Trang chủNewsThế giớiDoanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga?

Doanh nghiệp phương Tây khó ‘chia tay’ thị trường Nga?


Ngay sau khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra vào ngày 24.2.2022, hàng loạt doanh nghiệp của châu Âu và Mỹ đồng loạt tuyên bố hạn chế hoạt động hoặc rời khỏi thị trường Nga nhằm đáp trả hành động quân sự của Moscow đối với Kyiv, cũng như để tránh các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, hơn 1 năm đã trôi qua nhưng chỉ có rất ít doanh nghiệp phương Tây làm được điều này. Hiện vẫn còn rất nhiều công ty châu Âu từ tầm trung đến các công ty blue-chip (công ty lớn mạnh) vẫn ở lại thị trường Nga.

Thực tế bất ngờ

Nghiên cứu của Đại học St. Gallen (Thụy Sĩ) công bố hồi tháng 2 cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 2 – 11.2022, chỉ có chưa đến 9% các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) và G7 thoái vốn khỏi ít nhất một công ty con tại Nga. Các công ty rút đi chủ yếu là các doanh nghiệp có mức lợi nhuận thấp và lực lượng lao động cao hơn so với các doanh nghiệp còn ở lại.

Doanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga? - Ảnh 1.

Nhà máy của Carlsberg tại St. Petersburg

Mới đây, Trường Kinh tế Kyiv (KSE) thống kê cho thấy trong số 3.141 doanh nghiệp nước ngoài tại Nga được theo dõi, chỉ có khoảng 211 công ty rời khỏi thị trường Nga (chiếm chưa đầy 7%) kể từ khi chiến sự bùng phát. Trong khi đó, 468 công ty đã công bố kế hoạch rút đi, 1.228 công ty ở lại và hơn 1.200 công ty thu nhỏ quy mô hoạt động hoặc để ngỏ lựa chọn. Trong số những doanh nghiệp ở lại, 19,5% đến từ Đức, 12,4% là của Mỹ, 7% là từ Nhật Bản.

Theo tờ The Washington Post, ngay khi chiến sự nổ ra, Coca-Cola tuyên bố “tạm dừng hoạt động kinh doanh tại Nga”. Tuy nhiên, Coca-Cola HBC, công ty nước uống đóng chai có trụ sở tại Thụy Sĩ với 23,2% cổ phần do Coca-Cola nắm giữ, đã chuyển đổi công ty con của mình tại Nga là Coca-Cola HBC Eurasia thành công ty Multon Partners vào tháng 8.2022. Multon Partners hiện vẫn tiếp tục vận hành 10 nhà máy sản xuất các loại đồ uống dưới tên gọi khác ở Nga như Dobry Cola, Rich và Moya Semya.

Trong khi đó, PepsiCo, mặc dù tuyên bố ngừng bán sản phẩm Pepsi-Cola, Mirinda và 7-Up ở Nga và chỉ sản xuất những mặt hàng thiết yếu như các sản phẩm từ sữa vì lý do nhân đạo, lại vẫn tiếp tục bán khoai tây chiên tại nước này. Tương tự, Unilever cũng đang bán kem Magnum tại Nga. Mặc dù gã khổng lồ nội thất Ikea của Thụy Điển tuyên bố đang rời Nga nhưng các trung tâm mua sắm Mega thuộc sở hữu của họ vẫn tiếp tục hoạt động tại đây. Gã khổng lồ dược phẩm Pfizer đã ngừng đầu tư vào Nga nhưng vẫn tiếp tục bán một số sản phẩm hạn chế và chuyển lợi nhuận tới các nhóm nhân đạo Ukraine. Chuỗi khách sạn Accor và Marriott cũng cho biết đã đình chỉ việc mở các địa điểm mới ở Nga nhưng các địa điểm hiện tại do bên thứ 3 quản lý vẫn hoạt động.

Thậm chí, một số công ty khác đang để ngỏ khả năng quay trở lại thị trường Nga. Carlsberg đặt mục tiêu dừng các hoạt động tại Nga vào giữa năm 2023 nhưng ông Tổng giám đốc Cees ‘t Hart cho biết công ty đang xây dựng điều khoản được mua lại nhà máy để tạo cơ hội trở lại thị trường Nga sau này.

Doanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga? - Ảnh 2.

Bảng hiệu của một cửa hiệu của Apple tại Moscow trong ảnh chụp năm 2021

Tiến thoái lưỡng nan

Việc nhiều công ty phương Tây đang chần chừ hoặc chưa thể rời bỏ thị trường Nga xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan.

Một là chính phủ Nga đã làm mọi cách để có thể chặn đứng được làn sóng doanh nghiệp phương Tây rời bỏ thị trường. Quá trình rời Nga tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian khi Điện Kremlin ban hành quy định buộc các doanh nghiệp phương Tây phải xin phép nhà nước Nga nếu muốn bán tài sản. Nga cũng tịch thu tài sản và cấm các ngân hàng nước ngoài và các công ty năng lượng bán cổ phần nếu không có sự chấp thuận của đích thân Tổng thống Vladimir Putin.

Tháng 12.2022, Bộ Tài chính Nga công bố một số biện pháp đối với việc bán tài sản của các nhà đầu tư từ “các quốc gia không thân thiện”, trong đó có chiết khấu 50% trên giá bán và đánh thuế 10%.

Doanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga? - Ảnh 3.

Một nhà hàng từng của McDonald’s tại St. Petersburg

Chẳng hạn, chỉ 4 ngày sau khi chiến sự nổ ra, Shell tuyên bố sẽ rời khỏi Nga và bán gần 27,5% cổ phần của mình trong cơ sở sản xuất khí đốt hóa lỏng (LNG) Sakhalin-2 thuộc tập đoàn Novatek ở vùng Viễn Đông với giá 1,6 tỉ USD. Tuy nhiên, đầu tháng 4 vừa qua, truyền thông Nga cho biết, Tổng thống Putin chỉ cho phép Shell nhận lại 1,2 tỉ USD từ việc bán cổ phần này. Hơn nữa, việc chuyển tiền của Shell ra khỏi nước Nga cũng không phải chuyện dễ dàng.

Ông Andrii Onopriienko, Giám đốc dự án tại KSE, cho biết rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài không có khả năng rời khỏi Nga theo cách thông thường. Sức ép từ các chính sách của Nga khiến các công ty này chỉ biết “nín thở đợi chờ”. Tuy nhiên, một khi các công ty càng chần chừ, thời gian càng kéo dài thì nỗ lực rời bỏ thị trường Nga lại càng phức tạp và tốn kém hơn. Thậm chí, nhiều công ty sẽ mất khả năng bán doanh nghiệp của mình, tiếp tục thua lỗ và cuối cùng có thể bị quốc hữu hóa tài sản hoặc bị mua lại với giá bèo bọt.

Thứ hai, nỗ lực thoái vốn của các doanh nghiệp phương Tây phức tạp hơn dự kiến. Ngoài các quy định “trói tay” họ của nhà nước Nga như đã nói ở trên thì một số doanh nghiệp phương Tây không muốn mạo hiểm trao thị phần cho các công ty từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, vốn đang “để mắt” đến những tài sản và cổ phần của họ tại Nga. Luật sư Olivier Attias thuộc Công ty Luật August Debouzy có trụ sở tại Paris (Pháp), đánh giá Nga là một thị trường lớn đối với nhiều công ty, nên việc quyết định “ra đi” là rất khó khăn và quá trình “ra đi” lại càng khó khăn hơn nữa.

Thứ ba, các doanh nghiệp phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh tại Nga và tổn thất khi rút lui có lẽ lớn hơn so với việc ở lại. Nền kinh tế Nga vẫn hoạt động “tích cực” hơn dự báo, chỉ suy giảm 2,1% trong năm 2022 và cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp phương Tây ở thị trường này về dài hạn được đánh giá là rất lớn.

Thứ tư, nhu cầu của người tiêu dùng Nga với các nhãn hiệu phương Tây vẫn rất lớn. Mặc dù BMW, Mercedes và Apple đã thông báo ngừng bán hàng tại Nga nhưng sản phẩm của họ và các thương hiệu xa xỉ khác của phương Tây vẫn rất phổ biến ở Nga, bao gồm cả hàng nhập khẩu từ chợ đen. Chuyên gia Ivan Fedyakov thuộc Công ty nghiên cứu thị trường INFOLine nói rằng người Nga biết không gì có thể thay thế được một chiếc BMW, Mercedes hay điện thoại iPhone.

Doanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga? - Ảnh 4.

Một nhà máy từng thuộc Renault tại Moscow

Thách thức cho người ở lại

Việc rời bỏ thị trường Nga là rất phức tạp và không dễ như các tuyên bố ban đầu bởi nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc ở lại thị trường Nga cũng gây ra cho các doanh nghiệp phương Tây không ít thách thức.

Nhiều doanh nghiệp phương Tây chưa rút đi đang phải đối mặt với cáo buộc làm suy yếu các nỗ lực của Mỹ và phương Tây trong việc gia tăng sức ép với nền kinh tế Nga thông qua các lệnh trừng phạt. Ông Onopriienko cho biết: “Tiền thuế do các công ty nước ngoài đóng góp đang phần nào giúp Moscow duy trì các hoạt động quân sự, đồng thời cho phép người Nga tận hưởng các tiện nghi cũng như chất lượng cuộc sống không khác nhiều so với trước đây”.

Doanh nghiệp phương Tây khó 'chia tay' thị trường Nga? - Ảnh 5.

Siêu thị Auchan tại Moscow. Chuỗi siêu thị Pháp giữ nguyên hoạt động 230 cơ sở tại Nga

Hơn nữa, các công ty bán thực phẩm hoặc sản phẩm cá nhân của phương Tây rất dễ bị liên quan các nỗ lực của cuộc chiến, nhất là khi Nga chuyển sang “nền kinh tế thời chiến”. Đơn cử, nhà sản xuất ngô và đậu Bonduelle của Pháp hồi tháng 12.2022 đã phải bác bỏ cáo buộc cung cấp thực phẩm đóng hộp cho quân đội Nga, sau khi hình ảnh binh sĩ Nga cầm sản phẩm của công ty xuất hiện trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, các công ty đa quốc gia được cho là mất khá nhiều nhân lực vì nhân viên địa phương nhập ngũ và di cư. Mặc dù phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phủ nhận thông tin các doanh nghiệp sẽ bị buộc phải tham gia chiến dịch quân sự nhưng một số báo cáo cho rằng trong đợt động viên cục bộ vào mùa thu năm ngoái, nhiều thông báo đã được gửi tới các công ty nước ngoài – nơi có người Nga làm việc.

Các chuyên gia dự báo tình hình chiến sự ác liệt hơn trong thời gian tới sẽ khiến các doanh nghiệp phương Tây ở lại thị trường Nga tiếp tục đối mặt thêm nhiều khó khăn và thách thức.



Source link

Cùng chủ đề

Mỹ “đánh phủ đầu”, quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh

Mới đây, chính phủ Mỹ công bố bộ quy định cuối cùng nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nước này vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc.

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 diễn ra từ 22-24/10, được các quốc gia thành viên kỳ vọng ​​sẽ củng cố ​​sự thống nhất giữa các thị trường mới nổi và các nước Nam Bán cầu, cũng như sự ủng hộ lớn hơn của họ đối với chủ nghĩa đa phương và mang lại tính ổn định hơn cho toàn cầu.

BRICS “hội làng”, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính kế dài lâu

Không chỉ là một Hội nghị thượng đỉnh Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS++) với nhiều nội dung tham vọng, tiếp tục có những diễn biến khác, chắc chắn khiến các nhà lãnh đạo phương Tây cảm thấy không vui.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump chọn ông Kennedy làm Bộ trưởng Y tế

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo đã chọn ông Robert Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. ...

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này. Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI, nhưng liên minh giữa ông Trump với tỉ phú công nghệ Elon Musk cùng với cam kết trước đây của phe ông...

Hướng tới việc đưa quan hệ Việt Nam – Peru lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, ngày 13.11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Peru; có các cuộc hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Chánh án Tòa án tối cao Peru. Trước đó, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao VN tại...

Định hướng ôn tập từ đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Từ cấu trúc và đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, giáo viên đưa ra những định hướng cho học sinh để có thể đáp ứng được yêu cầu kiến thức cũng như...

Đoàn kết là giá trị tinh thần, cốt lõi của dân tộc

Sáng 14.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, TT.Na Sầm, H.Văn Lãng, Lạng Sơn. "Đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa" Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Nhiều doanh nghiệp Nhật muốn tuyển dụng sinh viên Việt Nam

Ngày 9/11, Trường Đại học Mở TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản - Japan Job Fair 2024. Hội chợ kết nối việc làm Nhật Bản 2024 đã thu hút 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có 17 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 5 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như Techno Pro, Katsura Việt Nam, Tagger Travel,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump chọn ông Kennedy làm Bộ trưởng Y tế

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thông báo đã chọn ông Robert Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh. ...

EU lần đầu tiên dùng ngân sách mua sắm vũ khí chung, ưu tiên cho Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) vừa có bước tiến lịch sử khi lần đầu tiên sử dụng ngân sách của khối để tài trợ cho việc mua sắm vũ khí chung giữa các nước thành viên, với phần lớn nguồn cung cấp được ưu tiên dành cho Ukraine.

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị...

Truyền thông Thụy Điển đăng nhiều đăng bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là việc tăng cường hợp tác thúc đẩy tương lai bền vững.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Mới nhất

Giá xăng dầu hôm nay 15/11: Tiếp tục hồi phục nhẹ

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 15/11, giá dầu WTI tăng 0,08 SD, tương đương 0,12 %, lên mức 68,62 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,28 USD, tương đương 0,39%, lên mức 75,56 USD/thùng.Giá dầu tăng nhẹ khi lượng dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh đã lấn át mối lo ngại về tình trạng dư cung...

TikTok ra mắt nền tảng video hỗ trợ AI cho các nhà quảng cáo

(CLO) TikTok hôm thứ Năm công bố rằng nền tảng tạo video AI mang tên Symphony Creative Studios đã có sẵn trên toàn cầu cho tất cả các nhà quảng cáo....

Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ, khối tài sản của tỷ phú Elon Musk lên đỉnh cao mới

VTV.vn - Tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã tăng khoảng 70 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla tăng mạnh. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11, cổ phiếu Tesla đã tăng khoảng 39% lên 350 USD/cổ phiếu, đẩy giá trị vốn hóa thị trường của công...

Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù Cát

Dự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay tại giải phóng mặt bằng Phù Cát - Bình Định có tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng. Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù...

Ông Trump nói về khả năng tranh cử tổng thống lần thứ 3

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho hay ông sẽ ra tranh cử tổng thống lần thứ 3, nếu như các thành viên đảng Cộng hòa tìm ra cách để thực hiện điều đó. “Tôi nghĩ tôi sẽ không tái tranh cử, trừ khi các bạn nói rằng 'ông ấy giỏi đến mức chúng ta phải tìm ra cách...

Mới nhất