Trang chủNewsThế giớiHậu Covid-19, nước nghèo chưa hết lo

Hậu Covid-19, nước nghèo chưa hết lo


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 37 nước đang phải đương đầu với thực trạng này. 

WHO cũng cho biết các nước nghèo đang ngày càng mất thêm nhiều nhân viên y tế vào tay những nước giàu hơn khi những nước này tìm cách bù đắp số nhân viên bị tổn thất trong đại dịch bằng cách tích cực tuyển dụng và đưa ra mức lương cùng các đãi ngộ hấp dẫn. 

Báo cáo mới nhất của WHO đã xem xét kỹ lưỡng hành động của các quốc gia giàu có thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Trong đó cho thấy một số nước giàu có thuộc OECD đã tăng cường hoạt động tuyển dụng để ứng phó với Covid-19 và bù đắp sự thiếu hụt nhân viên y tế trong thời gian đại dịch.

Tiến sĩ Jim Campbell, Giám đốc phụ trách chính sách nhân viên y tế của WHO cho biết, các nước OECD và các nước vùng Vịnh giàu có đang thu hút nhiều lao động trong ngành y, nhưng sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Phi cũng ngày càng gay gắt. Các quốc gia vùng Vịnh lâu nay vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động quốc tế trong lĩnh vực y tế. 

Mỹ là một trong những ví dụ về thu hút “chất xám” trong ngành y khi nước này phải vật lộn với Covid-19 trong một thời gian dài. Nhu cầu về y tá quốc tế tại Mỹ tăng gấp 3 đến 4 lần kể từ khi bùng nổ đại dịch. Cục Thống kê lao động Mỹ ước tính hơn 500.000 y tá dày dạn kinh nghiệm nghỉ hưu vào cuối năm ngoái cùng một lượng lớn điều dưỡng, y tá nghỉ việc do kiệt sức và căng thẳng trong đại dịch. Nhiều bệnh viện ở Mỹ đã phải cân nhắc thuê các nhân viên y tế từ Philippines, Jamaica và các nước nói tiếng Anh khác. 

Trước thực trạng này, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã buộc phải đảo ngược chính sách hạn chế nhập cư hợp pháp của chính quyền tiền nhiệm, nhằm giúp thu hút nhân viên y tế nước ngoài. Nước Mỹ giữ chân các nhân viên y tế nước ngoài bằng cách đẩy nhanh việc gia hạn giấy phép lao động cho nhân viên y tế. Các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài cũng ưu tiên xét duyệt đơn xin thị thực của nhân viên y tế trong từng trường hợp cụ thể. 

Ngoài ra, lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế cũng có xu hướng tìm kiếm các cơ hội việc làm thu nhập cao hơn ở những nước phát triển hơn. Xu hướng đội ngũ y tá và nhân viên khác rời khỏi các khu vực ở châu Phi hoặc Đông Nam Á để có cơ hội tốt hơn ở các quốc gia giàu có ở Trung Đông hoặc châu Âu, diễn ra trước đại dịch nhưng đã tăng nhanh kể từ đó.

Theo The Star, một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là Malaysia cũng đang phải tìm cách ngăn chặn “chảy máu chất xám” trong ngành y. Một nam y tá của nước này làm việc tại Singapore nói với The Star rằng làm việc tại đảo quốc sư tử mang lại cơ hội có nhiều kinh nghiệm hơn để từ đó tới làm việc ở những quốc gia phát triển khác. Singapore thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế và nếu muốn tìm việc làm ở Australia, New Zealand hoặc thậm chí là Vương quốc Anh, cũng sẽ dễ dàng hơn. 

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Malaysia Muruga Raj Rajathurai cho rằng, chính phủ cần thực hiện các biện pháp để mang lại triển vọng nghề nghiệp tốt hơn như thăng tiến hay chế độ đãi ngộ. Theo ông, mức lương hậu hĩnh hơn là một trong những lý do khiến các bác sĩ trẻ của nước này rời đi làm việc ở nước ngoài.

WHO đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh có khoảng 115.000 nhân viên y tế đã tử vong vì Covid-19 trên khắp thế giới trong thời kỳ đại dịch và nhiều người khác đã bỏ nghề vì kiệt sức và trầm cảm. Trong khi đó, theo tiến sĩ Jim Campbell, sự căng thẳng từ các cuộc đình công ở hơn 100 quốc gia kể từ khi đại dịch bắt đầu, bao gồm cả ở Anh và Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí đang lan ra các nước khác. 

Theo báo cáo của WHO, thực trạng thiếu hụt nhân viên y tế có thể khiến các nước châu Phi khó hoàn thành Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân trước năm 2030, một cam kết then chốt trong Các mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ. 

Để giúp các nước bảo vệ hệ thống chăm sóc y tế mong manh, WHO vừa đưa ra một danh sách cập nhật những bảo đảm và hỗ trợ lực lượng lao động y tế, trong đó nêu bật các quốc gia có số lượng ít nhân viên chăm sóc y tế lành nghề. WHO cũng đưa ra một danh sách mới về các quốc gia dễ bị tổn thương, trong đó bổ sung thêm 8 quốc gia kể từ lần xuất bản gần đây nhất vào năm 2020, trong đó bao gồm Comoros, Rwanda, Zambia, Zimbabwe, Đông Timor, Lào, Tuvalu và Vanuatu. WHO nhấn mạnh “những quốc gia này cần được ưu tiên hỗ trợ để phát triển lực lượng nhân viên y tế, cùng với đó là việc có thêm những bảo đảm nhằm hạn chế hoạt động tuyển dụng quốc tế trong lĩnh vực này”.

Trước đó, vào năm 2010, WHO cũng đã phát hành một quy tắc thực hành toàn cầu tự nguyện về tuyển dụng nhân viên y tế quốc tế và kêu gọi các thành viên tuân thủ. WHO cho biết không chống lại việc di cư của người lao động nếu nó được quản lý một cách thích hợp. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã lên tiếng ủng hộ việc mọi quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân, phù hợp với Các mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ, kêu gọi các nước “tôn trọng các quy định trong danh sách hỗ trợ và bảo vệ lực lượng nhân viên y tế của WHO”.

XUÂN PHONG





Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. ...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. ...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội

Sáng 8/11, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, trong bảng xếp hạng “Change the world 2024” của Fortune, Viettel đứng thứ 3 trong ​hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu có đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, tác động tích cực đến xã hội. “Change the world” là bảng xếp hạng của Fortune, được thực hiện thường niên từ 2015 đến nay, tôn vinh các doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào...

Địa chỉ xanh hạnh phúc và bền vững của 18.000 bankers

Theo khảo sát chung, môi trường làm việc tốt là điều kiện hàng đầu ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên, tác động đến sự phát triển của nhân viên, cũng là điều kiện quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu suất làm việc của tổ chức đó. HDBank còn được vinh danh là nơi có “Môi trường làm việc bền vững”. Đối với các tổ chức lớn và có tầm nhìn xa, họ quan tâm đầu tiên...

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4-11, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia diễn ra Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 lần thứ 9 tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Tham dự buổi Lễ có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng các đồng chí Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo Bộ, ban, ngành. Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc...

Ngành thuế đẩy mạnh phát triển nền tảng số

Nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý thuế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngành thuế nước ta đang hướng tới cải cách quản lý dựa trên 3 trụ cột chính: Thể chế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.   Qua đó tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng tới người dân và doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thuế, với phương...

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất sít sao. Theo số liệu của FiveThrityEight công bố ngày 3-11 (theo giờ địa phương), bà Harris dẫn trước ông Trump với cách...

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mới nhất

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình....

Mới nhất