Trang chủDestinationsNinh BìnhKim Sơn tích cực bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Kim Sơn tích cực bảo tồn nghệ thuật truyền thống



Trên địa bàn huyện Kim Sơn thời gian qua, hoạt động bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống được các cơ quan, đơn vị, địa phương rất quan tâm bằng việc tổ chức các lớp tập huấn, lớp học, biểu diễn công bố, giao lưu với các địa phương trong tỉnh. Qua đó từng bước đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống lan tỏa, phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đồng chí Phạm Văn Sang, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kim Sơn cho biết: Tại huyện Kim Sơn vốn có gốc tích về hát Chèo từ năm 1954, ban đầu là một gánh hát rồi hình thành nên chiếu Chèo và phát triển thành đoàn Chèo với tên gọi Năm Dân. Những năm 1974, 1975 là khoảng thời gian rất thịnh của đoàn Chèo Năm Dân khi đi lưu diễn thường xuyên ở khắp các tỉnh, thành phía Bắc và thu thanh nhiều tác phẩm Chèo hay trên Đài tiếng nói Việt Nam. 

Theo thời gian, với sự phát triển của các loại hình nghệ thuật hiện đại, mới mẻ trong đời sống xã hội, Đoàn Chèo Năm Dân bị chia tách và dần mai một. Đến năm 2017, với mong muốn khôi phục và tôn vinh nghệ thuật Chèo truyền thống, huyện Kim Sơn thành lập CLB hát Chèo với gần 30 thành viên, tập hợp nhiều hạt nhân văn nghệ có tố chất, khả năng biểu diễn và say mê với nghệ thuật hát Chèo. Hàng năm, CLB Chèo phục vụ vào các dịp lễ, Tết, các sự kiện chính trị của địa phương; thường xuyên biểu diễn tại các đền, chùa và tích cực tham gia vào các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện, của tỉnh. 

Nhằm khôi phục, giữ gìn và phát triển những giá trị đặc sắc của Ca trù, đồng thời nâng cao nhận thức, lòng tự hào về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, năm 2018, huyện Kim Sơn đã thành lập CLB Ca trù, với trên 20 thành viên. Những người tham gia CLB là những giáo viên dạy âm nhạc ở các trường học và những người có năng khiếu, yêu thích Ca trù trên địa bàn huyện. Ở họ có chung một tình yêu và niềm đam mê, không phân biệt tuổi tác, thế hệ. Điều đáng trân trọng là, với mong muốn và quyết tâm khôi phục lại nghệ thuật hát Ca trù, huyện Kim Sơn đã tổ chức nhiều lớp học cơ bản và nâng cao do các nghệ nhân ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – quê hương của cụ Nguyễn Công Trứ và các thành viên trong CLB Ca trù Xuân Đỉnh, thành phố Hà Nội trực tiếp về truyền dạy. Đây là những người am tường và có kiến thức, kỹ năng sâu về loại hình nghệ thuật này. 

Với sự đam mê, mong muốn giữ gìn di sản vô giá của dân tộc, những nghệ nhân đã nỗ lực trao truyền, đào tạo, góp phần làm sống dậy niềm yêu thích Ca trù cho những người dân vùng đất Kim Sơn. Định kỳ hàng tháng, tại Đền thờ Nguyễn Công Trứ, những người con của vùng đất mở Kim Sơn lại tập hợp về đây để tập luyện, giao lưu. Tiếng trống chầu, tiếng đàn đáy, sênh, phách và lời hát luyến láy lại vang vọng trầm bổng giữa không gian thờ tự trang nghiêm, cùng nhau góp sức làm sống dậy loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này. 

Hiện nay, những làn điệu Ca trù đã dần quay trở lại với đời sống người dân trong huyện. Bên cạnh những làn điệu Ca trù cổ, đã có nhiều sáng tác mới mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, như ca ngợi cảnh đẹp, con người Kim Sơn, với lời ca gần gũi, dễ nghe, dễ nhớ, giúp cho loại hình nghệ thuật này được lan tỏa và đến gần hơn với các tầng lớp khán giả. 

Đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Xẩm, năm 2021, theo Quyết định số 76/ QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, huyện Kim Sơn nằm trong địa bàn phân bố bảo tồn nghệ thuật hát Xẩm. 

Trên cơ sở đó, cuối năm 2021, huyện Kim Sơn được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Trung tâm dữ liệu di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam triển khai thí điểm mô hình truyền dạy nghệ thuật hát Xẩm tại huyện Kim Sơn với mục tiêu triển khai một số cách thức truyền dạy nghệ thuật hát Xẩm đến những hạt nhân tiêu biểu tại địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Hát Xẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 

Theo đó, 20 học viên có chuyên môn, năng khiếu về âm nhạc, chủ yếu là giáo viên dạy âm nhạc ở các trường phổ thông, sau đó trở thành hạt nhân, cộng tác viên để truyền dạy, nhân rộng đối tượng hát Xẩm trong các phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn và lan tỏa trong học sinh các trường phổ thông. 

Năm 2022, huyện Kim Sơn tiếp tục tổ chức tập huấn về hát Xẩm và sử dụng nhạc cụ. Hiện trên địa bàn đã thành lập CLB hát Xẩm của huyện với trên 30 thành viên, góp phần cùng với huyện Yên Mô và các huyện, thành phố trong tỉnh bảo tồn nghệ thuật hát Xẩm của dân tộc. 

Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn như nghệ thuật hát Chèo, hát Ca trù, hát Xẩm, gắn với phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ du lịch trên địa bàn huyện, thời gian tới, huyện Kim Sơn có một số định hướng như: Hàng năm tiếp tục tổ chức tập huấn, nâng cao chất lượng cho các CLB nghệ thuật truyền thống của huyện. 

Tuyên truyền mở rộng đối tượng, thu hút những người yêu thích văn hóa, văn nghệ ở các xã, thị trấn có nhiều nhân tố, thúc đẩy phong trào nghệ thuật truyền thống phát triển ở cơ sở. 

Tạo điều kiện cho các CLB nghệ thuật truyền thống hát Chèo, hát Xẩm, Ca trù của huyện, của các xã, thị trấn được biểu diễn, giao lưu học hỏi trong tỉnh, ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng nghệ thuật. 

Đồng thời, tích cực tuyên truyền đến người dân về các loại hình nghệ thuật truyền thống, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, mạng xã hội về các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát Xẩm, hát Chèo, hát Văn, Ca trù…, khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở các địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần nâng cao công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. 

Bài, ảnh: Đức Bá





Source link

Cùng chủ đề

Tổ chức Festival đảm bảo tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả

(CLO) Chiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 tổ chức hội nghị rà soát, kiểm điểm tiến độ thực hiện nhiệm vụ tổ chức Festival theo Kế hoạch số 144/KH-UBND, đồng thời triển khai các nhiệm vụ tiếp theo. ...

Lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An

(CLO) Ngày 28/10, tại Quần thể danh thắng Tràng An, Văn phòng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Hà Nội phối hợp Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ...

Lễ hội khinh khí cầu Tràng An

NDO - Ngày 26/10, tại Công viên văn hóa Tràng An, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề “Tuyệt sắc miền cố đô”. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014-2024). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Mới nhất

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động giữa Việt Nam và Qatar

(ĐCSVN) - Tiếp lãnh đạo Bộ Lao động Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động đi vào chiều sâu, bền chặt, ổn định, bài bản hơn, thúc đẩy đàm phán hiệp định về lao động và ký kết vào thời gian phù hợp; cho biết sẽ cử Bộ...

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu toàn cầu đối với sản phẩm bền vững ngày càng tăng Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm...

Bạn trẻ hốt bạc nhờ dịch vụ hóa trang Halloween đến khuya

TPO - Lễ hội Halloween năm nay, nhiều bạn trẻ ra phố đi bộ Bùi Viện (Quận 1, TPHCM) mở dịch vụ hóa trang cho du khách. Tối 31/10, không khí tại phố Tây Bùi Viện trở nên sôi động, người dân đổ về địa điểm này rất đông. 31/10/2024 | 22:51...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền TrungPhó thủ tướng...

Mới nhất