Trang chủUncategorizedLấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch...

Lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch bền vững

Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thu hút 20 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch 50.000 tỷ đồng.
Chú thích ảnh
Phong cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Để đạt được mục tiêu này, năm 2025, Quảng Ninh chủ trương lấy kinh tế di sản làm động lực phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối khu vực và quốc tế, một điểm đến du lịch hấp dẫn toàn cầu.

Quảng Ninh được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh, giá trị riêng biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh là yếu tố “thiên tạo” và “nhân tạo” như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, vùng mỏ, địa chất, địa mạo, di sản Yên Tử gắn với Phật phái Trúc Lâm, mạng lưới 630 di tích lịch sử – văn hóa; yếu tố thuộc về cốt cách, con người Quảng Ninh, nhất là truyền thống “kỷ luật và đồng tâm” của vùng mỏ…

Những yếu tố này tạo cơ hội phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nền tảng xây dựng một nền kinh tế di sản bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng thông tin, tỉnh tập trung bảo tồn di sản bền vững, phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và quản lý du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa và lịch sử để nâng cao trải nghiệm của du khách. Đồng thời huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển sản phẩm mới và đổi mới, nâng cao sản phẩm du lịch sẵn có; phát triển các loại hình du lịch sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Quảng Ninh ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, tìm kiếm thị trường khách mới; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số. Đồng thời tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch cao cấp, dựa trên khai thác giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là các giá trị di sản.

Chú thích ảnh
Khách du lịch tại Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long. Ảnh: Văn Đức/TTXVN

Năm 2025, ngành du lịch tiếp tục hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch mới dựa trên các giá trị văn hóa, di sản, di tích lịch sử như: Điểm du lịch hoài niệm nhà chờ phà và tuyến phà Bãi Cháy; di tích thắng cảnh hồ Yên Lập – chùa Lôi Âm; triển khai tuyến du lịch mới trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…

Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dựa trên việc phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long để gia tăng trải nghiệm mới cho du khách. Trong đó có khai thác 3 bãi tắm Soi Sim, Hang Cỏ, Trinh Nữ trên vịnh Hạ Long; biểu diễn nghệ thuật kết hợp tiệc nhẹ trong một số hang động đủ điều kiện trên vịnh; xác định 7 khu vực đảo hoang sơ và bãi tắm dành cho phân khúc khách chi tiêu cao thuộc 1% dân số thế giới…

Ngành Du lịch tập trung đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm; triển khai hiệu quả chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể, phát triển ngành công nghiệp văn hóa… Cụ thể, Quảng Ninh tập trung triển khai phát triển công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành gắn với thế mạnh về di sản như du lịch văn hóa, ẩm thực, thủ công mỹ nghệ… gắn với thí điểm mô hình Khu công nghiệp văn hóa ứng dụng công nghệ cao.

Tỉnh ưu tiên xây dựng thương hiệu di sản văn hóa Quảng Ninh mang tính đặc trưng, nổi bật hơn và không ngừng đổi mới chiến lược tiếp thị di sản văn hóa phù hợp môi trường tương tác mạng liên kết toàn cầu để du lịch Quảng Ninh là sự kết hợp tổng hòa của các loại hình. Đồng thời, khuyến khích tăng cường nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm tu bổ, nâng cấp công trình văn hóa, cơ sở du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, có dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Quảng Ninh xác định di sản như một loại tài sản đặc biệt, là hàng hóa có giá trị ngày càng gia tăng theo thời gian, có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế du lịch bền vững nên đã nhìn nhận và định hướng trong bảo vệ, quản lý, khai thác hiệu quả, từng bước đưa địa phương này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

Chú thích ảnh
Dòng người hành hương lên chùa Hoa Yên, chùa Đồng trên núi Yên Tử. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Theo Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Huyền Anh, ngành Du lịch xác định các giải pháp đồng bộ, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch cao cấp; cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, hình thành hệ sinh thái cung cấp sản phẩm du lịch cao cấp; có các chiến dịch quảng bá tập trung vào phân khúc thị trường, dịch vụ, điểm đến và thương hiệu du lịch cao cấp của Quảng Ninh.

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đón được 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2023, đạt con số kỷ lục so với trước khi COVID-19 xảy ra.

Nguồn: https://baotintuc.vn/du-lich/lay-kinh-te-di-san-lam-dong-luc-phat-trien-du-lich-ben-vung-20250113095410994.htm

Cùng chủ đề

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn...

Chung tay bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Tỉnh Nam Định có kho tàng đồ sộ di sản văn hóa, trong đó nhiều di sản văn hóa phi vật thể được quốc tế, quốc gia công nhận, ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chính quyền và cộng đồng dân cư quan tâm, có đóng góp tích cực làm phong phú thêm các giá trị văn...

Doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt kỷ lục từ trước đến nay

Năm 2024, tổng doanh thu du lịch tại Di sản Huế đạt hơn 422,2 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Thông tin trên được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 vào ngày 14/1. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 là năm để lại nhiều dấu ấn mang tính lịch sử trong công cuộc bảo tồn...

Thành nhà Hồ – Di sản và cộng đồng

Triển lãm “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng” không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân xưa. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vừa khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Thành nhà Hồ - Di sản và cộng đồng”, nhằm mang đến cho...

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết

Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp. Cho đến nay, sản phẩm OCOP vẫn được khai thác mạnh thị thị trường nội địa, tạo đà cho các sản phẩm phát huy thế mạnh, tạo động lực cho các nhà sản xuất. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, dòng sản phẩm này...

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Thị trường Tết Hà Nội xuất hiện ‘đào đông đỏ’ giá hàng trăm triệu đồng

Lần đầu tiên thị trường Tết ở Hà Nội đón "đào đông đỏ" nguyên cây, phục vụ người dân sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khoảng nửa tháng trở lại đây, gian hàng chợ Tết trên đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày bán "đào đông đỏ", được nhập khẩu từ Hà Lan và Trung Quốc, với sắc đỏ rực rỡ, tăng thêm phần phong phú cho thị trường hoa Tết ở Thủ đô. Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/thi-truong-tet-ha-noi-xuat-hien-dao-dong-do-gia-hang-tram-trieu-dong-20250111182356672.htm

Hội An- nơi thời gian ngừng trôi

  Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông -...

Chuyên gia dự báo Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ sẽ bùng nổ du lịch

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông tin từ báo chí địa phương dự báo Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam sẽ phát triển “đột biến” trong lĩnh vực du lịch khi tầng lớp trung lưu tăng lên. Phát biểu gần đây tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn khách sạn Accor SA có trụ sở tại Pháp - ông Jean-Jacques Morin - cho rằng 3 quốc gia trên đang sẵn sàng cho...

Bài đọc nhiều

Khách ngoại đón năm mới, chơi Tết Việt tăng mạnh

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2023, đã phục hồi như trước dịch và được dự báo sẽ tiếp tục ổn định lượng khách trong tháng 2. Việt Nam cũng lọt Top 5 điểm đến được ưa chuộng trong dịp năm mới. Ngoài sức hút từ thắng cảnh, ẩm thực và các di sản, khách quốc tế đến Việt Nam trong dịp...

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 816/QĐ-TTg ngày 7/7/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;...

Việt Nam sẽ đưa thêm 4 loại vaccine mới vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Theo lộ trình, thời gian tới sẽ có nhiều loại vaccine mới được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. TS Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng Quốc gia nói về các loại vaccine sắp được tiêm miễn phí cho trẻ em. Ảnh: Nam Trần Chia sẻ tại buổi tọa đàm "Tiêm chủng vaccine an toàn và nâng cao nhận thức cộng đồng", TS Đặng Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng tiêm...

Cánh đồng sen bạt ngàn, đẹp hút hồn ở Quảng Nam

(Dân trí) - Giữa nắng hè oi ả, cánh đồng sen Trà Lý nở rộ ngút tầm mắt khiến du khách mê mẩn. Nhiều người tìm đến đây để ngoạn cảnh và chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc lung linh giữa thiên nhiên tươi đẹp. Cánh đồng sen Trà Lý, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam nằm ở dưới chân núi Hòn Tàu. Đây được xem là cánh đồng sen lớn nhất xứ Quảng với diện tích...

Cùng chuyên mục

HAPPY VIETNAM 2024 – AN LÃO, MIỀN QUÊ HẠNH PHÚC!

HAPPY VIETNAM 2024 - AN LÃO, MIỀN QUÊ HẠNH PHÚC!

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa". Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi đây còn được biết đến là quê hương của "chè xanh, mật...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 8/1. Sáng nay 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị...

4 ngày tham quan miễn phí tại thành nhà Hồ

Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tung loạt sự kiện hấp dẫn cùng ưu đãi mở cửa miễn phí 4 ngày để cho người dân, du khách đến tham quan. Theo đó, từ ngày 25/1 – 29/1/2025 (tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 1 Tết Ất Tỵ), du khách sẽ được miễn phí vé vào cửa để tham quan di sản thành nhà Hồ. Từ ngày 1/1- 30/3, (tức ngày 2/12 -...

Vượt qua Thái Lan, Việt Nam vô địch AFF Cup 2024

(Dân trí) - Đội tuyển Việt Nam thắng 3-2 trên sân Thái Lan ở trận chung kết lượt về, qua đó thắng chung cuộc với tỷ số 5-3 và giành ngôi vô địch AFF Cup 2024. 90+20' Hết giờ Việt Nam thắng 3-2 trên sân Thái Lan   90+18' Bàn thắng. Hai Long ghi bàn Thủ môn Thái Lan đang lao lên tham gia quả phạt góc, nhưng các cầu thủ Việt Nam đã lấy bóng và tạo đợt phản công, Hai Long sút bóng từ...

Mới nhất

Cần tận dụng sức mạnh của công nghệ để lan tỏa giá trị văn hóa

Trong kỷ nguyên hội nhập, đầu tư vào văn hóa và giải trí không chỉ là việc bảo tồn các giá trị truyền thống mà còn phát triển những sản phẩm mang tính sáng tạo, hiện đại và phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Cận cảnh khu đất đấu giá ‘view triệu đô’ gần 900 tỷ đồng

TPO - Khu đất dọc sông Hàn là nơi từng đặt trụ sở của Cục Hải quan TP. Đà Nẵng cũ có giá khởi điểm gần 900 tỷ đồng. Khu đất này nằm ở đoạn đường có giá đắt đỏ nhất Đà Nẵng theo bảng giá vừa được công bố.  15/01/2025 | 06:48...

Mời tham gia cuộc thi “Tết thời số”

Nhằm tạo sân chơi vui tươi, ý nghĩa cho bạn đọc nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, Báo Người Lao Động điện tử tổ chức cuộc thi...

Bé gái ‘vượt chông gai’ chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa chào đón một bé gái khỏe mạnh nặng 3,2kg. Điều đặc biệt là em bé chào đời cùng chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm. ...

Mới nhất

Nhộn nhịp sách tết