Trang chủDestinationsLạng SơnThách thức về giảm phát thải trong sản xuất lúa

Thách thức về giảm phát thải trong sản xuất lúa


Trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, đây là hướng đi mới với nhiều thách thức đang đặt ra trên các khía cạnh như: đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và huy động vốn đầu tư…

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp là lĩnh vực phát thải cao thứ hai, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2020; trong đó, khoảng 48% lượng khí thải của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí metan phát ra từ lúa gạo.

  Xanh hóa sản xuất lúa

Các nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam bao gồm: thâm canh nông nghiệp không bền vững; tỷ lệ bón phân và mức độ sử dụng nước cho tưới tiêu cao; quản lý không đúng cách các tàn dư lúa như rơm rạ, trấu; sử dụng năng lượng kém hiệu quả trong nông nghiệp…

Do đó, muốn giảm khí thải trong trồng lúa thì cần giải quyết hiệu quả các điểm nghẽn này. Thực tế, tại Việt Nam, các chương trình sản xuất tiên tiến đã từng bước được áp dụng trong thời gian qua nhằm xanh hóa việc trồng lúa.

Cụ thể như hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), là phương pháp canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới. Những kỹ thuật tác động bao gồm: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa, quản lý nước, làm cỏ sục bùn và bón phân hữu cơ.

Bà Dương Thị Ngà, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc cho biết: Từ năm 2016 đến 2020 có 17 tỉnh triển khai thực hiện 1.192 mô hình SRI với sự tham gia của hơn 4 triệu lượt hộ nông dân, diện tích áp dụng mỗi năm khoảng 300.000ha.

Hiệu quả ứng dụng SRI ở Việt Nam cho thấy, lượng giống giảm 70-90%; giảm sử dụng thuốc hóa học 70-100%; tiết kiệm nước tưới; giảm sâu bệnh hại; tăng khả năng chống đổ của cây lúa; tăng năng suất lúa; giá thành sản xuất giảm trung bình 342 đồng đến 520 đồng/kg lúa…

Cụ thể, tại tỉnh Bắc Kạn, tùy từng giống, chân ruộng và mức độ áp dụng (toàn phần hay từng phần) mà năng suất lúa trung bình tăng từ 10-20%, tương đương tăng từ 3,2 triệu đến 5,8 triệu đồng/ha/vụ.

Theo tính toán, nếu 100% diện tích lúa thuần của tỉnh áp dụng SRI thì chỉ tính riêng lượng tiền tiết kiệm từ việc tiết kiệm thóc giống và năng suất tăng thì mỗi năm đã đạt con số 18,2 tỷ đồng. Ngoài ra, việc tiết kiệm nước và tăng sử dụng phân hữu cơ còn tác động trực tiếp đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến sản xuất lúa phát thải thấp một cách toàn diện.

Không chỉ các địa phương, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo cũng đang đẩy mạnh tiến trình trồng lúa và chế biến gạo có chứng nhận phát thải thấp.

Với mục tiêu “Cùng nông dân phát triển bền vững”, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (Drone) để giảm lượng nước sử dụng khi phun, xịt, tưới tiêu; sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển bộ sản phẩm bảo vệ mùa vụ cân bằng ba yếu tố hữu cơ-sinh học-hóa học, hướng đến giảm 1 triệu lít hóa chất đổ xuống đồng ruộng Việt Nam mỗi năm; sản xuất theo tiêu chuẩn SRP (tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững); triển khai kế hoạch hợp tác tín chỉ các-bon trong tương lai.

  Kết hợp các giải pháp

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2021 tổ chức tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), Việt Nam đã đưa ra cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mới đây, tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực, thực phẩm bền vững, Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch-trách nhiệm-bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực quốc gia và đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Do đó, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa vào thời điểm này càng trở nên cần thiết.

Theo ông Trần Minh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, muốn phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải thì cần ưu tiên phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực như: tạo các giống mới đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, có giá trị dinh dưỡng cao, thích ứng biến đổi khí hậu; ứng dụng phổ biến các quy trình sản xuất tốt tích hợp với công nghệ cao, công nghệ số; lựa chọn, xác lập các mô hình cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa; phát triển ứng dụng hệ thống quản lý minh bạch bằng block chain cho chuỗi giá trị lúa gạo; phát triển và ứng dụng công nghệ sử dụng, tái chế phụ phẩm lúa gạo (rơm rạ, trấu) và chế biến sâu từ nguyên liệu cám, gạo.

Ngoài vấn đề công nghệ thì cần hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để được hỗ trợ về tài chính, chính sách và kỹ thuật cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường tín chỉ các-bon trong vùng lúa chuyên canh liên kết.

Sự hợp tác đầu tư này là cần thiết vì chi phí cho chuyển đổi trồng lúa phát thải thấp là khá cao. Điển hình cho sự hợp tác này là Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững ở Việt Nam (VnSAT) được tài trợ bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), triển khai từ năm 2015 đến 2022. Dự án đã hỗ trợ hơn 240.000 nông dân trồng lúa áp dụng phương pháp tưới “ướt khô xen kẽ” và “1 phải 5 giảm” với diện tích khoảng 163.418 ha.

Theo đó, đã giảm được mức đầu vào trong trồng lúa như: giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nước; giảm thất thoát sau thu hoạch từ 20-30%; tăng năng suất lúa 3-4%; tăng giá bán 5-10% và thúc đẩy lợi nhuận ròng tăng 28%, chủ yếu nhờ vào việc giảm chi phí sản xuất. Dự án đã giúp giảm phát thải gần 1,5 triệu tấn khí nhà kính.

Dự kiến, khi Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long được phát triển trên diện rộng thì diện tích trồng lúa phát thải thấp cũng được nhân lên, với mục tiêu ngoài bán gạo chất lượng cao, Việt Nam có thể bán tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon toàn cầu.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ cần đầu tư 515 USD/ha để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải đối với kịch bản tầm trung và lên tới khoảng 3.890USD/ha đối với kịch bản tầm cao vào năm 2030.

Mặc dù chi phí cao đáng kể, nhưng lợi ích ròng về lâu dài là tích cực. Điều này có được từ nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm giá trị giảm phát thải khí nhà kính, lượng nước tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm không khí, nước…

Ngoài ra, nhiều khoản tiết kiệm khác cũng đạt được từ việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Hơn nữa, thúc đẩy trồng lúa các-bon thấp bền vững còn có tiềm năng cải thiện an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng hạt gạo thông qua giảm dư lượng hóa chất và giảm ô nhiễm nước. Xét về mặt giá trị, có thể những khoản tiết kiệm này sẽ vượt xa chi phí đầu tư ước tính.

Nguồn:https://nhandan.vn/thach-thuc-ve-giam-phat-thai-trong-san-xuat-lua-post752449.html





Source link

Cùng chủ đề

Đa dạng thị trường hoa, quà tặng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

TPO - Trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thị trường hoa tươi và quà tặng tại Hà Nội nhộn nhịp với nhiều mẫu mã, từ hoa tươi, hoa sáp đến giỏ trái cây... tất cả đều được trang trí bắt mắt với mức giá từ 100.000 đến vài triệu đồng. 18/11/2024 | 19:20 ...

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng...

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60

Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng. Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2...

Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc. Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại Đông...

Sứ mệnh mở đường những nguồn lực mới

Những con số đạt được qua 18 năm hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chứng minh chủ trương chuyển đổi phương thức quản lý vốn nhà nước từ mệnh lệnh hành chính sang đầu tư kinh doanh vốn đem lại hiệu quả vượt trội. Hơn thế, còn mở ra bước ngoặt vươn mình cho nhà đầu tư của Chính phủ nếu các nút thắt thể chế được tháo gỡ. Những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng hình thành nhiều tuyến phố không sử dụng tiền mặt

Một trong những nỗ lực của chính quyền thành phố Ðà Nẵng nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong giao dịch không cần sử dụng tiền mặt là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. Thanh toán trực tuyến bằng quét mã QR, sử dụng ví điện tử tại nhiều tuyến phố du lịch, hệ thống chợ đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dân, du khách. Mới đây, phố đi bộ và...

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức KFHI Hàn Quốc và Tổ hợp Samsung...

– Chiều 17/8, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tổ chức KFHI Hàn Quốc và Tổ hợp Samsung Việt Nam do ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam làm Trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và UBND thành phố Lạng Sơn. Đồng chí...

Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh tại Sở Xây dựng

– Ngày 17/8, Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh do lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh giao tại Sở Xây dựng. Đồng chí Tổ trưởng tổ công tác phát biểu tại buổi kiểm tra Theo báo cáo của Sở Xây dựng, ngay từ đầu năm 2023 lãnh đạo sở đã tập trung chỉ đạo cán...

Khuyến cáo khách du lịch trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch khi sử dụng các dịch vụ du lịch, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có một số khuyến cáo đối với khách du lịch. Cụ thể, khách du lịch cần tìm hiểu kỹ các thông tin về các gói du lịch đặc biệt...

BHXH tỉnh: Triển khai thực hiện dự toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

– Ngày 16/8, BHXH tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện dự toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (KCB BHYT) theo quyết định số 877/QĐ-TTg, ngày 20/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi KCB BHYT năm 2023. Các đại biểu dự hội nghị Dự hội nghị có ban lãnh đạo BHXH tỉnh; Sở Y tế; lãnh đạo, phòng nghiệp vụ của các cơ sở KCB; lãnh đạo BHXH...

Bài đọc nhiều

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về công viên địa chất, Lễ hội...

Các thí sinh thực hiện trả lời câu hỏi tại cuộc thi – Chiều 23/5, tại xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Ban Quản lý công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với Tổ giúp việc tham mưu xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn phạm vi huyện Bình Gia tổ chức cuộc thi tìm hiểu về công viên địa chất, lễ hội Phài Lừa trong khuôn khổ hoạt động lễ hội Phài...

Hội thảo khoa học về chế biến sản phẩm sau thu hoạch

Chuyên gia tư vấn trao đổi về giải pháp chế biến, đóng gói sản phẩm dược liệu với đại biểu dự hội thảo – Ngày 25/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò của công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch trong sản xuất...

Kết quả bóng đá hôm nay (25-5): Inter vô địch Coppa Italia, Brighton cầm hòa Man City

* Ở trận chung kết Coppa Italia giữa và Inter Milan, Lautaro Martinez tỏa sáng với một cú đúp giúp đội chủ sân San Siro bảo vệ thành công chức vô địch. Ghi bàn: Fiorentina: Gonzalez (3′) Inter Milan: Martinez (29′, 37′) Fiorentina có bàn mở tỷ số ngay ở phút thứ 3 nhờ cú sút cận thành của tiền vệ Nicolas Gonzalez. Bất ngờ bị dẫn trước, Inter nhanh chóng tổ chức tấn công để tìm kiếm bàn gỡ và đến phút 29, họ đã...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn

Nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn là một di sản văn hóa quý báu, mang đậm bản sắc của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các vật liệu xây dựng hiện đại, nghề truyền thống này đang đối mặt với nhiều thách thức. Quá trình làm ngói âm dương hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người thợ. Việc bảo tồn nghề này đồng nghĩa với việc gìn giữ...

Cụm di tích Ải Chi Lăng – ghi dấu những trang vàng hiển hách của dân tộc

Ải Chi Lăng, một bức tường thành vững chãi nằm giữa lòng đất Lạng Sơn, đã từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đến Ải Chi Lăng, bạn sẽ được khám phá “Bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất” với 52 điểm di tích, trong đó có 46 điểm còn nguyên vẹn và 6 điểm đã bị mất. Điểm đến này đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt và...

Gìn giữ và bảo tồn trò chơi Gà đất của dân tộc Tày – Nùng

Trò chơi gà đất là một di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc Tày - Nùng, Lạng Sơn. Để trò chơi này không bị mai một và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ sau, chúng ta cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả. Việc bảo tồn và phát huy trò chơi gà đất không chỉ là bảo tồn một nét văn hóa độc đáo mà còn là góp...

Ải Chi Lăng – bức tường thành phía Bắc Tổ quốc

Ải Chi Lăng vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Nơi mà ai đi qua dường như cũng thấy những câu thơ trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên hào sảng: " Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu..." Chi Lăng vẫn đó, Mã Yên vẫn đây và mảnh đất này qua bao...

Đà Nẵng hình thành nhiều tuyến phố không sử dụng tiền mặt

Một trong những nỗ lực của chính quyền thành phố Ðà Nẵng nhằm tạo thuận lợi cho người dân, du khách trong giao dịch không cần sử dụng tiền mặt là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch. Thanh toán trực tuyến bằng quét mã QR, sử dụng ví điện tử tại nhiều tuyến phố du lịch, hệ thống chợ đã mang lại rất nhiều thuận tiện cho người dân, du khách. Mới đây, phố đi bộ và...

Mới nhất

Nỗ lực chinh phục kỷ lục mới trong xuất khẩu gạo

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh thị trường gạo toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang cho thấy sức mạnh vượt trội với các con số ấn tượng. Chỉ trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 4,86 tỷ USD. Những con số trên dự báo về một năm...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. ...

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Việt Nam tham gia Hội chợ ACE 2024 tại Sơn Đông, Trung Quốc nhằm quảng bá sản phẩm ẩm thực, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác trong khu vực. Ngày 15/11/2024, Hội chợ Ẩm thực và Đồ uống châu Á (ACE 2024) chính thức khai mạc tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn...

Trải nghiệm không gian văn hóa các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô tại Quảng Trị

(Tổ Quốc) - Trong khuôn khổ các hoạt động Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị năm 2024, không gian trưng bày văn hóa các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô thu hút sự quan tâm của nhiều...

Để đồng bào DTTS thực sự “an cư” – Nhìn từ Quảng Trị: Định hướng, hỗ trợ sinh kế phù hợp với nơi ở...

Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự...

Mới nhất