Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo…sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng “đắt khách”, nhất là trong những dịp Tết đến, Xuân về.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định công nhận 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Trong thời gian tới, một số sản phẩm OCOP đạt 5 sao sẽ được lựa chọn để đưa vào hệ thống siêu thị tại Mỹ.Chiều tối 16/1 giờ địa phương, (nửa đêm 16, rạng sáng 17/1 giờ Việt Nam), tại thủ đô Warsaw, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Ba Lan. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.Những ngày gần Tết nguyên đán Ất tỵ 2025, đến thăm các làng nghề đặc sản miền Tây như tôm, cá khô, làm bánh tráng, cốm gạo…sẽ chứng kiến không khí nhộn nhịp, làm việc tăng công suất để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường của các cơ sở sản xuất. Là đặc sản truyền thống gắn liền với nhu cầu tiêu dùng mỗi nhà nên những loại đặc sản trên luôn là mặt hàng “đắt khách”, nhất là trong những dịp Tết đến, Xuân về.Tiếp tục chuyến công tác thăm, chúc Tết tại tỉnh Lào Cai, ngày 17/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã thăm, tặng quà đồng bào DTTS thị xã Sa Pa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Về An Giang thăm làng hoa An Thạnh. Mùa măng khô Thượng Giáp. Thành công từ CLB văn hóa dân gian. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhằm mang Tết đến mọi người, mọi nhà và không ai bị ở lại phía sau, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh vừa ký quyết định hỗ trợ tiền thưởng Tết Ất Tỵ 2025 cho cán bộ viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, công nhân vệ sinh, người bệnh nghèo điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập…Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Thành ủy Cần Thơ được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đỗ Thanh Bình – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm Tết cổ truyền tại Làng cổ Đường Lâm. Lễ hội Bủng Kham năm 2025. Gìn giữ những thanh âm truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là Lễ hội Khuống mùa, là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2022.Ngày 17/1/2025, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát TP. Cần Thơ tổ chức bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách, người có công với cách mạng của huyện Thới Lai. Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường chủ trì buổi lễ.Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” – không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.Dù còn nhiều khó khăn thách thức, song năm 2024, tỉnh Bạc Liêu vẫn đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, với tốc độ tăng trưởng 6.62%, đứng thứ 10/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả này có được là nhờ sự phấn đấu, nỗ lực quyết tâm toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.Bên cạnh công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết, lực lượng Công an các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang phối hợp với các đơn vị, các nhà hảo tâm tổ chức hàng loạt chương trình thiện nguyện hướng về cơ sở, thăm, trao tặng hàng nghìn phần quà đến người dân, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến người nghèo, gia đình chính sách.
Làng khô biển tất bật vào vụ tết
Các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Phú Tân, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển…, hiện đang vào mùa khai thác, đánh bắt, thu hoạch thuỷ sản nên nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở thu mua đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
Với làng nghề cá khoai lớn và nổi tiếng nhất ở Cà Mau, những ngày này, hơn 100 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh cá khô tại thị trấn Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) đang tất bật làm việc mỗi ngày để kịp giao hàng dịp Tết Nguyên đán 2025. Thời điểm này, trung bình mỗi một người làm khô thuê có thu nhập từ 200.000 – 400.000 đồng/ngày, bởi vậy, bà con cũng tranh thủ làm để gia tăng thu nhập dịp tết.
Làm nghề phơi khô được hơn 2 năm nay, bà Phạm Thị Hằng (ngụ khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm) chia sẻ: “Mỗi ngày thu nhập được hơn 300.000 đồng, cũng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình. Cá khô thường được phơi từ 2-3 ngày để đảm bảo trữ được lâu, thơm ngon”.
Chị Lý Anh Thư, Giám đốc hợp tác xã Anh Thư thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cho biết, để chuẩn bị hàng tết, hợp tác xã đã chuẩn bị khoảng 6 tấn hàng các loại. Theo chị Thư, nhu cầu tiêu dùng của thị trường năm nay tăng cao hơn năm trước, lượng cá rim, cá khoai, cá đù được khách ưa chuộng nên sức mua tăng gấp 3 lần so với trước.
Tại Làng khô biển ở thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), không khí lao động cũng rất nhộn nhịp. Làng khô biển ở đây được chia thành nhiều tầng nấc, từ những gia đình làm khô nhỏ lẻ kiểu truyền thống đến các cơ sở sản xuất quy mô.
Bà Thanh Thủy, chủ cơ sở sản xuất khô Thanh Thủy (thị trấn Gánh Hào) cho biết, những ngày qua, trung bình cơ sở của bà sản xuất trên 1 tấn khô các loại, còn chả tôm, chả giò. Đơn đặt hàng ngày càng nhiều, cơ sở phải tăng cường thêm nhân công và tăng công suất hoạt động mới có thể cung ứng đủ. “Các loại khô sau khi sản xuất, bán ra các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ hay TP. Hồ Chí Minh…”, bà Thủy chia nói.
Theo ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, với gần 40 cơ sở sản xuất, chế biến, mỗi năm, các cơ sở sản xuất khô ở thị trấn Gành Hào cung ứng cho thị trường từ 500 – 700 tấn các loại. Việc xây dựng thương hiệu OCOP không chỉ nâng cao giá trị mà còn giúp sản phẩm ngành khô biển ở Gành Hào ngày càng vươn xa.
Nhộn nhịp làng làm bánh tráng
Cùng với các loại cá khô, bánh tráng là một trong những món ăn phổ biến trong ngày tết của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều vùng miền, được nhiều người mua để làm quà tặng người thân dịp tết.
Cận tết, tại các làng nghề bánh tráng truyền thống như cù lao Mây (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), làng nghề Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), bà con đang hối hả làm việc từ lúc trời chưa sáng cho đến khuya. Đơn đặt hàng nhiều, một số hộ đã phải bổ sung 3-4 lò tráng bánh; có hộ còn đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, trong đó có lò sấy, vừa sấy cho sản phẩm của nhà vừa nhận sấy thuê.
Có tuổi nghề hơn 30 năm, bà Hà Thị Sáu (P. Thuận Hưng, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) cho biết, dịp tết năm nay mỗi ngày cơ sở của bà cho ra lò khoảng 10.000 chiếc bánh tráng. Ngoài những mối quen thì có nhiều khách hàng mới tìm đến đặt hàng.
“Nghề này làm rất cực nhưng cũng vui, bởi ngày nào cũng có thu nhập đều đều, đỡ phải đi làm công cho người ta. Tới dịp tết lại càng bận rộn, nhộn nhịp và thu nhập cao hơn nên mọi người ai cũng phấn khởi với công việc”, bà Sáu nói.
Theo bà Sáu, đặc biệt năm nay bánh tráng làm nhiều hơn và khách hàng cũng đặt nhiều hơn mọi năm, vậy nên cơ sở của bà phải thuê thêm nhân công để làm cho kịp giao hàng. Chi phí thuê nhân công mỗi ngày là 300.000 đồng/người.
Bà Trần Thị Yến (chủ cơ sở bánh tráng ở P. Thuận Hưng, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) chia sẻ, để phục vụ bà con ăn Tết Nguyên đán, từ tháng 11 Âm lịch là cơ sở bánh tráng của bà đã bắt đầu bận rộn. Hàng ngày mọi người phải bắt đầu làm từ 1h sáng đến khoảng 15h chiều mới xong để kịp giao hàng cho khách.
Hiện cơ sở của bà Yến có nhiều lại bánh tráng và mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau. Trong đó,bánh lạt giá dao động từ 65.000 – 70.000 đồng/70 chiếc bánh; bánh ngọt 140.000 đồng/100 chiếc, bánh đặc biệt 300.000 đồng/100 chiếc bánh; bánh dừa nướng, mè 350.000 đồng/100 chiếc bánh.
“Dù vất vả nhưng mỗi ngày có thể lãi 1 triệu đồng, thu nhập tăng gấp đôi, gấp ba so với ngày thường, vậy nên ở làng nghề bánh tráng ai cũng háo hức”, bà Yến nói thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/mua-tet-cua-lang-nghe-dac-san-mien-tay-1737055637040.htm