tình báo Canada."Chúng tôi đi đến kết luận rằng những hoạt động này do TikTok và các văn phòng của họ...

Sớm đánh giá Đề án phân luồng, hướng nghiệp

Phân luồng sau bậc THCS hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp tương lai cho người học. Tuy nhiên các làm hình thức thời gian qua đã dẫn tới hiệu ứng ngược, đó là gia tăng áp lực tuyển sinh vào lớp 10 - nhất là ở các thành phố lớn. Nhiều ý kiến cho rằng để thực hiện hiệu quả chủ trương phân luồng học sinh sau THCS và THPT, đòi hỏi triển đồng bộ các giải...

TikTok bị ra lệnh giải thể tại Canada

Dẫn lý do an ninh quốc gia, chính phủ Canada đã ra lệnh cho TikTok giải thể văn phòng trong nước, song người dùng vẫn có thể sử dụng ứng dụng video của Trung Quốc. Bộ trưởng Đổi mới François-Philippe Champagne cho biết, quyết định giải thể hai văn phòng của TikTok ở Toronto và Vancouver dựa trên thông tin và bằng chứng trong một cuộc đánh giá an ninh quốc gia, cũng như tư vấn của cộng đồng tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Ấm áp và thanh lịch cho mùa lạnh với chân váy dài

Chân váy dài mùa lạnh được thiết kế để tối ưu hóa khả năng giữ nhiệt, nhưng không...

Cậu út nhà Trump đã giúp cha chinh phục cử tri trẻ bằng cách nào?

Barron, con trai 18 tuổi của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, được cho là người có tiếng nói cuối cùng về việc ông Trump sẽ xuất hiện trên podcast nào trong chiến dịch tranh cử của ông. Trong năm nay, ông Trump (78 tuổi), bắt đầu cố gắng thu hút cử tri trẻ tuổi bằng cách giao lưu với những YouTuber và người dẫn chương trình podcast "anh em", nhiều người trong số họ còn trẻ, rất được lòng thế hệ Z...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 150 nhà giáo tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc

(ĐCSVN) - Ban Tổ chức trao các giải Nhất, Nhì, Ba cá nhân cho 150 nhà giáo có thành tích xuất sắc nhất; 6 tập thể xuất sắc được trao các giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn. 65 nhà giáo được trao các giải phụ như: Sử dụng thiết bị tự làm hiệu quả nhất, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả nhất và Bằng khen của Trung ương Đoàn. Ban Tổ chức cũng khen...

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Từ trường ĐH thành ĐH là thay đổi hướng tới chiều sâu

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ĐH Duy Tân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mong từ trường ĐH thành ĐH không phải là thay đổi một cái tên mà sự thay đổi này hướng tới chiều...

Mới nhất

‘Người nổi tiếng’ Trần Hùng Huy mở cơ hội tín dụng xanh cho các start-up xanh

Tại talkshow Xây dựng thương hiệu từ điểm xuất phát, 'banker' Trần Hùng Huy - chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), đã có một cuộc trò chuyện ngắn với các start-up trẻ về xây dựng thương hiệu...

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Những câu hỏi nóng mà Quốc hội muốn chất vấn 3 ‘tư lệnh’ ngành

Trước thềm phiên chất đối với 3 'tư lệnh' ngành vào sáng mai (11-11), đã có nhiều câu hỏi 'nóng' được đại biểu Quốc hội chia sẻ mong muốn nhận lời giải đáp. ...

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bụp giấm

Bụp giấm là cây gì?Cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Tây Phi. Bụp giấm tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, trị ho, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa glucose huyết.Bụp giấm là cây sống hằng năm, chiều cao từ 1,5 – 2m. Cây phân...

Gần 3.000 người tham gia Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”

Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70...

Mới nhất