Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy "chéo cánh" để lách quy định

Dạy “chéo cánh” để lách quy định

Thông tư 29 vừa được Bộ GDĐT ban hành quy định giáo viên không được dạy thêm chính học sinh của mình, tuy nhiên dư luận cho rằng, các giáo viên vẫn có thể lách quy định bằng cách dạy “chéo cánh” học sinh.

img

Chuyên gia cho rằng nên tách riêng việc dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh. Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Dạy thêm vì áp lực điểm số

Ghi nhận cho thấy, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm ra đời đã tạo được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và nhà giáo. Những điểm mới của thông tư đã thể hiện quyết tâm đưa học thêm dạy thêm về đúng nhu cầu thực của học sinh, phụ huynh. Trong đó, 2 yếu tố quyết định là không tổ chức dạy thêm có thu tiền trong trường và giáo viên không được dạy thêm ngoài trường đối với học sinh của mình.

Với quy định mới, phụ huynh mong sẽ dẹp được tình trạng ép học sinh học thêm. Quy định không dạy thêm ngoài trường đang có nhiều luồng ý kiến từ chính giáo viên.

Cô giáo N.T.P, đang giảng dạy Ngữ văn tại một trường THPT thuộc quận Thủ Đức, TPHCM, nói rằng quy định này không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Bởi từ trước đến nay, cô luôn quán triệt tinh thần không nhận dạy thêm những học sinh đang học trên lớp. Cô P tự hào dù không dạy thêm nhưng nhiều học sinh của cô đạt điểm cao tại các kì thi tốt nghiệp THPT và rất yêu thích môn Ngữ văn. “Điều quan trọng với giáo viên không phải là những tiết dạy thêm ngoài trường mà là tạo được cảm hứng và niềm say mê cho học sinh theo môn học. Tôi giữ quan điểm học sinh học hết chương trình dạy trên lớp là đạt kiến thức để đi thi”, cô P nói.

Thầy M.A. H, giáo viên dạy Toán tại một trường THPT quận trung tâm TP Hà Nội, cũng kiên quyết không dạy thêm cho học sinh trên lớp. Thầy H có hai lớp học thêm tại trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài trường nhưng trong lớp, học sinh đến từ các trường trên địa bàn toàn thành phố và không có học sinh do thầy đang giảng dạy ở trường THPT (nơi thầy là giáo viên cơ hữu).

Cô N.T.T (dạy Ngữ văn tại trường THCS) ở huyện Vụ Bản, Nam Định cho hay dạy trên lớp và các công việc trong trường đã chiếm gần như hết thời gian trong ngày nên cô không dạy thêm. Tuy nhiên, hằng năm, đến gần kì thi học sinh giỏi cấp huyện/thành phố, phụ huynh thường đề nghị cô bồi dưỡng một số em trong đội tuyển nên cô T sắp xếp thời gian dạy. Tuy không phải trường THCS điểm hay chất lượng cao nhưng năm nay cô T tự hào có 3 trong số các học sinh đội tuyển do mình bồi dưỡng đạt giải của tỉnh.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, phần lớn giáo viên có nhu cầu dạy thêm với 2 mục đích có thêm thu nhập và đảm bảo chất lượng đào tạo theo yêu cầu. Cô T.T.N (đang dạy một trường THCS tại huyện Mỹ Lộc, Nam Định) cho hay đang dạy thêm ngoài trường 2 lớp (học sinh lớp 7 và lớp 8), mỗi lớp 2 buổi/tuần. Học phí là 20.000 đồng/buổi/học sinh. Cô N phân tích, một số học sinh gặp khó khăn khi nắm bắt kiến thức trên lớp trong 1 tiết học nên phụ huynh có nhu cầu cho con học thêm. “Giáo viên môn phụ như tôi ôn luyện kĩ và phải ép thì học sinh mới học. Những môn không thi tuyển sinh lớp 10 rất ít học sinh thích học. Giáo viên cũng có áp lực là phải chịu trách nhiệm chất lượng và điểm số trên lớp”, cô N nói.

Dạy và thi nên độc lập

Quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài trường học đối với học sinh mà giáo viên đó đang dạy trên lớp cũng đã được quy định tại Thông tư 17 (ban hành năm 2012), nhưng chưa được chặt chẽ, dẫn đến bị giáo viên lợi dụng. Đó là quy định giáo viên có thể dạy học sinh đang dạy trên lớp nếu được sự đồng ý của hiệu trưởng. Đây là chỗ hở để giáo viên lách quy chế, khi họ được Phòng GD&ĐT cấp giấy phép dạy thêm trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng. Điều này đồng nghĩa hiệu trưởng đồng ý cho giáo viên dạy thêm với học sinh mà giáo viên đang dạy trên lớp.

Đây chính là nguyên nhân trong thời gian vừa qua, học thêm ở bậc THCS, THPT gia tăng. Thông tư 29 mới ban hành đã quy định cụ thể hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nghi ngại hiện tượng giáo viên bắt tay nhau đổi chéo học sinh để dạy thêm đúng quy định.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học , Bộ GD&ĐT, cho rằng, cần khắc phục tình trạng học sinh hằng ngày tới trường ken đặc lịch học từ sáng đến khuya, không có thời gian nghỉ ngơi, tự học, thẩm thấu, vận dụng kiến thức.

Để hạn chế việc lợi dụng kẽ hở của quy chế, TS Phạm Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức (REK), Trường ĐH Thành Đô , cho rằng nên tách độc lập việc dạy và việc kiểm tra đánh giá học sinh. Tức là giáo viên chỉ có nhiệm vụ đào tạo, còn kiểm tra đánh giá là chức năng của tổ chức khác như cấp phòng hoặc cấp sở. Điều đó có nghĩa rằng vai trò của giáo viên trong điểm số học tập của học sinh chính xác là chất lượng, không còn tình trạng gây khó dễ, hỏi “xoáy”, kiểm tra “xoay” vào những phần chỉ có ở lớp học thêm.

Ông Nguyễn Xuân Thành , Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT, khẳng định qua theo dõi, nắm bắt thực tế, Bộ thấy rằng có bộ phận học sinh có nhu cầu và tự nguyện học thêm. Tuy nhiên, cũng có tình trạng các em dù không muốn nhưng vẫn phải học thêm ở các lớp do chính thầy cô, trường học của mình tổ chức. Một bộ phận học sinh khác đang phải đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè, không áy náy với thầy cô hay thậm chí vì bài kiểm tra không bị lạ lẫm. Theo ông, các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh.

Việc hạn chế ba đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, các em có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, tập luyện thể thao, luyện vẽ, âm nhạc… Theo ông Thành, để hướng tới trường học không dạy thêm, học thêm; xã hội không học thêm, có hai vấn đề đó là quy định pháp luật và nhận thức của người dân.





Nguồn: https://danviet.vn/cam-day-them-hoc-them-day-cheo-canh-de-lach-quy-dinh-20250115104328019.htm

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn nút khởi công dự án Nhà khách Hồ Tây

(Dân trí) - Sáng 15/1, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ khởi công Dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới khu Nhà khách Hồ Tây. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và nhấn nút phát lệnh khởi công. Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công (Ảnh: Thống Nhất - TTXVN). Phát biểu tại Lễ khởi công, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc...

Sản phẩm OCOP Bến Tre: Tinh hoa từ tài nguyên và công nghệ

Chương trình OCOP giúp người dân tỉnh Bến Tre từng bước tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển sản phẩm mang đậm nét đặc trưng xứ dừa. Sản phẩm OCOP Bến Tre được xúc tiến thương mại tại các hội nghị, sự kiện lớn trong cả nước. Ảnh: Nhất Duy. Chủ trương của sự đồng thuận Những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xác định việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm...

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số”

Petrovietnam đổi mới từ cốt lõi để bứt phá tăng trưởng “2 con số” Nhằm tập trung thực hiện, hoàn thành tốt các mục tiêu trên, ngay từ đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết 950-NQ/ĐU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2025. Đổi mới từ cốt lõi, phát triển vượt trội Chủ đề công tác năm 2025 được Đảng ủy Tập đoàn xác...

Giữ hương tết xưa: Bánh bắt đẹp đến mức… không nỡ ăn

Ở kinh đô ẩm thực Huế, từ lâu lắm rồi người ta không còn thấy những loại bánh, mứt mỗi độ tết đến xuân về. May thay, vẫn có đó những nghệ nhân vì hoài niệm phong vị tết xưa mà chuyên tâm gìn giữ từng chiếc bánh, để cho ai một lần nếm lại thì thấy cả trời ký ức ùa về… Từ bột đậu xanh được rây mịn, những nghệ nhân xứ Huế khéo léo tạo nên những bông hoa,...

VIB: Hành trình ‘Trăm sông về biển lớn’

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã tạo nên một bước ngoặt táo bạo với dự án tặng phẩm nghệ thuật "Trăm sông về biển lớn". Từ trái tim đến "Giao lộ thế giới" Bà Tú Võ - Giám đốc Marketing và Truyền thông VIB cho biết: "Bộ sưu tập nghệ thuật độc đáo "Trăm sông về biển lớn" là lời chúc gắn kết và thịnh vượng mà ngân hàng muốn gửi đến khách hàng trong dịp Tết 2025. Được tạo nên từ sự hợp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sông Tiền, sông Hậu có cá đặc sản là cá heo đẹp hơn cá linh, 2 cái ngạnh như nanh heo rừng

Chỉ là trùng tên với giống cá heo ngoài biển và cá heo nước ngọt là cá nược, cá heo nước ngọt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu ở An Giang, Đồng Tháp...là loài cá nhỏ trưởng thành tầm 2 ngón tay có 2 cái ngạnh như nanh heo rừng, có...

Dành 40% xét điểm thi tốt nghiệp

Sáng nay 15/1, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. ...

Cây mai vàng cổ thụ “khổng lồ” hơn 100 tuổi, giá 3 tỷ khiến dân tình có động thái lạ ở Đắk Lắk

Tại Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, xuất hiện một cây mai vàng cổ thụ "khổng lồ" khiến dân tình chú ý. Cây cổ thụ xổ hoa báo mùa xuân về này ước khoảng 100 năm tuổi là tâm điểm thu hút khách tham quan tại Chợ...

Hội Nông dân ở xã biển này tổ chức triển lãm mai vàng, toàn cây có thế “độc, lạ”

Hội Nông dân xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) tổ chức triển lãm mai vàng để chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều cây mai vàng có thế độc, lạ. ...

Một huyện của Kon Tum đấu giá 4 kg sâm Ngọc Linh để xây nhà cho người dân làm du lịch

Với mong muốn giúp người dân có thêm thu nhập nhờ du lịch, UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức bán đấu giá 4kg sâm Ngọc Linh 9 đến 10 năm tuổi, thu được số tiền 750 triệu đồng, sau đó mang xây dựng nhà dài truyền...

Bài đọc nhiều

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Bỏ hình thức thi IELTS trên giấy từ ngày 30/3

Theo đó, từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Thay đổi này được thực hiện với mục đích mang lại trải nghiệm thi nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi hơn cho thí sinh trong khi vẫn duy trì chất lượng và độ tin cậy...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Chưa hết học kỳ 1, loạt trường ở Hà Nội thông báo tuyển sinh lớp 6 năm sau

Dù còn chưa kết thúc học kỳ 1 của năm học 2024-2025, một số trường tư ở Hà Nội đã thông báo tuyển sinh lớp 6 cho năm học sau. Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu thông báo tuyển 210 học sinh cho năm học 2025-2026 (gồm cả Lớp song ngữ quốc tế Cambridge và Lớp tăng cường Toán và Tiếng Anh học thuật).  Đối tượng tuyển sinh là học sinh đang học lớp 5 tại các trường tiểu học năm...

Chàng trai Việt gửi hơn 600 đơn xin việc trước khi vào Microsoft

Kiên trì rải khoảng hơn 600 đơn xin việc trong vòng 5 tháng, Nhật Quang nhận được cái gật đầu từ 4 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft. Trước đó, Quang từng thực tập tại Facebook và Nvidia. Nguyễn Nhật Quang, sinh năm 2002, là cựu sinh viên ngành Khoa học máy tính của Đại học Rice (Mỹ). Trước khi tốt nghiệp khoảng 4 tháng, Quang đã nhận được thư trúng tuyển vào Microsoft với vị trí kỹ sư...

Cùng chuyên mục

Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm tỉ lệ xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và tăng tỉ lệ xét tuyển điểm thi đánh giá tư duy. Ngày 15-1, Đại học Bách khoa Hà Nội công...

Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới

Để tuyển sinh năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung 1 tổ hợp xét tuyển mới với phương thức đánh giá tư duy, giữ nguyên 10 tổ hợp với xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. ...

Năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng số chỉ tiêu xét bằng điểm thi đánh giá tư duy.

Đại học Bách khoa Hà Nội giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm ngoái, trong đó dành 40% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, giảm khoảng 10% so với năm ngoái. Sáng 15/1,...

Càng gọn càng hiệu quả

Kỳ tuyển sinh ĐH 2025, nhiều trường ĐH chỉ sử dụng những phương thức xét tuyển phổ biến, đơn giản nhưng đã từng đem lại hiệu quả trong thực tế ...

Mới nhất

Doanh nghiệp Make in Viet Nam trở thành ‘đầu tàu’ cho kinh tế số Việt

Từ lời hiệu triệu Make in Viet Nam, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ lõi. Doanh nghiệp công nghệ số hiện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam....

Đường phố TPHCM rực rỡ ngập tràn sắc xuân

TPO - Sắc xuân Ất Tỵ 2025 đã rực rỡ trên một số con đường khu vực trung tâm TPHCM. Ghi nhận chiều 14/1 của PV Tiền Phong, nhiều du khách đã dạo chơi, tham quan và chụp hình lưu niệm trong không khí mùa xuân đang rất cận kề. Trung tâm thương mại Diamond, nhìn từ góc đường Lê Duẩn và...

Gia Lai – Mien Su thi

55 năm truyền lửa tinh hoa, kiến tạo di sản

Minh Long vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập, đánh dấu cột mốc đặc biệt trong hành trình xây dựng, phát triển thương hiệu gốm sứ cao cấp hàng đầu Việt Nam. Sự kiện là dịp để Minh Long nhìn lại chặng đường đã qua đồng thời mở ra một chương mới của...

Mới nhất

Chợ livestream ở vùng cao

Gia Lai – Mien Su thi