Trang chủNewsKinh tếTín dụng chính sách giúp Nam Đàn chuyển đổi nông thôn mới...

Tín dụng chính sách giúp Nam Đàn chuyển đổi nông thôn mới kiểu mẫu


photo-1684145815985

NHCSXH huyện Nam Đàn giải ngân vốn cho người nghèo tại Điểm giao dịch xã

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Giám đốc NHCSXH huyện Nam Đàn Nguyễn Sĩ Hải tâm sự: Nhìn lại hơn 20 năm qua, nguồn vốn cho vay trên quê Bác không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương, nhất là sự tăng lên đáng kể của ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Tính đến hết tháng 3.2023, huyện Nam Đàn đã cân đối ngân sách chuyển hơn 2 tỉ đồng sang NHCSXH huyện, đưa tổng nguồn vốn đến hết ngày 31.3 đạt 515 tỉ đồng. NHCSXH huyện Nam Đàn triển khai hiệu quả 12 chương trình tín dụng, đáp ứng từng nhu cầu thiết thân của người nghèo và đối tượng chính sách giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, phát triển kinh tế địa phương và đất nước.

Đơn cử như chị Tôn Thị Vinh ở xóm 5, xã Nam Thanh. Trước đây thuộc diện hộ nghèo “đứng đầu danh sách” của xã. Kinh tế gia đình có nhiều khó khăn. Năm 2015 chị vay 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để đầu tư chăn nuôi bò, đến năm 2018 gia đình chị đã thoát nghèo và trả hết nợ, từng bước ổn định có thu nhập khá. Đến năm 2021 chị tiếp tục mạnh dạn vay tiếp 30 triệu đồng mua thêm bò để chăn nuôi. Hiện gia đình chị còn 4 con bò tổng trị giá gần 130 triệu đồng.

Còn ông Phạm Văn Thanh ở xóm 1, xã Nam Kim nhiều năm thuộc diện hộ nghèo “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” chẳng đủ nuôi 6 thành viên. Với tinh thần vươn lên để thoát nghèo, để động viên tinh thần ham học của con, ông đã mạnh dạn vay vốn chính sách 200 triệu đồng nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên đầu tư cho con được ăn học đến nơi đến chốn. Từ năm 2012 đến nay lần lượt 3 người con của ông đều thi đỗ và học đại học (2 chị đầu học Đại học Y Hà Nội, em trai sau học Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh). Đến nay, chị đầu làm ở Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, chị thứ 2 làm ở Bệnh viện tim Hà Nội, em út vừa đi lao động làm việc tại Nhật Bản. Cuộc sống gia đình ông vì thế cũng ngày một tốt dần khi có thêm con cái phụ giúp.

Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ, huyện Nam Đàn đã tập trung nguồn lực tín dụng qua NHCSXH cho vay được 60.906 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đạt 1.515 tỉ đồng, doanh số thu nợ đạt 998 tỉ đồng. 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách kịp thời, giúp cho 22.303 lượt hộ nghèo được vay vốn, góp phần giúp cho trên 15.830 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 10.000 lao động, giúp cho 10.903 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, hỗ trợ xây mới và cải tạo 13.225 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 508 ngôi nhà cho hộ nghèo…

“Những kết quả đạt được trong 20 năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nam Đàn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19”, Phó chủ tịch UBND huyện Vương Hồng Thái nhận định.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 1,09%, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.

Điểm tựa đột phá kinh tế

Hướng đi của địa phương được NHCSXH huyện Nam Đàn nhận thức rõ xu hướng từ đó lồng ghép vốn tín dụng thổi luồng gió mới cho sự phát triển mô hình này.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Tất Anh và chị Nguyễn Thị Lý ở xóm Xuân Thành, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn đều là hội viên nông dân.

Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Nông dân xã Nam Xuân, anh chị được vay vốn chính sách 50 triệu đồng, cùng tích lũy của gia đình đã đầu tư máy móc và các phương tiện phục vụ cho việc sản xuất Bánh Nhãn và tinh bột sắn theo tiêu chuẩn OCOP. Sản phẩm của gia đình sản xuất ra đều được tiêu thụ và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

photo-1684145817093

Nông dân xã Nam Nghĩa vay vốn chính sách mở rộng diện tích trồng chanh không hạt

“Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng từng thời kỳ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; góp phần thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục các làng nghề, phát triển, mở rộng sản phẩm dịch vụ OCOP trên địa bàn”, Phó chủ tịch huyện Vương Hồng Thái cho biết.

Nguồn vốn chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 11,3 triệu đồng/người năm 2002 lên 57 triệu đồng/người năm 2022 (tăng hơn 5 lần so với năm 2002).

Những thành quả này ngày càng thể hiện đậm nét trong bức tranh kinh tế huyện, đặc biệt là những ngày này người dân Nam Đàn rộn ràng niềm vui khi tỉnh Nghệ An công nhận Nam Đàn có thêm xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Nam Anh, Nam Cát, Nam Nghĩa, Nam Giang. Đến nay, Nam Đàn có 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao chiếm tỷ lệ 50%, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, chiếm tỷ lệ 27,78%. Con đường cán đích nông thôn mới của Nam Đàn thêm thuận lợi khi hiện có 483 tỉ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách đang cho vay người nghèo và đối tượng chính sách phát triển kinh tế nâng cao chất lượng sống và thu nhập.

Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh Nghệ An cần ưu tiên hơn nữa trong việc ủy thác vốn cho vay qua NHCSXH đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy du lịch là lĩnh vực trọng tâm để phát triển, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu để phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao và gắn kết với du lịch đưa Nam Đàn trở thành huyện có thu nhập cao, có nền văn hóa mang bản sắc đặc trưng của huyện – quê hương Bác Hồ kính yêu vào năm 2030.



Source link

Cùng chủ đề

Tha hồ chụp hình, quay clip ở tuyến đường hoa đẹp như phim tại một xã nông thôn mới của Tiền Giang

 Trong các tuyến đường hoa nông thôn mới, con đường hoa nông thôn ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang), có 1 số tuyến đường hoa tạo được điểm nhấn về cảnh quan môi trường, được các...

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Một xã của tỉnh Hòa Bình, người dân quyết tâm về đích nông thôn mới đúng hẹn, thu nhập đạt 53 triệu/người

Hội viên chung tay làm đường giao thôngTháng 7/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 694 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 3 di tích trên cả nước, trong đó xã Tân Lập (Lạc Sơn, Hòa Bình) có...

Huyện Kim Bôi xây dựng nông thôn mới thực chất, người dân ủng hộ và hưởng lợi

Có thể nói, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn huyện Kim Bôi, tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy hoạt...

Đến nay tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới?

Ngày 11/9, nguồn tin cho biết, sau cuộc họp để nghe Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Quảng Nam báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’

Ngay sau khi tỏa sáng trong màu áo CLB Bình Dương với cú đúp mở màn V-League 2024 - 2025, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã vinh dự nhận giải thưởng 'Thanh niên sống đẹp' của T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 2024. Tiến Linh vinh dự nhận giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" ẢNH: NVCC Được biết, giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" do T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (T.Ư Hội LHTN Việt Nam) khởi xướng...

Bài đọc nhiều

Hồ tiêu ổn định đầu tuần; giá cây sầu riêng giống tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024: Hồ tiêu ổn định đầu tuần Tại các vùng trọng điểm duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua giao dịch quanh mốc 152.000 -156.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 156.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 156.000 đồng/kg chững lại so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư...

Việt Nam mời các đạo diễn Mỹ nổi tiếng dự sự kiện xúc tiến du lịch điện ảnh

Tại họp báo sáng 16/9, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong đánh giá, đây là sự kiện xúc tiến du lịch trọng tâm diễn ra cuối tháng 9/2024 tại San Francisco và Hollywood, California, Hoa Kỳ, với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới”. Sự kiện nhằm mở ra những cơ hội mới để quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam thông qua điện ảnh; giới...

Giá vàng thế giới và vàng nhẫn cùng nhau lập đỉnh mới

Tại thời điểm khảo sát lúc 13h chiều ngày 16/9, giá vàng nhẫn trong nước sáng nay tăng theo giá vàng thế giới. Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,9-79,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua....

Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 tiếp vẫn ở mức cao. Thông tin giảm lãi suất đã đẩy đồng USD suy yếu thời gian quá, giúp cho các thị trường hàng hoá khởi sắc, trong đó có hồ tiêu. Trên bình diện toàn cầu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng ghi nhận tuần qua không có quốc gia nào báo cáo giảm giá hồ tiêu. Cùng với đó, lực mua...

Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới

Dự báo giá cà phê ngày 17/9/2024, tại thị trường trong nước quay đầu giảm. Giá cà phê tăng và ở mức cao nhưng nhiều dự đoán không vui về sản lượng mùa tới đã khiến nông dân không vội bán ra. Theo các chuyên gia, nếu giá cà phê không giảm mạnh, nông dân sẽ tiếp tục duy trì chiến lược hiện tại. Lần đầu tiên trong lịch sử, giá xuất khẩu cà...

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới giảm nhẹ, vàng trong nước đột ngột tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai...

Giá vàng hôm nay 18/9/2024 giảm trước giờ G, vàng SJC vụt tăng, nhẫn cao kỷ lục

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/9, giá vàng miếng SJC 9999 trong nước được SJC và Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tại Hà Nội và TPHCM niêm yết 80-82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 1,5 triệu đồng/lượng so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn trong nước giữ nguyên ở đỉnh cao kỷ lục, khoảng 77,9 triệu đồng/lượng (mua) và 79,2 triệu đồng/lượng (bán). SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở...

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang ĐiềnÔng Lee Leong Seng là Tổng giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Bình Trưng Mới - công ty con của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) và là chủ đầu tư dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông (BTĐ1). Công ty Bình Trưng Mới...

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?Sở hữu vị trí đắc địa trong lòng khu đô thị cao cấp đa tiện ích, hạ tầng đồng bộ, có cư dân và du khách đông đúc chính là bảo chứng cho thành công của loại hình shophouse. Tọa lạc tại nơi tâm mạch của Vinhomes Ocean Park 3 thuộc Đô thị ở...

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệpCác doanh nghiệp được hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường; hỗ trợ tư vấn xây dựng, áp dụng, hệ thống quản lý chất lượng và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực...

Mới nhất

Mong mỏi làng nghề Bát Tràng được phê duyệt quy hoạch

Động lực cho phát triển bền vững Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía Đông - Nam và cho đến nay làng nghề Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với khoảng thời gian hơn 700 năm. Đặc...

Nghĩa đồng bào

Cả nước đón trung thu giữa lúc đang phải dồn sức khắc phục hậu quả sau cơn bão Yagi lịch sử. Trong khó khăn, hoạn nạn, sự yêu thương và tình người luôn sáng mãi. Thiêng liêng lắm hai chữ "ĐỒNG BÀO". Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ đến những câu chuyện thấm thía về nghĩa đồng...

Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống

Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà. Nhiều em học sinh Làng Nủ Lào Cai lần đầu được ăn...

Mới nhất

Nghĩa đồng bào