Trang chủDi sảnĐể Hội An xứng danh Thành phố Sáng tạo trong Nghệ thuật...

Để Hội An xứng danh Thành phố Sáng tạo trong Nghệ thuật Dân gian

Hội An sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp tiếp tục chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên…

Phố cổ Hội An nằm yên bình bên dòng sông Hoài Phố. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Phố cổ Hội An nằm yên bình bên dòng sông Hoài Phố. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngày 31/10/2023, tại trụ sở ở thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố Hội An là Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật Dân gian.

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.

Nơi đây từng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đến nay Hội An vẫn giữ được gần như nguyên trạng với 1.360 di tích bao gồm 1.068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu… Điều này khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.

Tham gia Mạng lưới Thành phố Sáng tạo, các địa phương, các cấp, các ngành sẽ cần nâng cao nhận thức, triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo thành nguồn lực phát triển.

Thủ công và nghệ thuật dân gian là thế mạnh nổi trội và là lĩnh vực được Hội An bảo tồn và phát huy hiệu quả trong thời gian qua.

Thành phố hiện có 5 làng nghề truyền thống với gần 50 ngành nghề thủ công đang hoạt động sôi nổi có thể kể đến như nghề mộc, nghề gốm, nghề làm đèn lồng, nghề làm tre dừa, may mặc, làm đồ da… Trong đó, có 3 làng nghề và 1 nghề truyền thống được công nhận Di sản Phi Vật thể Quốc gia và 2 làng nghề khác đang làm hồ sơ đề nghị công nhận.

ttxvn-hoi-an-8153.jpg
Những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc là vật dụng trang trí không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà của người dân Hội An. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Hệ sinh thái các làng nghề, cộng đồng làng nghề cùng các tập quán, sinh hoạt, tín ngưỡng lâu đời của cư dân địa phương đã góp phần truyền cảm hứng, hình thành và nuôi dưỡng sự phong phú và đa dạng của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo như: hát bả trạo, hò khoan, hô hát bài chòi, thơ ca, hò vè, nghệ thuật hát Bội, múa nghi lễ, tạo hình dân gian… phản ánh chân thực, sinh động những đặc điểm văn hóa-xã hội của vùng đất và trở thành một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần của người dân Hội An.

Trong số đó phải kể đến Nghệ thuật Bài Chòi đã được công nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại (năm 2017).

Đông đảo cư dân Hội An tham gia vào các hoạt động thủ công và nghệ thuật dân gian một cách chính thức hoặc không chính thức gồm các nhóm: lao động tự do và sản xuất, kinh doanh thủ công; nhóm các nghệ sỹ, nghệ nhân, cá nhân thuộc các hiệp hội nghề nghiệp, điều hành các xưởng thủ công sáng tạo; nhóm còn lại gồm các doanh nghiệp và nhà kinh doanh trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian.

Thành phố hiện có 658 doanh nghiệp nhỏ và 1.710 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian.

Ước tính có khoảng 4.000 người lao động trực tiếp có thu nhập trung bình 3.500-4.000 USD mỗi năm từ thủ công và nghệ thuật dân gian.

Hội An còn là mảnh đất có sức hút mạnh mẽ và mang lại nguồn cảm hứng cho các chuyên gia, nhà sáng tạo, nghệ sỹ trong và ngoài nước đến sinh sống và sáng tác với đa dạng các loại hình, lĩnh vực sáng tạo cũng như chiều sâu và hàm lượng sáng tạo; làm cho thành phố thân yêu này thành một trong những không gian sáng tạo hấp dẫn của cả nước.

ttxvn-nghe-thuat-bai-choi-7207.jpg
Nghệ thuật Bài Chòi được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa Phi Vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Ông Nguyễn Văn Lanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An – cho biết ngày 31/10 đã đi vào lịch sử của Hội An – ngày UNESCO xướng tên và vinh danh Hội An gia nhập Mạng lưới Thành phố Sáng tạo Toàn cầu. Đây là dấu son, bước ngoặt trong chặng đường mới.

Trong thời gian tới, thành phố Hội An sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện có hiệu quả các nội dung sáng kiến đề xuất trong hồ sơ.

Đồng thời kết nối với các thành viên của mạng lưới để cùng nhau xây dựng, phát triển trên các lĩnh vực văn hóa sáng tạo.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Hội An sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp tiếp tục chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường.

Tổ chức các sự kiện thường niên và nâng Hội An trở thành một điểm đến của các liên hoan thủ công, nghệ thuật dân gian cả nước và quốc tế.

Trong 4 năm tới thành phố sẽ thúc đẩy phát triển hợp tác công-tư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, huy động sự tham gia sáng tạo của mọi thành viên trong cộng đồng (như người dân, nghệ nhân, nghệ sỹ, doanh nhân…).

Mở rộng hơn chương trình khởi nghiệp, khuyến khích giới trẻ phát triển kỹ năng và sáng tạo, kêu gọi sáng kiến hỗ trợ sản xuất thủ công, kết hợp giữa bảo tồn và phát triển, đổi mới theo hướng xanh, có chất lượng, đa dạng hóa và tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm, bắt kịp xu hướng thiết kế sáng tạo tiên tiến.

Phát huy các nguồn lực hợp tác, thúc đẩy, thiết kế các dự án, mô hình, không gian sáng tạo nhằm bảo tồn và phát triển các nghề thủ công và nghệ thuật dân gian, góp phần thực hiện tốt quy hoạch chung của thành phố về phát triển bền vững./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/de-hoi-an-xung-danh-thanh-pho-sang-tao-trong-nghe-thuat-dan-gian-post914565.vnp

Cùng chủ đề

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn

Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế. Đây là nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn, là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai. Hoàng đế Gia Long...

Đặc sản OCOP vùng miền hội tụ tại TP Hồ Chí Minh phục vụ Tết Nguyên đán

Trong hai ngày 18 - 19/1, các đơn vị, doanh nghiệp đã mang những mặt hàng đặc sản OCOP vùng miền đến "Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương" phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân TP Hồ Chí Minh. Phần lớn các sản phẩm đều đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, đảm bảo chất lượng và góp phần làm phong phú thêm lựa chọn cho mùa Tết Nguyên đán.   Theo...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

HAGL chiêu mộ tiền đạo ngoại 3 năm chỉ ghi 7 bàn ở V.League

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai công bố ký hợp đồng với Washington Brandao sáng nay 21/1. Tiền đạo sinh năm 1990 từng chơi cho đội bóng phố núi trong 3 mùa giải 2021-2023, ra sân 53 trận ở V.League chỉ ghi được 7 bàn.HAGL thông tin trên kênh mạng xã hội chính thức của đội bóng: "Sau 2 năm chia tay đội bóng, Brandao háo hức khi được quay trở về phục vụ cho CLB. Toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức quốc tế Pháp ngữ

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những đóng góp của bà Caroline St-Hilaire và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ trong việc thúc đẩy đoàn kết, hợp tác vì hòa bình trên thế giới và trong không gian Pháp ngữ. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link .t1 { color: var(--title); font-family: var(--font-family-serif); } Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền...

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu

Cùng với hoa mận, hoa mơ bung nở trắng khắp các cánh rừng, sắc hoa anh đào rực rỡ dưới tia nắng nhẹ của mùa Xuân đang giúp Mộc Châu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Những sắc hồng của hoa anh đào đang khoe sắc trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về. Cùng với hoa mận, hoa mơ bung nở trắng khắp các cánh rừng, sắc...

Séc là nước Trung Đông Âu đầu tiên có quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Séc lên Đối tác chiến lược và sớm xây dựng Chương trình hành động để đưa quan hệ này đi vào chiều sâu. Nhận lời mời của Thủ tướng Séc Petr Fiala, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Séc từ 18-20/1/2025. Sáng 20/1, sau Lễ đón chính thức trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ...

Ngành du lịch toàn cầu "hồi sinh" ngoạn mục sau đại dịch COVID-19

Con số 1,4 tỷ lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2024 chính thức chạm mức của năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 làm tê liệt ngành du lịch toàn cầu. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 20/1, Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc thông báo du lịch quốc tế đã hoàn toàn phục hồi sau cú sốc do đại dịch COVID-19 gây ra. Năm 2024 chứng kiến 1,4 tỷ lượt khách...

Cập nhật môn thi thứ ba vào lớp 10 của các địa phương, Hà Nội chưa 'chốt'

Nhiều địa phương đã công bố môn thi thứ ba (ngoài hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học tới trong khi phụ huynh và học sinh Hà Nội vẫn đang nóng lòng chờ đợi. Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh mong ngóng thông tin chính thức về môn thi thứ ba (hai môn chung là Toán, Ngữ văn) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đến...

Bài đọc nhiều

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Nghề trồng đào Nhật Tân được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lãnh đạo quận Tây Hồ, phường Nhật Tân đón nhận di sản văn hóa phi vật thể "tri thức dân gian, nghề thủ công truyền...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn tỉnh Ninh Bình chủ động khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố "Di sản thiên niên kỷ". Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà...

Cùng chuyên mục

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn

Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế. Đây là nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn, là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai. Hoàng đế Gia Long...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan

Hai điểm tham quan là Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm sẽ được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội áp dụng thu phí bằng vé điện tử từ năm 2025.  Mới đây, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức Lễ Công bố triển khai phí tham quan đối với Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm, phường Hàng...

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Tự hào “Quê hương năm tấn” - vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm của người dân Thái Bình, nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa. Lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Minh Đức, tỉnh Thái Bình đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, để lại cho thế hệ sau hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như đình,...

Mới nhất

Vợ chồng trẻ ở Hà Nội tất bật làm lễ cúng ông Công ông Táo

Các vợ chồng trẻ sửa soạn lễ cúng ông công ông Táo theo cách thế hệ trước vẫn làm nhưng đơn giản và nhanh gọn hơn. Hình ảnh tại một số gia đình ở Hà Nội. Sáng 21/1, các chợ tại Hà Nội tấp nập khách tới mua đồ về làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nhiều người miền Bắc...

Giá vàng chiều nay 21/01/2025: Bật tăng

Giá vàng chiều nay 21/01/2025: Giá vàng thế giới và trong nước bật tăng sau sự kiện ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân...

Cận cảnh dự án căn hộ Khu công nghệ cao Hòa Lạc rao bán bát nháo

TPO - Dự án Legacy Alpha Valley thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội), cung cấp cơ sở lưu trú cho các nhà đầu tư và chuyên gia, người lao động thuê trong thời gian làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc nhưng đang được môi giới chào bán rầm rộ...

Khởi động lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất thế giới

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm thực Việt Nam độc đáo, khó quên ...

Vùng phát thải thấp ở Hà Nội: Không phải ‘cây đũa thần’ giảm ô nhiễm không khí

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, vùng phát thải thấp không phải "cây đũa thần", mà chỉ là một trong những biện pháp cải thiện ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Từ đầu mùa đông đến nay, Hà Nội đã trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng và...

Mới nhất