Trang chủDi sảnLăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều...

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn

Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế. Đây là nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn, là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai.

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn
Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn -0

Hoàng đế Gia Long tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, sinh năm 1762. Ông là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam – lên ngai vàng năm 1802, sử dụng niên hiệu là “Gia Long” và trị vì đất nước đến khi qua đời năm 1820. Cũng dưới thời vua Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804.

2_lang_gia_long-1597133206305.jpg

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ lăng, được xây từ năm 1814 đến năm 1820. Đây là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Ngày nay, Lăng Gia Long nằm trong một vùng núi hoang sơ, non xanh nước biếc thuộc xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn bộ khu vực gồm 42 ngọn đồi, núi lớn nhỏ trong đó có núi Đại Thiên Thọ là lớn nhất, nằm án ngữ, tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

3_lang_gia_long-1597133206766.jpg

Đường vào lăng Gia Long xuyên qua khu rừng thông rộng lớn. Chính thiên nhiên ở đây, rừng thông xanh mướt đã làm nên đường biên tự nhiên cho khu lăng mộ, bởi lăng Gia Long không xây dựng la thành bao bọc bên ngoài giống lăng tẩm các vua Nguyễn khác. Trước đây, phương tiện duy nhất đến đây chỉ là đường thủy, đò ngang của người dân quanh vùng hoặc thuyền lớn xuôi theo dòng Hương Giang qua chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén… Xa xôi cách trở như vậy nên rất hiếm người ghé thăm, lăng Gia Long luôn trong tình trạng vắng khách, u tịch và xuống cấp. Ngày nay, du khách có thể đến thăm lăng Gia Long bằng hai lối: lối cầu phao do người dân tự bắc qua sông Tả Trạch, lối thứ hai đường lớn chạy qua cầu Tuần, qua lối lăng vua Minh Mạng, tiếp tục qua cầu Hữu Trạch bắc qua sông cùng tên.

4_lang_gia_long-1597133207297.jpg

Đi hết rừng thông sẽ bắt gặp hai trụ biểu uy nghi khổng lồ nằm ngoài cùng lăng, đây là những cột được xây với mục đích báo hiệu, nhắc nhở mọi người phải kính cẩn, không ồn ào khi đi qua khu vực này. Ban đầu có tới 85 cột trụ biểu như thế bao quanh, ngày nay do sự tàn phá của thời gian mà chỉ còn lại hai cột.

5_lang_gia_long-1597133209645.jpg

Lăng vua Gia Long nằm trên một ngọn đồi bằng phẳng, trước mặt là núi Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có bảy ngọn núi làm hậu chẩm, trái phải mỗi bên 14 ngọn núi gọi là “Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ”. Tổng thể lăng chia làm ba khu vực.

6_lang_gia_long-1597133207610.jpg

Chính giữa trung tâm là mộ vua Gia Long và mộ bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Đây là điều đặc biệt nhất trong các lăng mộ vua Nguyễn, duy nhất ở đây phần mộ có cả vua và hoàng hậu. Sở dĩ vậy vì bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu chính là người vợ đã “nếm mật nằm gai” cùng nhà vua, luôn sát cánh cùng vua Gia Long từ lúc chạy nạn, chiến chinh, đến khi lên ngôi báu… nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời. Đây là hai mộ đá đặt cạnh nhau, dạng thạch thất, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. Mộ phần của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào, chính giữa hai mộ theo trục xuyên tâm là ngọn Đại Thiên Thọ. Hai mộ đá cách nhau chỉ một gang tay, có cùng kích thước, không một nét hoa văn, chạm trổ, không sơn son thiếp vàng, qua thời gian ngả dần sang màu đen xám.

7_lang_gia_long-1597133207916.jpg

Bảo vệ bên ngoài song mộ là bức tường thành kiên cố được gọi là “Bửu Thành”. Có bảy cấp sân tế dẫn lên Bửu Thành.

8_lang_gia_long-1597133208541.jpg

Cánh cổng bằng đồng của Bửu Thành chính là nơi dẫn vào chốn yên giấc ngàn thu của vua và hoàng hậu. Một năm cánh cổng này chỉ mở cửa vài lần vào ngày lễ Tết, ngày giỗ… để sang sửa, dọn dẹp vệ sinh.

9_lang_gia_long-1597133209279.jpg
9_9_lang_gia_long-1597133208862.jpg

Phía dưới bảy cấp sân tế là sân chầu, hai bên là hai hàng tượng đá tạc hình quan văn, quan võ đứng chầu, ngoài ra còn có cả tượng đá voi chiến, ngựa chiến.

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn -0

Bên trái khu lăng mộ là Bi Đình, được xây dựng giữa một không gian rừng thông. Bi Đình là nhà bia ghi công trạng, một công trình kiến trúc quen thuộc có ở hầu hết các lăng tẩm vua chúa triều Nguyễn.

11_lang_gia_long-1597133438153.jpg
 

Trong Bi Đình đặt tấm bia “Thánh Đức thần công” chạm khắc tinh tế, sau gần 200 năm vẫn còn rõ chữ. Đây là tấm bia của vua Minh Mạng dựng lên ca ngợi vua cha Gia Long của mình.

12_lang_gia_long-1597133438543.jpg

Bi Đình phủ ngói lưu ly quen thuộc dưới triều Nguyễn, ngói lưu ly là vật liệu được dùng xây dựng Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, cung diện, lăng tẩm,…

13_lang_gia_long-1597133441199.jpg

Bên phải khu lăng mộ là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành là trung tâm. Điện Minh Thành là nơi thờ, thắp hương lễ bái hoàng đế và hoàng hậu thứ nhất là bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

14_lang_gia_long-1597133439351.jpg

Ba lối bậc cấp dẫn lên điện thờ được tạo thành từ bốn con rồng đá uy nghiêm ngậm ngọc, tay cầm hý cầu.

15_lang_gia_long-1597133439646.jpg

Điện Minh Thành ngày trước có thờ nhiều kỷ vật gắn liền với cuộc đời bôn ba chiến chinh của vua Gia Long như mũ, đai, yên ngựa. Minh Thành có nghĩa là “sự hoàn thiện rực rỡ”, thế nhưng thật bất ngờ khi khu tẩm điện này rất đơn giản, chỉ có dấu ấn thời gian, không cầu kỳ, không sơn son thếp vàng như một số tẩm điện ở các lăng khác.

16_lang_gia_long-1597133439954.jpg

Lăng Gia Long còn là quần thể lăng tẩm của hoàng quyến vua Gia Long, có thể kể đến lăng chúa Nguyễn đời trước, lăng vợ chúa Nguyễn, lăng mẹ vua Gia Long, lăng chị ruột vua… Ngoài chính lăng tẩm của vua Gia Long và hoàng hậu thì lăng tẩm được chú ý nhất, đẹp nhất tiếp theo chính là lăng Thiên Thọ Hữu, nơi chôn cất vợ thứ hai của vua Gia Long – bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu. Thời điểm này (tháng 7-2020) lăng Thiên Thọ Hữu đang trong thời gian tu sửa, bảo tồn… cùng với một số công trình khác của lăng Gia Long.

17_lang_gia_long-1597133440216.jpg

Thuận Thiên Cao hoàng hậu tên thật là Trần Thị Đang, tôn hiệu là Thánh Tổ mẫu, quê gốc Thanh Hóa. Bà cùng với Thừa Thiên Cao hoàng hậu là hai người vợ gắn bó với vua Gia Long từ thuở hàn vi lập nghiệp. Bà chính là thân mẫu sinh ra vua Minh Mạng, vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn, kế tục vua cha Gia Long.

18_lang_gia_long-1597133440493.jpg

Trước cổng lăng mộ Thiên Thọ Hữu là đầm sen rộng mênh mông, với cặp rồng ở chân bậc đá nhìn thẳng về cặp trụ biểu khổng lồ đằng xa.

19_lang_gia_long-1597133440777.jpg

Sen ken đặc nở kín đầm trước lăng, mùa hè cũng là mùa đẹp nhất đến thăm lăng Gia Long, lăng Thiên Thọ Hữu, vừa là mùa hoa sen, vừa là mùa hoàng hôn đẹp nhất. Mỗi khi chiều tà buông xuống là lúc toàn bộ khu lăng tẩm, hồ sen, núi đồi, rừng thông hiện lên vừa hùng tráng, vừa kì vĩ nhưng cũng không kém phần cô liêu, u tịch.

Lăng Gia Long, nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên triều Nguyễn -0
20_20_lang_gia_long-1597133704443.jpg

Toàn cảnh điện Gia Thành nơi thờ thân mẫu vua Minh Mạng, nằm kế bên phải lăng mộ bà. Điện Gia Thành là một công trình kiến trúc được mô phỏng xây theo kiến trúc điện Minh Thành, cũng giản dị, không cầu kỳ… Tuy vậy, đây lại là công trình được nhiều người yêu thích, hòa hợp với cảnh quan nhất của toàn bộ hệ thống lăng hoàng đế Gia Long.

Nguồn: https://nhandan.vn/lang-gia-long-noi-an-nghi-cua-vi-vua-dau-tien-trieu-nguyen-post612466.html

Cùng chủ đề

Để Hội An xứng danh Thành phố Sáng tạo trong Nghệ thuật Dân gian

Hội An sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp tiếp tục chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên... Ngày 31/10/2023, tại trụ sở ở thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố Hội An là Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công...

Đặc sản OCOP vùng miền hội tụ tại TP Hồ Chí Minh phục vụ Tết Nguyên đán

Trong hai ngày 18 - 19/1, các đơn vị, doanh nghiệp đã mang những mặt hàng đặc sản OCOP vùng miền đến "Phiên chợ sản phẩm OCOP – Đặc sản địa phương" phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân TP Hồ Chí Minh. Phần lớn các sản phẩm đều đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, đảm bảo chất lượng và góp phần làm phong phú thêm lựa chọn cho mùa Tết Nguyên đán.   Theo...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

HAGL chiêu mộ tiền đạo ngoại 3 năm chỉ ghi 7 bàn ở V.League

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai công bố ký hợp đồng với Washington Brandao sáng nay 21/1. Tiền đạo sinh năm 1990 từng chơi cho đội bóng phố núi trong 3 mùa giải 2021-2023, ra sân 53 trận ở V.League chỉ ghi được 7 bàn.HAGL thông tin trên kênh mạng xã hội chính thức của đội bóng: "Sau 2 năm chia tay đội bóng, Brandao háo hức khi được quay trở về phục vụ cho CLB. Toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO

Chỉ vài giờ sau lễ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ Mỹ, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút nước này khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Giới chuyên gia y tế cho rằng, động thái này sẽ làm suy yếu vị thế của Washington trong cộng đồng y tế toàn cầu, đồng thời khiến cho việc ứng phó với đại dịch tiếp theo trở nên khó khăn hơn. Theo phóng...

Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia

NDO - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm. Trưng bày các sản phẩm OCOP được công nhận 5 sao. Theo Văn...

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và...

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 đến nay, Việt Nam và Séc đã xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp trên cơ sở tin cậy, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Czech Petr Pavel. (Ảnh: NHẬT BẮC/VGP) Trên cơ sở những thành tựu nổi...

[Ảnh] Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

NDO - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025) và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống 95 năm lịch...

[Ảnh] Lễ trao Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và Huy hiệu Đảng tặng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng,...

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2025) và chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa, nhằm ôn lại truyền thống 95 năm...

Bài đọc nhiều

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Nghề trồng đào Nhật Tân được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lãnh đạo quận Tây Hồ, phường Nhật Tân đón nhận di sản văn hóa phi vật thể "tri thức dân gian, nghề thủ công truyền...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn tỉnh Ninh Bình chủ động khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố "Di sản thiên niên kỷ". Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà...

Cùng chuyên mục

Để Hội An xứng danh Thành phố Sáng tạo trong Nghệ thuật Dân gian

Hội An sẽ xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp tiếp tục chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên... Ngày 31/10/2023, tại trụ sở ở thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công bố Hội An là Thành phố Sáng tạo trong lĩnh vực Thủ công...

Chiêm ngưỡng kiến trúc điện Kính Thiên lần đầu được giải mã

Kiến trúc điện Kính Thiên được các nhà khoa học nghiên cứu và tái hiện dưới mô hình 3D. Công chúng lần đầu chiêm ngưỡng nét rất khác của công trình lịch sử này. Từ những nguồn tư liệu uy tín của khảo cổ học, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tìm tòi để giải mã hệ thống kiến trúc của điện Kính Thiên. Từ...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan

Hai điểm tham quan là Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm sẽ được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội áp dụng thu phí bằng vé điện tử từ năm 2025.  Mới đây, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức Lễ Công bố triển khai phí tham quan đối với Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm, phường Hàng...

Thái Bình: Bảo tồn, phát triển kho tàng di sản văn hóa

Tự hào “Quê hương năm tấn” - vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu, chiến thắng giặc ngoại xâm của người dân Thái Bình, nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa. Lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Minh Đức, tỉnh Thái Bình đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, để lại cho thế hệ sau hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như đình,...

Mới nhất

Vợ chồng trẻ ở Hà Nội tất bật làm lễ cúng ông Công ông Táo

Các vợ chồng trẻ sửa soạn lễ cúng ông công ông Táo theo cách thế hệ trước vẫn làm nhưng đơn giản và nhanh gọn hơn. Hình ảnh tại một số gia đình ở Hà Nội. Sáng 21/1, các chợ tại Hà Nội tấp nập khách tới mua đồ về làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nhiều người miền Bắc...

Giá vàng chiều nay 21/01/2025: Bật tăng

Giá vàng chiều nay 21/01/2025: Giá vàng thế giới và trong nước bật tăng sau sự kiện ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân...

Cận cảnh dự án căn hộ Khu công nghệ cao Hòa Lạc rao bán bát nháo

TPO - Dự án Legacy Alpha Valley thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội), cung cấp cơ sở lưu trú cho các nhà đầu tư và chuyên gia, người lao động thuê trong thời gian làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc nhưng đang được môi giới chào bán rầm rộ...

Khởi động lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất thế giới

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group 2025 hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ẩm thực Việt Nam độc đáo, khó quên ...

Vùng phát thải thấp ở Hà Nội: Không phải ‘cây đũa thần’ giảm ô nhiễm không khí

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, vùng phát thải thấp không phải "cây đũa thần", mà chỉ là một trong những biện pháp cải thiện ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Từ đầu mùa đông đến nay, Hà Nội đã trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng và...

Mới nhất