Trang chủDi sảnMột chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”.

Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ
Một góc Hội An. Ảnh: HUỲNH HÀ

Người Hoa ở Hội An

“Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo sư sử học Chen Ching Ho, một người gốc Đài Loan đã đến sinh sống, học tập tại Nhật và lúc này đang là Chủ tịch Ủy ban phiên dịch của Viện Đại học Huế.

Chuyên khảo dài hơn 30.000 từ với 70 trang, lần đầu tiên được đăng trên 2 số Việt Nam Khảo cổ tập san (số 1/1960 và số 3/1962). Đây là chuyên san hằng niên của Viện Khảo cổ Sài Gòn.

Nhờ “gốc tích” Đài Loan lại thông thạo nhiều ngoại ngữ nên tác giả dễ tiếp cận được nguồn tư liệu gốc tại chỗ tương đối phong phú và đa dạng, đối chiếu với nhiều nguồn sử liệu từ Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây để trình bày một vấn đề khó và thú vị.

Chuyên khảo gồm 5 phần. Phần I là lời mở đầu, Chen Ching Ho tập trung trình bày chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với việc cai quản những di dân Trung Hoa. Theo ông đó là chính sách ngăn cách (nhà Trần, đầu nhà Lê) và chính sách đồng hóa (Hậu Lê và các chúa Nguyễn).

Ông cũng cho rằng “dù thái độ chúa Nguyễn đối với thương gia và các di thần nhà Minh tương đối khoan hậu nhưng với bọn di dân có tánh cách tập đoàn và có võ trang thì cũng phải tìm tòi vài biện pháp đặc biệt để khống chế” (tập I, trang 5). Lý giải về chủ trương “ngăn cách” và “đồng hóa” này, Chen Ching Ho đưa ra ba nguyên nhân trong đó nhấn mạnh đến nguyên nhân mang tính “địa chính trị”.

Phần II nghiên cứu về thời điểm thành lập phố Khách và Minh Hương xã ở Hội An. Chen Ching Ho đã đối chiếu nhiều tài liệu và đi đến kết luận: “Phố Khách và phố Nhật đã tồn tại từ sơ niên thế kỷ thứ 17” (tập I, trang 12).

Còn về Minh Hương xã ông cho là “trong khoảng giữa năm 1645 và năm 1653, rất có thể mấy năm sau năm 1645, Hội An Minh Hương xã tức là Minh Hương xã đầu tiên của Việt Nam đã được sáng lập” (trang 18).

Phần III nói về các bậc “tiền hiền” của Minh Hương xã. Chen Ching Ho cũng đồng quan điểm với Nguyễn Thiệu Lâu cho rằng đó là Thập lão gồm: Khổng thái lão gia; Nhan, Dư, Từ, Chu, Hoàng, Trương, Trần, Thái, Lưu lão gia. Tuy nhiên ông bổ sung thêm Lục tính (sáu họ) và Tam gia (3 nhà) cũng như nhấn mạnh đến vai trò của Khổng thái lão gia.

Trong phần IV, Chen Ching Ho trình bày về diện tích, hành chính và thuế lệ của Minh Hương xã. Về diện tích ông cho biết quá trình mở rộng của xã từ miếng đất mua đầu tiên chỉ rộng 14 mẫu rưỡi đã lên gần 20 mẫu (1878). Phát hiện đặc biệt của ông là 10 lân thuộc nhiều địa phương ngày nay cũng trực thuộc Minh Hương xã như Trà Nhiêu, Bàn Thạch, Hà Nhuận, Việt An, Khánh Thọ, Liễu Trì, Tam Kỳ…

Về bộ máy hành chánh, đứng đầu Minh Hương xã là Cai xã. Dưới Cai xã có Hương quan, Hương lão và Hương trưởng. Về lệ thuế Chen Ching Ho cho biết thuế thân ở Minh Hương xã cao hơn các địa phương khác 25%.

Phần V viết về các miếu từ và hội quán ở Hội An. Phần này Cheng Ching Ho chỉ giới thiệu một số di tích chính như Quan Công miếu, Quan Âm tự, Cẩm Hà  và Hải Bình Nhị cung, Phúc Kiến hội quán, Trung Hoa hội quán, cầu Lai Viễn, các hội quán Quảng Triệu, Triều Châu, Hải Nam, Dương Thương… Tuy chưa đầy đủ nhưng lịch sử của các di tích này được trình bày khá rõ, cung cấp nhiều thông tin quý báu.

 

Chuyên khảo của Cheng Ching Ho được đánh giá là công trình nghiên cứu “công phu, nghiêm cẩn và đầy đủ nhất” về vấn đề này từ trước đến nay, có ý nghĩa lớn đối với việc tìm hiểu về Đô thị cổ Hội An, Di sản văn hóa thế giới.

Nhà “Việt Nam học” Chen Ching Ho

Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) tự Mạnh Nghi, sinh ngày 28/9/1917 tại Đài Trung, Đài Loan. Từ nhỏ ông đến sinh sống tại Nhật Bản và tốt nghiệp Cử nhân Sử học tại Đại học Khánh Ứng ở Tokyo. Đây là đại học danh tiếng của Nhật được thành lập bởi nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi).

Ông không những là người biết nhiều phương ngữ của Trung Hoa như  Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến… mà còn thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Việt, Nhật, Anh, Pháp. Sau khi tốt nghiệp cử nhân (1942) ông đến thực tập tại Trường Viễn Đông Bác cổ Hà Nội và cưới một cô vợ người Việt (bà Đặng Thị Hòa). Ông làm việc tại đây cho đến năm 1946. Từ 1946 trở đi, ông là giáo sư giảng dạy ở nhiều trường đại học thuộc nhiều nước Á – Âu như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Hoa Kỳ…

Từ 1958 đến 1965 ông được Viện Yên Kinh của Đại học Havard cử đến giúp Viện Đại học Huế trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban phiên dịch sử liệu. Ông cũng tham gia giảng dạy ở các trường Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh và cộng tác với nhiều tạp chí nổi tiếng như Đại Học (Huế), tập san Sử Địa, Văn Hóa nguyệt san, Khảo cổ (Sài Gòn).

Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam của ông đăng trên các chuyên san trong và ngoài nước được đánh giá cao, tiêu biểu là: Soạn niên, tài liệu và truyền bản của An Nam chí lược in trong An Nam chí lược (Đại Học, Huế – 1961); Bài khảo cứu Hải ngoại kỷ sự in trong Hải ngoại kỷ sự (Đại Học, Huế – 1963);

Dịch và chú thích Thành trì chí trong Gia Định thành thông chí (Đại Học – Huế); Việt Nam Đông Kinh địa phương chí đặc xưng “Kẻ” (Đại học văn sử triết học báo, Đài Loan, 1950); Ngũ đại Tống sơ chi Việt Nam – Trung Việt văn hóa luận (Đài Bắc, 1956); Cấn Trai Trịnh Hoài Đức, kỳ nhân kỳ sự;

Thừa Thiên Minh Hương xã Trần Thị chánh phả (Đông Nam Á nghiên cứu chuyên san, Hồng Kông, 1964); Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả chú thích (Văn sử triết học báo, Đài Loan, 1956); Phố và nền thương nghiệp của người Hoa ở Hội An thế kỷ 18 (Tân Á học báo, Hương Cảng, 1960); Khảo về tác giả và nội dung sách Quốc sử di biên  (Trung văn Đại học Tân Á nghiên cứu sở, Hồng Kông, 1965)…

Năm 1966 ông lấy bằng Tiến sĩ Sử học tại Đại học Khánh Ứng với luận án nghiên cứu về tác phẩm An Nam dịch ngữ.

Khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, Chen Ching Ho luôn đứng trên quan điểm khách quan của một nhà sử học chân chính tôn trọng sự thật lịch sử, bài xích tư tưởng “nước lớn” về phương diện chính trị và văn hóa.

Chen Ching Ho được đánh giá là “một nhà Đông phương học, một nhà Việt Nam học xuất sắc đã để lại nhiều công trình khảo cứu sử liệu rất có giá trị cho nền sử học Việt Nam đặc biệt cho giới nghiên cứu cổ sử Việt Nam và cổ sử Đông Nam Á” (Nguyễn Văn Đăng, Về hoạt động của nhà Đông phương học Trần Kinh Hòa 1917 – 1995. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1/2012).

Ông mất ngày 19/11/1995.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/mot-chuyen-khao-ve-hoi-an-3129134.html

Cùng chủ đề

Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025

Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 3/3/2023 của Chính phủ. Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến hết ngày 30/6/2025Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của...

Du khách thích thú xem đoàn lân sư rồng quốc tế biểu diễn tại Hội An

Nhiều đoàn lân sư rồng đến từ các quốc gia Thái Lan, Singapore… cùng biểu diễn ở phố cổ Hội An, Quảng Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Ngày 29/7, lễ vía Quan Thánh Đế Quân diễn ra tại Quan Công Miếu, số 24 đường Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam. Lễ hội này nhằm ngày 24/6 âm lịch, là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của địa phương. Quan...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Nàng cao dưới 1m60 nên sắm 4 mẫu giày siêu tôn dáng này diện Tết để chân dài hơn, trông như 1m65

Sau đây là 4 mẫu giày tôn dáng đáng sắm nhất cho tủ đồ của nàng sở hữu chiều cao khiêm tốn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Hội An vào tốp 5 điểm đến tại châu Á có chi phí hợp lý nhất dành cho dân du mục kỹ thuật số

Đô thị cổ Hội An và TP.Đà Nẵng vừa được chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Hoa Kỳ) đưa vào tốp 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025. Theo đó, Travel Off Path nhận định, Hội An là vùng đất có sự giao thoa văn hóa, đặc sắc và là đô thị sở hữu nhiều tiệm cà phê với không gian thư...

Bài đọc nhiều

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Cuốn sách đặc biệt về kiến trúc Hà Nội

Trong buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp sáng 12.1 tại Đường sách TP.HCM, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến đã đánh giá đây là cuốn sách "chưa từng có", "không chỉ to lớn về mặt dung lượng mà còn chất chứa rất nhiều câu chuyện". Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp là cuốn sách đặc...

Cùng chuyên mục

Du khách thích thú xem đoàn lân sư rồng quốc tế biểu diễn tại Hội An

Nhiều đoàn lân sư rồng đến từ các quốc gia Thái Lan, Singapore… cùng biểu diễn ở phố cổ Hội An, Quảng Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Ngày 29/7, lễ vía Quan Thánh Đế Quân diễn ra tại Quan Công Miếu, số 24 đường Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam. Lễ hội này nhằm ngày 24/6 âm lịch, là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của địa phương. Quan...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Cận cảnh cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa

Trong quần thể kiến trúc cung điện Hoàng thành Thăng Long khi xưa, Hậu Lâu hay Lầu Công Chúa hay Tĩnh Bắc Lâu là tòa lầu gác trong cùng, gần sát với Bắc Môn - cửa thành phía sau của Hoàng thành. Hậu Lâu với 3 tầng lầu gác  - Ảnh: Chinhphu.vn Các tên gọi khác nhau Hậu Lâu còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công chúa hay Hậu Điện. Mỗi tên gọi đều gắn...

Điều ít biết về cung điện dành cho công chúa thời nhà Nguyễn ở Hà Nội

Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc lâu, Lầu Công chúa, hay tòa “Hậu điện”. Sự kết hợp kiến trúc Đông – Tây đã làm nên nét riêng, độc đáo cho cung điện này. Hậu Lâu rộng khoảng 2.392m2, xưa gọi là Tĩnh Bắc Lâu, được xây dựng từ sau đời Hậu Lê, là nơi ở và sinh hoạt của hoàng hậu và công chúa....

Mới nhất

Thiếu nữ Sài thành diện áo dài Tết xuống phố

TPO - Các "nàng thơ" Sài Gòn diện áo dài truyền thống đi kèm những phụ kiện đặc trưng ngày Tết như bao lì xì, cành hoa tuyết mai trong những bộ ảnh chào đón năm mới 2025.  Trong không khí hân hoan chào năm mới 2025 và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, rất nhiều bạn trẻ nô nức tìm...

Đào rừng ghép với bích đào ‘đổ bộ’ phố phường Hà Nội

TPO - Tại Hà Nội, những cành đào rừng từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên... hiện đang được bày bán rất nhiều ở các chợ hoa xuân. Ngoài đào rừng và đào vườn, năm nay khách hàng còn đặc biệt ưa chuộng đào rừng ghép cành bích đào (nổi tiếng nhất tại Nhật Tân, Hà Nội). Tại...

Cuba bắt đầu thả tù nhân sau khi chính quyền Mỹ nới lỏng cấm vận

(CLO) Hôm thứ Tư, Cuba đã bắt đầu thả các tù nhân, thực hiện đúng thỏa thuận đã đạt được trước đó với chính quyền Mỹ của Tổng thống sắp mãn...

Lật tẩy những chiêu trò xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng

Không gian mạng là môi trường đặc biệt mà con người có thể trao đổi thông tin, bày tỏ...

Mới nhất

150 triệu bảng cũng mua