Trang chủDestinationsĐắk LắkChủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão

Chủ động ứng phó với thiên tai trong mùa mưa bão


07:49, 11/05/2023

Để ứng phó với tình hình thời tiết, thiên tai được dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp và khó lường trong mùa mưa bão, Đắk Lắk đã sớm xây dựng phương án ứng phó thiên tai nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại ở mức thấp nhất.

Thiên tai diễn biến phức tạp

Đắk Lắk là tỉnh có địa hình đa dạng nên khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình. Đặc biệt, chế độ mưa theo mùa là một trong những yếu tố đặc thù gây ra nhiều loại hình thiên tai hằng năm trên địa bàn tỉnh. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm), thường gây lũ lụt, sạt lở. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể thường gây ra hạn hán, cháy rừng. Ngoài ra, trong thời kỳ chuyển mùa thường xảy ra một số loại hình thiên tai khác, như: dông, sét, lốc tố. Trong những năm gần đây, diện tích rừng cũng như chất lượng rừng tự nhiên suy giảm đã làm gia tăng tình trạng thiên tai trên địa bàn.





Triển khai tập huấn cứu hộ, cứu nạn ở huyện Ea Kar.

Các đợt lũ, lũ quét phổ biến tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều đợt mưa lũ lớn xảy ra sớm (tháng 6, tháng 7) hoặc muộn (tháng 12), hoặc mưa lũ trái mùa (tháng 1), đồng thời gây ngập lụt làm thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. Lũ, lũ quét là loại hình thiên tai nguy hiểm, thường gây thiệt hại về người, gây hư hỏng nhiều công trình hạ tầng, thiệt hại về sản xuất, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt, đối với các vùng sâu, vùng xa, tình trạng dễ bị tổn thương cao do một số nguyên nhân chủ yếu, như: hệ thống công trình hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư kiên cố; giao thông qua các ngầm tràn khi có mưa, lũ chưa được kiểm soát; tập quán sống dài ngày trong nhà chòi tạm trên nương rẫy; khả năng tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai hạn chế, năng lực ứng phó thiên tai tại cộng đồng chưa cao.

Đối với mùa khô, nắng nóng, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài, đặc biệt là cuối mùa khô mức độ nắng nóng và hạn hán gia tăng. Do đặc thù canh tác với diện tích cây lâu năm chiếm tỷ lệ lớn nên công tác phòng, chống hạn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên những năm gần đây, hạn hán đã xảy ra cả trong thời kỳ mùa mưa ảnh hưởng chủ yếu đối với cây ngắn ngày. Thiệt hại do hạn hán gây ra hằng năm là rất lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng môi trường tự nhiên… Ngoài ra, loại hình thiên tai lốc, sét, mưa đá thường xảy ra trên diện hẹp trong thời kỳ cuối mùa khô đến giữa mùa mưa gây nguy hiểm đến tính mạng con người và khó dự báo sớm.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ thiên tai, gồm: 9 trận lốc tố, dông sét; 5 đợt mưa lũ lớn; 2 vụ sạt lở đất. Thiên tai đã làm 1 người chết; 4 người bị thương do sạt lở đất; 128 nhà bị ngập nước; 66 nhà bị hư hỏng; 14 điểm trường bị ảnh hưởng; 8.416 ha cây trồng bị thiệt hại; trên 2.700 con gia súc, gia cầm và 20 ha ao nuôi cá bị ngập, cuốn trôi… Tổng thiệt hại gần 243 tỷ đồng.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 6 đợt thiên tai (trong đó 5 trận lốc tố và 1 đợt mưa lũ, ngập lụt) làm hư hỏng 118 nhà dân, 3 điểm trường và gần 682 ha cây trồng bị ảnh hưởng… Ước tính thiệt hại khoảng 8,2 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN, xu thế thời tiết, thủy văn từ tháng 6 – 8/2023: nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh có khả năng đạt từ 23 – 26oC, xấp xỉ và cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tổng lượng mưa có khả năng đạt từ 550 – 850 mm (phía Đông tỉnh 250 – 450 mm), ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; mực nước trên các sông, suối phổ biến dao động theo xu thế tăng, trong thời kỳ này, trên các sông, suối vừa và nhỏ khả năng xảy ra một đến hai đợt lũ vừa và nhỏ; lượng dòng chảy phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 15 – 25%. Do đó, cần đề phòng những đợt lũ nhỏ gây ngập cục bộ vùng trũng thấp đầu nguồn các sông, suối nhỏ thuộc các huyện: Krông Bông, Krông Pắc, Ea Kar, Lắk.





Người dân xã Ea Kly (huyện Krông Pắc) gặt lúa chạy lũ trong cơn bão số 4 năm 2022.

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão, UBND tỉnh đã yêu cầu tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. 

Đồng thời, nhằm nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai, hằng năm Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai. Chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các ngành và nhân dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm về hoạt động phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó thiên tai, nhất là các loại thiên tai có cấp độ mạnh và siêu mạnh có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các chủ công trình đều xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống các công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, vừa, các hồ chứa nước gần khu dân cư đông đúc hoặc gần cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía hạ du…

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Nguyễn Hoài Dương, để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, các địa phương và sở, ngành liên quan cần thực hiện nghiêm túc phương châm: Công tác phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, dựa vào nhân dân và chính quyền cơ sở là chính; đầu tư trong giai đoạn phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với giai đoạn ứng phó, khắc phục hậu quả. Đồng thời, thực hiện phòng, chống theo phương châm “bốn tại chỗ”, đảm bảo an toàn về người và tài sản, bảo vệ sản xuất, hạn chế thấp nhất rủi ro do thiên tai gây ra. Bảo vệ an toàn các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt. Đắk Lắk cũng đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Đắk Lắk cũng như bố trí kinh phí sửa chữa các công trình hồ chứa lớn đang hư hỏng, xuống cấp…




Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 (vào cuối tháng 4/2023), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Làm tốt công tác phòng, chống, chủ động ứng phó, chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai…

Minh Thuận





Source link

Cùng chủ đề

Quảng Ninh xử lý hơn 30 trường hợp khai thác IUU bất hợp pháp

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hơn 30 trường hợp vi phạm có liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nộp ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng. ...

4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể nên tăng cường trong tiết Lập Đông

GĐXH – Lập Đông đến mang theo không khí lạnh, khô nên đòi hỏi con người cần có sự chuẩn bị để thích nghi với cái lạnh. 4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể này nên tăng cường trong tiết Lập Đông. ...

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự...

Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Hiện nay, việc mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết...

Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có ngành nghề phù hợp với nhu cầu bố trí, sử dụng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Bão số 7 chưa qua, biển Đông lại sắp đón bão số 8

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 7 đang di chuyển theo hướng Tây Nam. Cường độ bão đã giảm nhưng ảnh hưởng trên biển, ven biển và đất liền vẫn rất đáng lo ngại. Trog khi bão số 7 chưa qua, cơ quan khí tượng thuỷ...

4 điều các chuyên gia khuyên làm khi khó ngủ

Mất ngủ, ngủ ít, khó ngủ… là những dấu hiệu rối loạn có hại sức khỏe. Dưới đây là 4 mẹo mà các...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn...

Ông Trump thắng toàn bộ 7 bang chiến địa, về đích với 312 phiếu

Các hãng truyền thông Mỹ ngày 9.11 dự phóng ông Trump dự phóng ông Trump chiến thắng ở bang Nevada, qua đó giành...

Ca nhiễm H5N1 đầu tiên phát hiện ở người tại Canada thuộc tuổi vị thành niên

Giới chức y tế Canada cho biết trường hợp nghi ngờ đầu tiên mắc cúm gia cầm H5N1 ở người tại Canada đã được phát hiện tại bang British Columbia.

Mới nhất