Trang chủDi sản"Đêm phố cổ" đi qua một phần tư thế kỷ

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài.

Lung linh “Đêm phố cổ”. Ảnh: Q.T
Lung linh “Đêm phố cổ”. Ảnh: Q.T

“Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới

Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố cổ tại Khu phố cổ Hội An” (sau này gọi là “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” và được gọi tắt là “Đêm phố cổ”) nhằm mục đích từng bước phục hồi cảnh quan và các sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân phố cổ Hội An xưa. Như vậy, sản phẩm du lịch này hình thành trước khi Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

“Đêm phố cổ” đã góp phần quan trọng trong việc Hội An được các tổ chức du lịch, các tạp chí, các tờ báo uy tín vinh danh nhiều danh hiệu như: “Đêm phố cổ Hội An, một trong 25 trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới”; “Top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á”, “Top 10 điểm đến yên bình và thư thái hàng đầu châu Á” (2023), “Top 25 điểm đến có xu hướng hấp dẫn nhất thế giới” (2023)…

Không sôi động, hào nhoáng như các sản phẩm du lịch đêm khác, “Đêm phố cổ” với giai điệu, ánh sáng mộc mạc đã dẫn dắt du khách vào không gian lắng đọng, hoài niệm của Hội An những ngày xưa cũ.

Theo các đơn vị lữ hành, nhiều du khách quốc tế đã chia sẻ rằng việc được lãng đãng ở Hội An trong thời điểm diễn ra “Đêm phố cổ” khiến họ được chạm vào cảm xúc khó tả mà chưa điểm đến nào mang lại trên hành trình.

Bà Trương Thị Ngọc Cẩm – Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH Hội An cho hay, thời gian qua nhiều tổ chức, cá nhân, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nước đã chọn Hội An vào những ngày thực hiện “Đêm phố cổ” để tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, sự kiện… để các khách mời có thể tham gia trải nghiệm.

Nhiều công ty du lịch, lữ hành xây dựng chương trình tham quan đặc biệt “Đêm phố cổ” để giới thiệu, các du khách ưu tiên chọn thời gian diễn ra “Đêm phố cổ” để đến với Hội An.

 “Đặc biệt, “Đêm phố cổ” được lựa chọn phục dựng một phần không gian tại các sự kiện văn hóa – du lịch, quảng bá Hội An ở các thành phố trên cả nước trong những năm qua.

Bao gồm các sự kiện: “Tuần văn hóa Hội An tại Hà Nội” (2005) và Tuần văn hóa xứ Quảng tại Hà Nội – Nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội (2010); Hội chợ Triển lãm Quốc tế APEC tại TP.Đà Nẵng (2009); “Những ngày Hội An tại TP.Hồ Chí Minh (2012); “Những ngày văn hóa Thanh Hóa – Hội An” tại TP.Thanh Hóa từ năm 2015 đến nay; “Những ngày văn hóa tại Cao Lãnh, Đồng Tháp” – bà Cẩm chia sẻ.

Nốt trầm của “Đêm phố cổ”

Đi qua chặng đường dài, “Đêm phố cổ” đến nay đã có nhiều sự thay đổi. Điểm sinh hoạt Thơ Đường đã dời đến địa điểm mới số 89 Trần Phú được trang trí mới lạ, không gian thoáng đãng, kết hợp với thưởng trà để phù hợp hơn với không khí sinh hoạt.

Hoạt động trò chơi bịt mắt đập nồi, các hoạt động trong “Không gian Văn hóa Việt Nam – Nhật Bản” tại đình Cẩm Phô và hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại 78 Lê Lợi, hoạt động Hát bội tại vòng cung Chùa Cầu… đều được dời đến địa điểm phù hợp hơn cho du khách.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đưa thêm các hoạt động trình nghề, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và điểm thư pháp vào phố đêm làm đa dạng trải nghiệm của du khách.

Theo ông Võ Phùng – nguyên Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT-TH Hội An, người đi cùng sản phẩm trong những ngày đầu tiên, không dễ gì để một sản phẩm du lịch đi được chặng đường 25 năm và vẫn còn sức lôi cuốn với du khách.

“Điều đáng tiếc là có cảm giác tự chúng ta ngày càng làm mờ nhạt đêm phố cổ khi dần biến nó thành một phố đêm đơn thuần. Việc thiếu kiểm soát, để hỗn tạp các âm thanh, ánh sáng dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực phố cổ khiến nhiều du khách cũng không còn hứng thú thưởng thức sản phẩm “Đêm phố cổ” nữa – ông Võ Phùng bộc bạch.

Nhân sự phục vụ cho các loại hình nghệ thuật cũng là một khó khăn lớn trong việc duy trì các hoạt động “Đêm phố cổ”.

Theo nhìn nhận của Trung tâm VH-TT&TT-TH Hội An, từ sau dịch COVID-19, hoạt động hò khoan đối đáp trên sông đang tạm dừng cho đến nay và chưa có điều kiện hoạt động trở lại vì lý do nhân sự biểu diễn; các chương trình nghệ thuật như “Sắc màu của lụa”, “Đêm Hoài Giang” chưa thể tổ chức thường xuyên vì cần số lượng lớn diễn viên cũng như kinh phí tổ chức… Bởi vậy, đơn vị chưa thể đưa vào phục vụ du khách một cách thường xuyên hằng tháng…

Nguồn: https://baoquangnam.vn/dem-pho-co-di-qua-mot-phan-tu-the-ky-3126520.html

Cùng chủ đề

Hình tượng rồng trên di tích kiến trúc ở Hội An

 Ở Hội An, vượt ra khỏi khuôn khổ cung đình, hình tượng rồng đã "bay lên" mái đình làng, ẩn mình trong các bình sứ, quấn trên những cột đình, có nơi, rồng trở thành thần gác cửa cho các điện thờ. Đến Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp hình tượng của rồng trong các di tích kiến trúc từ dân dụng đến di tích thờ cúng, tín ngưỡng như Chùa Ông , đình Cẩm Phô, Sơn Phong…  Hình...

Đến Hội An, ghé những đình làng hơn trăm năm tuổi của người Việt

Đây là di tích sống giúp cho các nhà nghiên cứu về làng xã Hội An từ thế kỷ 15, là đình làng của người Việt có kiến trúc hoàn chỉnh. Làng Cẩm Phô là một trong những làng hình thành khá sớm tại Hội An. Trong Ô Châu cận lục (thế kỷ 16), tác giả Dương Văn An khi liệt kê các xã ở huyện Điện Bàn đã đề cập đến xã Cẩm Phô. Từ thế kỷ 19 trở về trước,...

Các phe phái quy về một mối thành quân đội thống nhất, Iran ra tuyên bố mạnh mẽ

Bộ Quốc phòng thuộc chính quyền lâm thời Syria và đa số các phe phái phái vũ trang khác nhau ở nước này đã nhất trí thành lập quân đội thống nhất.

Thẩm định nội bộ dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy được giao làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định nội bộ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hội đồng thẩm định nội bộ có trách nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Hội An vào tốp 5 điểm đến tại châu Á có chi phí hợp lý nhất dành cho dân du mục kỹ thuật số

Đô thị cổ Hội An và TP.Đà Nẵng vừa được chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Hoa Kỳ) đưa vào tốp 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025. Theo đó, Travel Off Path nhận định, Hội An là vùng đất có sự giao thoa văn hóa, đặc sắc và là đô thị sở hữu nhiều tiệm cà phê với không gian thư...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Theo kế hoạch tổ chức “Hội Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025” vừa được UBND TP.Hội An ban hành, từ ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ (ngày 28 đến hết 31/1/2025), Hội An tạm dừng hoạt động bán vé khu phố cổ và các làng nghề trên địa bàn thành phố. Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy...

Trưng bày hơn 100 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên

(QNO) - Sáng nay 27/12, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Nam khai mạc Ngày hội trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên năm 2024. Ngày hội diễn ra 1 ngày tại Quảng trường Núi Thành (huyện Núi Thành) với 16 gian hàng cùng hơn 100 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên. Ngoài ra còn có các gian hàng ẩm thực của thanh niên huyện...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Cùng chuyên mục

Hình tượng rồng trên di tích kiến trúc ở Hội An

 Ở Hội An, vượt ra khỏi khuôn khổ cung đình, hình tượng rồng đã "bay lên" mái đình làng, ẩn mình trong các bình sứ, quấn trên những cột đình, có nơi, rồng trở thành thần gác cửa cho các điện thờ. Đến Hội An, du khách dễ dàng bắt gặp hình tượng của rồng trong các di tích kiến trúc từ dân dụng đến di tích thờ cúng, tín ngưỡng như Chùa Ông , đình Cẩm Phô, Sơn Phong…  Hình...

Đến Hội An, ghé những đình làng hơn trăm năm tuổi của người Việt

Đây là di tích sống giúp cho các nhà nghiên cứu về làng xã Hội An từ thế kỷ 15, là đình làng của người Việt có kiến trúc hoàn chỉnh. Làng Cẩm Phô là một trong những làng hình thành khá sớm tại Hội An. Trong Ô Châu cận lục (thế kỷ 16), tác giả Dương Văn An khi liệt kê các xã ở huyện Điện Bàn đã đề cập đến xã Cẩm Phô. Từ thế kỷ 19 trở về trước,...

Chùa Cầu ở Hội An vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử sau khi tu bổ

Chùa Cầu (Hội An) sau một thời gian tu bổ đã được chính quyền TP Hội An mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội khiến nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về Chùa Cầu hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề cơ bản cả trước và sau quá trình tu bổ cây cầu nổi tiếng này.   Chùa Cầu trước...

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản. Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch nổi bật ở nước ta. Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương...

Không gian giao thoa giữa nghệ thuật đương đại và di sản tại ‘Thẩm/Thấu, Thưởng’

Bằng nhiều phong cách khác nhau, triển lãm Thẩm/Thấu, Thưởng khắc hoạ Tết ở nhiều cung bậc khác nhau, ấm cúng và thiêng liêng qua hình và màu của người Việt. Từ ngày 9/1 - 23/1, Màu Việt Nam hợp tác cùng Gallery Medium giới thiệu đến công chúng THẨM / THẤU, THƯỞNG. Tiển lãm nghệ thuật trưng bày gần 50 tác phẩm đến từ 3 nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor ngay trước thềm Tết...

Mới nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/1/2025: ‘Ông lớn’ giảm lãi suất huy động lần 2

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/1/2025, sau khi hạ lãi suất 0,1%/năm các kỳ hạn từ 6-11 tháng ngày 8/1, Techcombank lại tiếp tục điều chỉnh giảm lần thứ 2 từ đầu tháng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất huy động lần thứ hai tính từ đầu...

Nhận tiền thưởng Tết, gửi tiết kiệm 3 tháng ngân hàng nào lãi nhất?

(NLĐO) – Lãi suất gửi tiết kiệm được dự báo sẽ tiếp tục nhích lên trong bối cảnh các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn...

Giá cà phê robusta tiếp tục giảm mạnh phiên đầu tuần, hàng vụ mới đang gây sức ép, hàng Việt vẫn còn nhiều tiềm...

Cà phê Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng hạt thô, chiếm khoảng 95% tổng lượng xuất khẩu. Các sản phẩm Việt Nam ngày càng được chú trọng trên thị trường quốc tế, khi xu hướng tiêu dùng cà phê đặc sản và chế biến sẵn tăng trưởng mạnh. Đức, Mỹ, Italy, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á hiện là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Chiêm ngưỡng linh vật rắn khổng lồ có giá 500 triệu đồng tại TPHCM

TPO - Cặp rắn dài 15 m mỗi con, có giá lên đến 500 triệu đồng được chế tác tại nhà xưởng ở xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) phục vụ Tết Ất Tỵ 2025. 14/01/2025 | 09:14 ...

Mới nhất