Trang chủKinh tếNông nghiệpNông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối)

Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối)

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đạt con số kỷ lục 62,5 tỷ USD, tạo đà cho mục tiêu xuất khẩu 100 tỷ USD trong tương lai. Để nhìn lại một năm thắng lợi của ngành nông nghiệp nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã có buổi chia sẻ với phóng viên Báo Dân Việt.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 1.

Năm 2024 ngành nông nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt cơn bão số 3 nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra, Bộ trưởng có thể chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành?

– Để có những kết quả như trong năm 2024, đầu tiên chúng ta phải trân quý người nông dân, nhất là những bà con đã chịu tổn thất sau cơn bão số 3. Dù có thắng lợi gì mà không có chỗ dựa là bà con nông dân thì cũng rất khó. Có lẽ chúng ta cần công bằng hơn trong những đánh giá, bởi doanh nghiệp, Bộ NNPTNT, hay các Bộ, ngành chỉ là những người tạo ra sự kết nối, liên lạc trong chuỗi sản xuất.

Kinh nghiệm đầu tiên thu được từ năm vừa qua, là từ sự năng động của các địa phương trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Điều ấy đã thẩm thấu dần vào trong xã hội. Bà con nông dân, chính quyền địa phương đều biết rằng chỉ đạo sản xuất phải kết nối được tới thị trường. Nhiều hội chợ, Festival được tổ chức ở Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Tây Nguyên và Đông Nam bộ… các địa phương rất năng động và chủ động kết nối thị trường. Ngày xưa chúng ta cứ nghĩ rằng, chúng ta phải thúc đẩy bà con sản xuất nhiều hơn, nhưng quan điểm ấy giờ cần thay đổi, nghĩa là cùng với sản xuất phải áp dụng thêm tư duy kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Văn Giang

Thứ hai, chúng ta đã hiểu được rằng thị trường rất đa dạng. Mỗi thị trường có tiêu chuẩn, quy chuẩn, có giá trị riêng, có những hàng rào kỹ thuật. Thông tin từ Bộ NNPTNT, Bộ Ngoại giao hay Bộ Công thương, giữa cơ quan xúc tiến thương mại, tổ chức đã cố gắng chuyển về một cách nhanh nhất cho các địa phương, đến tận bà con nông dân. Tất nhiên cũng còn chỗ này chỗ kia nhưng rõ ràng, tư duy sản xuất theo thị trường đã từng bước được hình thành. Sản xuất cho thị trường Mỹ sẽ khác với xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, thậm chí để bán được sản phẩm chúng ta phải tìm hiểu thêm cả văn hóa, thị hiếu của từng khu vực.

Đây không đơn giản là câu chuyện sản xuất – mua bán mà là sự định hình thói quen hay tập quán sản xuất theo tín hiệu thị trường, nghĩa là chúng ta bán cái thị trường cần, chứ không phải bán cái mà chúng ta sản xuất ra được. Hay nói một cách khác, là biến sản phẩm trở thành thương phẩm. Sản phẩm là cái chúng ta làm được, còn thương phẩm là cái người ta cần mà chúng ta đem bán. Khi bán được mới có chỉ số tăng trưởng, kim ngạch 62,5 tỷ USD năm 2024. Và đó là thành quả của một hệ sinh thái gắn liền với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng và người dân để vừa phát triển những thị trường cũ, tiềm năng vừa mở ra những thị trường mới, để chúng ta không gặp rủi ro ở bất cứ thị trường nào.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 62,5 tỷ USD, trong đó, có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Cụ thể: gỗ và sản phẩm gỗ 16,2 tỷ USD; rau quả 7,2 tỷ USD; gạo 5,75 tỷ USD; cà phê 5,48 tỷ USD; hạt điều 4,38 tỷ USD; tôm 3,86 tỷ USD; cao su 3,46 tỷ USD.

Với những con số xuất khẩu ngoạn mục năm 2024 sẽ tạo đà rất lớn để ngành nông nghiệp bước vào năm 2025, trong đó, mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NNPTNT đạt kim ngạch xuất khẩu 70 tỷ USD. Bộ trưởng đánh giá thế nào về lợi thế và khó khăn của năm 2025?

– Nhìn về năm 2025, chúng ta còn rất nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có nhiều điểm lạc quan, sản phẩm tiềm năng, bởi vì chúng ta chủ trương khai thác triệt để tất cả những gì chúng ta đang có. Ví dụ như nông nghiệp tuần hoàn. Có lẽ, ngành nông nghiệp và bà con mình mới bắt đầu một cách sơ khai vào con đường này. Lâu nay người nông dân mới biết cách trồng cây lúa, lấy hạt gạo đem bán, mà đôi khi quên mất rằng rơm rạ, trấu… có thể làm giá thể, hoặc làm viên nén cho năng lượng sinh khối. Hiện nay bà con đã manh nha biết cách biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành chế phẩm sinh học, rồi tuần hoàn đưa vào lại trong đất, canh tác cho mùa vụ mới.

Nhân đây, tôi mong mỏi rằng chúng ta đừng nhìn vào giá trị của một nông sản cụ thể, bởi đó là tầng thấp nhất trong chuỗi giá trị – bán thô sản phẩm. Vì lẽ đó, chúng ta có thể vui mừng vì năm vừa qua Bộ NNPTNT đã ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, góp phần tăng dần tỷ trọng sản phẩm chế biến, thứ luôn có giá trị gấp hàng chục, hàng trăm lần.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 3.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục, trên 7 tỷ USD, trong đó, sầu riêng mang về 3,2 tỷ USD. Ảnh: Minh Huệ

Nếu cứ giữ cái nhìn cục bộ, đơn ngành, rất khó để tăng giá trị cho nông sản. Một ví dụ nữa là cà phê, lâu nay người dân chỉ quan tâm bán hạt cà phê, tới thứ nước pha ra từ hạt cà phê, vốn chỉ chiếm khoảng 2% giá trị, còn hơn 98% giá trị còn lại thì đổ bỏ. Trong khi bã cà phê có thể tái sử dụng làm giá thể trồng rau thủy canh, làm phân bón cải tạo đất, thậm chí chế biến thành mỹ phẩm. Nhiều quốc gia đã áp dụng nguyên lý tuần hoàn vào bã cà phê. Họ lấy bã cà phê trồng nấm, rồi lấy toàn bộ phế phụ phẩm còn lại sau thu hoạch nấm, sau khi thu hoạch nấm xong có thể tận dụng phế phẩm làm thức ăn chăn nuôi.

Những mô hình về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh như vậy buộc chúng ta phải nghĩ khác đi trong công tác chỉ đạo sản xuất. Thay vì bỏ đi và phải tốn thêm công xử lý để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể áp dụng nguyên lý tuần hoàn để không bỏ đi thứ gì. Tôi muốn nhấn mạnh như vậy để tất cả thấy được, rằng kết quả 2024 là rất tốt nhưng với thế giới đang thay đổi chóng mặt, chúng ta vẫn còn dư địa để có thể làm tốt hơn.

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 4.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra. Về phần mình – Bộ NNPTNT sẽ triển khai những kế hoạch gì để hoàn thành mục của giai đoạn 2021-2025, thưa Bộ trưởng?

– Đến thời điểm này, có thể khẳng định tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã vượt xa mục tiêu của nhiệm kỳ 2021-2025, chẳng hạn mục tiêu năm 2030 xuất khẩu rau quả đạt 5 tỷ USD thì nay đã vượt mốc 7 tỷ USD. Ngành nông nghiệp, vì thế, phải định hướng những nhiệm vụ mới, làm sao để tăng tốc, đột phá hơn nữa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế về đất đai và không gian biển, nhưng nông nghiệp trong thời đại mới có lẽ đã đến lúc vượt khỏi địa giới hành chính. Chúng ta có thể hợp tác trồng trọt, chăn nuôi với nhiều quốc gia, gần thì có Lào, Campuchia, xa hơn là các nước châu Phi và một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam đặt vấn đề hợp tác nông nghiệp. 

Hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD: Nông dân, điểm tựa để ngành nông nghiệp thắng lớn (Bài cuối) - Ảnh 5.

Người dân Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) tham quan các gian hàng trưng bày trái cây tại Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Văn Thương

Kết nối để tạo ra đa tầng giá trị hơn, tương tự như sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, mới là biện pháp để Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ trong giai đoạn hiện nay. Tôi từng có dịp tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng công du một số quốc gia, và nhận thấy rõ rằng nếu chậm chân chút xíu, nông sản Việt có thể mất luôn cơ hội mở cửa thị trường ở một khu vực tiềm năng.

Đất đai nông nghiệp vốn dĩ chỉ có vậy, nếu như không muốn nói là ngày càng nhỏ lại vì xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, thi công hạ tầng giao thông. Sản xuất có tăng trưởng nhưng sẽ có lúc chạm ngưỡng giới hạn. Nông nghiệp còn đang đối mặt với thách thức về lao động, người dân tha hương đổ về các khu công nghiệp. Các làng quê bây giờ hầu hết là những người già. Những nghề truyền thống, nông, đặc sản vùng miền, bởi vậy, mà có nguy cơ mai một nếu không tìm được lớp thế hệ kế cận. Hợp tác là xu thế bắt buộc, cũng là dịp để chúng ta tự soi chiếu lại bản thân xem còn khoảng trống nào bị đứt đoạn hay bỏ quên.

Trở lại câu chuyện nông sản, vừa qua Bộ NNPTNT phối hợp Bộ Công thương tổ chức Lễ hội trái cây tại Bắc Kinh, Trung Quốc, với mong mỏi đưa nông sản đi sâu vào nội địa quốc gia này. Muốn bán nông sản có giá cao thì phải có những không gian trưng bày, quảng bá nông sản ở trung tâm Trung Quốc – nơi tiêu thụ nông sản lớn nhất thế giới. Đã qua rồi cái thời nông sản Việt xuất khẩu bằng tiểu ngạch, loanh quanh khu vực biên giới. Chúng ta giờ phải nghĩ lớn hơn, cùng thông điệp rõ ràng là luôn bên cạnh doanh nghiệp từ Nhà nước, cụ thể là các bộ, ngành, đại sứ quán, cơ quan thương mại ở nước ngoài.

Nông nghiệp, nông sản nếu chỉ khai thác dưới khía cạnh thực phẩm, thì chúng ta mới tận dụng được tầng thấp nhất, trong khi bất kỳ một nông sản nào cũng đều có giá trị dược liệu, dược phẩm và mỹ phẩm. Sau nền nông nghiệp sản lượng, đã đến lúc chúng ta cùng ngồi lại để tìm kiếm những giá trị thặng dư cao hơn. Chẳng hạn mật ong. Nếu bà con bán dưới dạng thực phẩm thì giá thành không đáng là bao. Bán cả một chai to cũng không bằng một lọ mỹ phẩm nhỏ xíu, chiết xuất từ mật ong.

Trong cơn mưa, nhìn xuống đất thì thấy bùn, nhưng nếu nhướng mắt ra xa lại thấy cầu vồng. Muốn thấy cầu vồng thì chắc chắn phải chịu bẩn một chút. Có lẽ, đó sẽ là tư duy tích cực trước khi bước chân vào kỷ nguyên mới.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!





Nguồn: https://danviet.vn/hien-thuc-hoa-muc-tieu-xuat-khau-nong-san-100-ty-usd-nong-dan-diem-tua-de-nganh-nong-nghiep-thang-lon-bai-cuoi-20250113141956883.htm

Cùng chủ đề

Mang Tết đến với trăm ngàn công nhân

Cùng với niềm vui chung của TP khi metro số 1 được TP.HCM đưa vào hoạt động, Liên đoàn Lao động TP.HCM đã thiết kế một điểm đến đặc biệt cho 10.000 hộ gia đình công nhân vui chơi dịp Tết này. Đây là...

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM dẫn đầu bảng xếp hạng các trường có học sinh giỏi quốc gia

Theo bảng xếp hạng các trường THPT kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM đứng hạng nhất với 109 học sinh đạt giải. Trong top...

Dừa dát vàng ở Đà Nẵng giá 1 triệu đồng/cặp vẫn cháy hàng

Qua bàn tay của người thợ “trang điểm trái cây”, những quả dừa đơn điệu được lột xác nhờ được dát vàng 24k, trang trí rồng phượng. Nhiều cặp dừa dát vàng có giá hơn 1 triệu đồng nhưng người bán phải hủy đơn vì làm không kịp. Những ngày này, chị Phạm Thị Ánh Hồng (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) tất bật làm dừa dát vàng phục vụ cho thị trường Tết - Ảnh: THANH...

Rộn ràng không khí xuân ở chợ hoa Đà Nẵng

TPO - Những ngày cận Tết, không khí tại các chợ hoa xuân ở Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm đến tối muộn, người dân đổ về các điểm bán hoa để chọn cho mình những chậu hoa đẹp nhất, mang về trang trí nhà cửa dịp Tết.  Những ngày này, tại các khu vực đường 2/9, Lê Đại Hành, Nguyễn Đình Tựu, Hà Huy Tập... các chợ hoa được trang trí rực...

Na Uy muốn có FTA hiện đại với Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) gồm bốn nước đã khởi động đàm phán vào năm 2012. Quốc hội Na Uy đang phát đi các tín hiệu tích cực. Từ ngày 20...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu tiên Quảng Bình có 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, đó là các sản phẩm nào?

Lần đầu tiên, tỉnh Quảng Bình có 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, gồm: Đũa gỗ Quảng Thủy; nước nắm chay và nấm mộc nhĩ Tuấn Linh. ...

Từng được tuyển thẳng vào lớp 10

Em Lại Gia Khải, lớp 11 Toán 1, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội vừa xuất sắc đạt vị trí thủ khoa môn Toán trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025. ...

Chợ đại gia súc lớn nhất Lào Cai, trời chưa sáng xuất hiện la liệt trâu, bò, ngựa, điểm danh chả xuể

Vào cuối tuần, hàng trăm con trâu, bò, ngựa được người dân đến từ khắp các thôn, bản vùng cao của huyện Bắc Hà và cả các tỉnh khác mang về chợ trâu Bắc Hà. Đây là chợ đại gia súc, là "sàn giao dịch gia súc" lớn nhất của tỉnh...

Đặc sản Cà Mau, cá bống từ con to bự đến loài bé tí, nấu lẩu, kho cạn, làm khô cá đều ngon bá...

Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống... ...

Mãn nhãn với màn trình diễn âm thanh, ánh sáng hoành tráng bên hồ Tây

Tối 18/1, chương trình “Hoà nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra tại khu vực hồ Tây, người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng những màn trình diễn âm thanh, ánh sáng vô cùng đẹp mắt và hoành tráng. ...

Bài đọc nhiều

Con đặc sản này nuôi thành công ở Bà Rịa-Vũng Tàu vốn là loài thú nguồn gốc động vật hoang dã

Nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đầu tư phát triển mô hình nuôi con đặc sản, trong đó có mô hình nuôi dúi-vật nuôi mới mở ra hướng đi mới để nâng cao thu nhập. ...

Cam, dứa chín rộ nhưng… ế ẩm

SGGP 18/02/2023 08:31 Từ đầu tháng 2 đến nay, dứa (thơm) ở các tỉnh khu vực Tây Bắc như Lào Cai, Điện Biên… chín rộ, nhưng giá rớt thảm, nhiều chủ vườn không muốn thu hái. Cam sành ở Hà Giang đang chín rộ Huyện Mường Khương là thủ phủ dứa ở tỉnh Lào Cai với tổng diện tích khoảng 1.500ha. Mùa dứa 2023, có khoảng 1.120ha dứa được thu hoạch với tổng sản lượng dự kiến khoảng...

Vinamilk – Đại diện duy nhất từ ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Không chỉ được đánh giá cao về hiệu quả kinh doanh, Vinamilk còn là doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững, thực hành ESG tại Việt Nam. Chưa đầy một năm từ khi tiên phong công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050, Vinamilk đang có 3 đơn vị gồm 2 nhà máy và một trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.Giai đoạn chiến lược bắt đầu từ năm 2022 đến...

Độc lạ khu rừng phía Ninh Bình, có một loài động vật hoang dã cứ một con hót là cả đàn hót theo

Nhiều cá thể động vật hoang dã trở về tự nhiênVườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận 3 tỉnh là Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình. Đây cũng chính là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được thành lập từ năm...

Cần hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên

Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Luật này sửa đổi một số nội dung về lĩnh vực và hình thức hợp đồng đầu tư theo phương thức PPP. Việc xây dựng Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Cùng chuyên mục

Động lực mới cho phát triển làng nghề Hà Nội

Doanh thu hơn 24.000 tỷ đồng/năm Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn TP hiện có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống thuộc địa bàn 24/30 quận, huyện, thị xã được UBND TP Hà Nội công nhận. Hà Nội hiện hội tụ 47 trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Những năm qua, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội phát triển tương đối ổn định. Tổng doanh thu...

Lần đầu tiên Quảng Bình có 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, đó là các sản phẩm nào?

Lần đầu tiên, tỉnh Quảng Bình có 3 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao, gồm: Đũa gỗ Quảng Thủy; nước nắm chay và nấm mộc nhĩ Tuấn Linh. ...

Chợ đại gia súc lớn nhất Lào Cai, trời chưa sáng xuất hiện la liệt trâu, bò, ngựa, điểm danh chả xuể

Vào cuối tuần, hàng trăm con trâu, bò, ngựa được người dân đến từ khắp các thôn, bản vùng cao của huyện Bắc Hà và cả các tỉnh khác mang về chợ trâu Bắc Hà. Đây là chợ đại gia súc, là "sàn giao dịch gia súc" lớn nhất của tỉnh...

Đặc sản Cà Mau, cá bống từ con to bự đến loài bé tí, nấu lẩu, kho cạn, làm khô cá đều ngon bá...

Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống... ...

Nhất chi mai, đào cổ thụ “mặc áo rêu phong” hút ánh nhìn ở làng trồng cây cảnh lớn nhất Nghệ An

Nhất chi mai, đào cổ thụ được các chủ vườn khoác thêm một chiếc "áo rêu" để xuống phố. Những "món hàng độc" đang "thả dáng" tại các nhà vườn trên đường 72m đoạn qua địa bàn phường Nghi Phú, thành phố Vinh,...

Mới nhất

Bình Định ứng dụng công nghệ DNA bảo tồn gene cây dừa nước

Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định thực hiện đề tài nghiên cứu "Bảo tồn nguồn gene Dừa nước (Nypa fruticans) nhằm...

Khách tây ‘mê’ tết ta

Không chỉ người Việt nôn nao, rất nhiều doanh nhân, du khách, sinh viên nước ngoài cũng bị quyến rũ bởi không khí tết cổ truyền của VN đang đến từng ngày. Nôn nao ăn tết, chơi tết Việt Phố ông đồ tại TP.HCM mỗi dịp Tết Nguyên đán là địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài...

Con trai HLV Indonesia gây sốt tại Ngoại hạng Anh

Justin Kluivert là cái tên nổi bật của loạt trận tối qua 18/1 tại giải Ngoại Hạng Anh. Tiền đạo 25 tuổi ghi 3 bàn và góp 1 kiến tạo vào chiến thắng 4-1 của Bournemouth trước Newcastle United - đội bóng có phong độ tốt nhất giải đấu với chuỗi 9 trận thắng liên tiếp trước đó.Đây...

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 13/1, giá dầu Brent giảm 50 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 80,79 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 80 cent, tương đương 1%, xuống mức 77,88 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng 1,3%, dầu WTI tăng 1,7%.

Du khách rủ nhau thăm vườn mận Mộc Châu ngày giáp Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán cận kề, nhiều thung lũng ở Mộc Châu (tỉnh Sơn La) khoác "tấm áo trắng" tinh khôi của hoa mận, khiến nhiều du khách xao xuyến khi ghé thăm. Ông Nguyễn Huy Tý (72 tuổi, chủ vườn tại thung lũng mận Nà Ka, Mộc Châu) cho biết, những ngày cuối tuần khách đến check in tại vườn...

Mới nhất

Khách tây ‘mê’ tết ta