Trang chủDi sảnDi sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị

TS. Chu Thu Hường, Viện Bảo tồn di tích, cho biết: Viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá đồ sộ thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích, đồng thời nỗ lực số hóa hệ thống tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thống kê đến tháng 12.2023, số lượng tài liệu hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích có khoảng trên 3.000 hồ sơ tài liệu về hàng nghìn di tích trong cả nước, dữ liệu điều tra về di tích theo vùng và địa phương được lưu trữ trên nền giấy, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh…

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360

Nguồn dữ liệu này góp phần quan trọng cung cấp cơ sở dữ liệu về di tích và bảo tồn di tích cho ngành văn hóa. Chẳng hạn, những bản vẽ tay các di tích tháp Chăm, đình, chùa, đền thực hiện từ những năm 1970 – 1980, trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng giá trị về di tích, bởi có những di tích trong số đó đã không còn nữa hoặc đã bị thay đổi rất nhiều. Mỗi năm Viện Bảo tồn di tích số hóa được hàng nghìn trang tài liệu bổ sung vào ngân hàng dữ liệu và đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa…

Là một trong những đơn vị tiên phong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa, sau hơn 25 năm, đến nay Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu hình ảnh động, tĩnh, báo cáo khoa học về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam: 5.688 băng từ video các loại; 980 album ảnh với 91.648 ảnh; báo cáo khoa học: 791 dự án. Viện đã số hóa được hơn 700 báo cáo khoa học, 1.154 băng phim khoa học và tư liệu và 40.000 ảnh, đang tạo lập cơ sở dữ liệu dự án văn hóa phi vật thể…

Ngày 2.12.2021, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của các bảo tàng, ban quản lý di tích trên toàn quốc nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.

Hiện nay một số Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Hải Phòng, Khánh Hòa, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… đã chủ động xây dựng Kế hoạch số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm thích ứng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số dự án tiêu biểu đã được thực hiện như số hóa các di sản văn hóa tại Hà Nội, Huế, và Hội An… tạo ra các kho dữ liệu trực tuyến giúp công chúng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu.

Liên kết, chia sẻ, tạo dữ liệu lớn về di sản văn hóa

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa đến tháng 12.2023, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, gần 65.900 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố… Đặc biệt, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và quý giá đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu số, có thể kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc sẽ là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Gần đây, các cơ quan quản lý văn hóa đã và đang nỗ lực số hóa các di sản văn hóa, từ di tích lịch sử, danh thắng, đến văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, hiện nay chưa có chủ trương và văn bản chỉ đạo cụ thể về xây dựng dữ liệu quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để xây dựng hệ thống mạng liên kết dữ liệu về di sản văn hóa trên toàn quốc; chưa có nghiên cứu tổng thể về cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cho hệ thống dữ liệu liên kết ngành trong tương lai.

Dữ liệu đã được số hóa hiện lưu trữ phân tán ở nhiều nơi mà chưa có sự liên kết, chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa được phổ biến trên không gian mạng cũng cần được xem xét…

TS. Chu Thu Hường cho rằng, với phổ ngành rộng lớn, ngành văn hóa đòi hỏi sự tích hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu chung và dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Vì thế, Viện Bảo tồn di tích nói riêng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý khác trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, bên cạnh nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của mỗi đơn vị thì sự chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu của các ngành khác nhau vô cùng quan trọng để các ban, ngành, bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu và quản lý.

Hiện nay, ngoài dữ liệu về di sản văn hóa do Cục Di sản văn hóa quản lý còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ, dữ liệu tại các địa phương. TS. Dương Viết Huy, Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý: về cơ bản, việc liên kết, chia sẻ dữ liệu cần có cơ chế từ cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa dạng dữ liệu lớn (big data). Để việc liên kết, chia sẻ này thành công và hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách, sự chuẩn hóa nền tảng công nghệ (về liên kết, chia sẻ), còn cần có sự đầu tư về nguồn lực với lộ trình hợp lý.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: số hóa di sản văn hóa và số hóa các dữ liệu, tư liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… Khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua hy vọng sẽ tạo nền tảng để đẩy mạnh lĩnh vực này.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/di-san-van-hoa-tu-truyen-thong-den-kho-tang-so-post395732.html

Cùng chủ đề

Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Trong vòng sáu ngày (từ 6 đến 11/1/2025), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 21 ca ghép tạng, trong đó có 15 bệnh nhân được cứu sống nhờ tạng hiến từ 4 người chết não. Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcTrong vòng sáu ngày (từ 6 đến 11/1/2025), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 21 ca ghép tạng, trong...

Tổng Bí thư dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Sáng 15/1/2025, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 với chủ đề Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-du-dien-dan-quoc-gia-phat-trien-doanh-nghiep-cong-nghe-so-viet-nam-post1007599.vnp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản từ ngày 18 đến ngày 22/12, sáng ngày 19/12 (theo giờ Nhật Bản), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024. Diễn đàn do Bộ Công Thương phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản tổ chức. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, các lãnh đạo và...

Xây dựng thương hiệu nhà rường Huế

Nhà rường là một di sản đặc trưng của Huế, là một bộ phận không thể tách rời của di sản lịch sử, văn hóa Huế. Không gian riêng của nhà rường Huế mềm mại mà cá tính, là điểm nổi bật của tính cách Huế thể hiện trong cảnh quan kiến trúc truyền thống. Ngôi nhà rường cổ của bà Lê Thị Túy ở số 2/3 Phú Mộng (Kim Long, thành phố Huế). Tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến...

Năm 2025, thời cơ vàng cho tăng tốc, bứt phá

Ngay từ đầu năm, những thông điệp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho quyết tâm đổi mới, nỗ lực hành động quyết liệt, tạo điểm tựa thể chế để có thể đẩy mạnh thế và lực của cả đất nước. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, và là năm khởi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCB tiên phong ứng dụng giải pháp dữ liệu số Oracle Exadata Cloud at Customer tại Việt Nam

Sáng ngày 10/01, tại hội sở OCB đã diễn ra lễ ký kết cùng Tập đoàn FPT, khởi động “Dự án hiện đại hóa nền tảng phân tích dữ liệu với Oracle ExaC@C Database 23ai”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của ngân hàng. Đại diện OCB và Tập đoàn FPT cùng ký kết triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer Được biết, Oracle Exadata Cloud at Customer của Oracle (ExaC@C) hiện...

Giữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Với đặc thù là di tích sống, là nơi cư trú, mưu sinh của con người bao đời, những ngôi nhà cổ được ví như “linh hồn” của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Thế nhưng đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất hồn cốt, giá trị chân thực, khi nhiều chủ sở hữu bán nhà cổ. Chỉ 30% nhà cổ Hội An của người Hội An Ngôi nhà cổ của bà Trần...

Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025. Các máy bay này được bàn giao cho Vietnam Airlines theo hình thức thuê ướt (bao gồm tổ bay), trong đó 2 máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất chiều 10.1 và 1 chiếc sẽ hạ cánh ngày 13.1.2025. Vietnam Airlines vừa triển khai thuê thêm 2 máy bay...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 gồm: 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông. 2- Chõ gốm, niên đại: văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay);...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Không gian giao thoa giữa nghệ thuật đương đại và di sản tại ‘Thẩm/Thấu, Thưởng’

Bằng nhiều phong cách khác nhau, triển lãm Thẩm/Thấu, Thưởng khắc hoạ Tết ở nhiều cung bậc khác nhau, ấm cúng và thiêng liêng qua hình và màu của người Việt. Từ ngày 9/1 - 23/1, Màu Việt Nam hợp tác cùng Gallery Medium giới thiệu đến công chúng THẨM / THẤU, THƯỞNG. Tiển lãm nghệ thuật trưng bày gần 50 tác phẩm đến từ 3 nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor ngay trước thềm Tết...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu nhà rường Huế

Nhà rường là một di sản đặc trưng của Huế, là một bộ phận không thể tách rời của di sản lịch sử, văn hóa Huế. Không gian riêng của nhà rường Huế mềm mại mà cá tính, là điểm nổi bật của tính cách Huế thể hiện trong cảnh quan kiến trúc truyền thống. Ngôi nhà rường cổ của bà Lê Thị Túy ở số 2/3 Phú Mộng (Kim Long, thành phố Huế). Tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến...

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần...

Lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch bền vững

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch 50.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, năm 2025, Quảng Ninh chủ trương lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối khu vực và quốc tế, một điểm đến du...

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn...

Chung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Tỉnh Nam Định có kho tàng đồ sộ di sản văn hóa, trong đó nhiều di sản văn hóa phi vật thể được quốc tế, quốc gia công nhận, ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chính quyền và cộng đồng dân cư quan tâm, có đóng góp tích cực làm phong phú thêm các giá trị văn...

Mới nhất

Sở TN&MT TP Hải Phòng triển khai nhiệm vụ năm 2025

(TN&MT) - Chiều 14/1, Sở TN&MT Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành TN&MT. Tham dự...

Chất chữa cháy màu hồng trong cháy rừng Los Angeles là gì?

(CLO) Máy bay cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng dữ dội tại khu vực Los Angeles bằng cách thả hàng trăm nghìn lít chất chữa cháy...

Làng Lô Lô Chải đẹp mê mẩn trên cao nguyên đá Hà Giang

Hà Giang - Lô Lô Chải là ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn chỉ cách cột cờ Lũng Cú 1,5 km. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/kham-pha/lang-lo-lo-chai-dep-me-man-tren-cao-nguyen-da-ha-giang-1443462.html

Mới nhất