Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPSản phẩm OCOP Bình Định lên “sàn”

Sản phẩm OCOP Bình Định lên “sàn”

Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất – kinh doanh sản phẩm OCOP tham gia thương mại điện tử.

Qua đó dần khẳng định hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại.

SÁT CÁNH cùng doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển. Thương mại điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu, mang đến những cơ hội phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế.

Tại tỉnh Bình Định, với những lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và sản phẩm OCOP đặc trưng, thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế địa phương.

Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Cục Thương mại điện tử – Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024, chỉ số thương mại điện tử tỉnh Bình Định đứng thứ 15 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, cho biết với kết quả xếp hạng trên, thương mại điện tử của tỉnh có cơ sở vững chắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, mở rộng kênh phân phối mới, nâng cao giá trị các sản phẩm.

Để đạt được kết quả trên, giai đoạn 2023 – 2024, Sở Công Thương tỉnh Bình Định đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và ngành hàng xuất khẩu chủ lực, cũng như nâng cấp, duy trì website thương mại điện tử kết nối giao thương giữa Bình Định với các tỉnh phía Nam nước Lào.

Sản phẩm OCOP Bình Định lên “sàn”

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng triển khai thực hiện duy trì phần mềm bản đồ trực tuyến hệ thống phân phối hàng Việt trên địa bàn tỉnh Bình Định, hỗ trợ 10 DN áp dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR, chip NFC, công nghệ blockchain…) để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. 

Đồng thời, hỗ trợ 10 DN xây dựng website thương mại điện tử; 2 DN ứng dụng thương mại điện tử thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business) và 5 DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đủ điều kiện, có sản phẩm đạt các chứng nhận OCOP phát triển qua sàn thương mại điện tử Shopee. Mục đích là để tập trung hỗ trợ, xây dựng điển hình nhằm dẫn dắt, lan tỏa hoạt động mua bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử.

Tính đến nay, tỉnh Bình Định có tổng cộng 477 sản phẩm OCOP. Trong đó, 435 sản phẩm đạt hạng 3 sao (chiếm 91,19%), 42 sản phẩm đạt hạng 4 sao (chiếm 8,81%) và 223 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử.

“Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong chất lượng và sự phát triển bền vững của các sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của Bình Định không chỉ được người tiêu dùng trong tỉnh ưa chuộng mà còn có tiềm năng phát triển trên các thị trường trong và ngoài nước” – ông Ngô Văn Tổng nói.

“Sạch từ tâm, sống an lành”

Theo các DN hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, việc bán sản phẩm là bán câu chuyện. Một sản phẩm hàng hóa thông thường sẽ được nhân giá trị lên gấp nhiều lần nếu biết đưa những câu chuyện gắn liền với quá trình sản xuất.

Đó có thể là những câu chuyện về các giá trị văn hóa đặc trưng hay nét độc đáo riêng về nguồn gốc hình thành, công dụng đặc biệt của sản phẩm, quá trình hình thành và phương châm hoạt động của DN. Đây còn là niềm tự hào về giá trị tài nguyên bản địa, nét văn hóa, sự tâm huyết, kỳ vọng của người tạo ra sản phẩm.

Sản phẩm bún, phở khô Kicafoods của vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Kiều – chị Lê Thị Cảnh ở xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân (Bình Định) là ví dụ điển hình.

Giữa năm 2020, vợ chồng anh Kiều khởi nghiệp ở quê nhà Ân Hảo Đông với nghề làm bún, phở khô gia truyền. Được sự ủng hộ của gia đình, người thân, hai vợ chồng đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị. Đến năm 2021 thì đăng ký thành lập Cơ sở sản xuất – kinh doanh thực phẩm Kicafoods với sản phẩm chủ lực là bún, phở khô từ gạo và gạo lứt.

Cùng với đó, vợ chồng anh Kiều chú trọng khâu thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm, ưu tiên nguyên liệu chế biến an toàn, chất lượng cao, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như tiếp cận công nghệ, đưa các sản phẩm của Kicafoods lên các kênh tiêu thụ trực tuyến để mở rộng thị trường (Lazada, Shopee và trên nền tảng TikTok).

Gia đình chị Lê Thị Cảnh có truyền thống sản xuất bún, phở khô hơn 10 năm. Cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, làm theo kiểu truyền thống nên khá vất vả. “Với mục tiêu làm sao người người nhà nhà đều sử dụng bún, phở khô, tôi đã bắt tay vào làm tất cả công đoạn để cảm nhận được sự vất vả như thế nào. 

Khi tôi đã hiểu và yêu công việc này thì thương hiệu bún, phở khô của tôi ra đời với phương châm “Sạch từ tâm, sống an lành” nhằm tạo ra sản phẩm ngon, an toàn nên nhận được nhiều đánh giá tích cực” – chị Lê Thị Cảnh, người sáng lập và điều hành Kicafoods, chia sẻ.

Bún, phở khô Kicafoods xuất ngoại

Đến nay, thương hiệu bún, phở khô Kicafoods được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao, được đánh giá là sản phẩm giàu tiềm năng đầu tư và phát triển ở địa phương. Sản phẩm cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Lào và Campuchia. Ngoài ra, hiện vợ chồng anh Kiều – chị Cảnh đã gửi 30 thùng hàng mẫu qua hai quốc gia New Zealand, Hàn Quốc để đối tác phân tích, đánh giá chất lượng và thăm dò nhu cầu thị trường.

“Khoảnh khắc khó quên nhất là lần đầu tiên tôi viết bài chia sẻ về câu chuyện bún, phở khô trên trang Facebook cá nhân. Viết xong, tôi hồi hộp nhắm mắt và… nhấn phím Enter. Có thể với ai đó là chuyện bình thường nhưng với tôi, việc nhấn phím Enter là cả một sự đấu tranh. “Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân”, chỉ cần vượt qua khoảnh khắc đó là bạn đã tiến một bước xa rồi” – chị Lê Thị Cảnh tâm sự.

Có thể thấy, việc bán hàng trên mạng thông qua các website, sàn giao dịch điện tử và trang mạng xã hội đã và đang ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0. Điều này không chỉ mang lại tiện lợi cho người bán mà cả người mua với nhiều tiện ích mới, như: giúp DN, người tiêu dùng tiếp cận được thông tin thị trường; giảm đáng kể thời gian, chi phí giao dịch, tiếp thị, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác; giảm chi phí sản xuất, giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi.

Tuy nhiên, các chủ thể OCOP cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo dựng niềm tin, từng bước khẳng định uy tín với người tiêu dùng và từng bước mở rộng thị phần.

nguồn: https://nld.com.vn/san-pham-ocop-binh-dinh-len-san-196250113140943141.htm

Cùng chủ đề

Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng 26%, thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là “đòn bẩy’’ giúp doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến, tuy nhiên việc quản lý còn bất cập. Kênh xuất khẩu quan trọng Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi...

15.000 nhà bán hàng nói về xu hướng bán lẻ năm 2025

Năm 2024 ghi nhận sự bùng nổ của livestream bán hàng. Nhiều nhà bán hàng cho biết mở rộng kênh bán hàng sẽ là chiến lược trọng tâm của năm 2025. Năm 2024 – Năm bùng nổ livestream bán hàng Ngày 10/1, Sapo Việt Nam cho biết đã có kết quả khảo sát từ 15.000 cơ sở kinh doanh thương mại, bán lẻ trên toàn quốc về tình hình bán lẻ hàng hóa...

Thương mại điện tử khẳng định vị thế bán lẻ hiện đại

Trong năm 2025, hầu hết các nhà bán hàng vẫn xem kênh online là trọng tâm. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của thương mại điện tử trong bán lẻ hiện đại. Nhiều tín hiệu tích cực Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo vừa công bố kết quả khảo sát từ 15.000 nhà bán hàng trên toàn quốc. Kết quả cho thấy, nhóm có doanh thu tăng trưởng tập trung...

Agoda, Booking, Paypal, AirBnb chưa đăng ký thuế tại Việt Nam, Tổng cục Thuế yêu cầu ngân hàng khấu trừ thay

ANTD.VN - Agoda, Booking, Paypal, AirBnb chưa đăng ký thuế tại Việt Nam, do đó, Tổng cục Thuế yêu cầu 100 ngân hàng, trung gian thanh toán khấu trừ, nộp thuế thay. Cục Thuế doanh nghiệp lớn cho biết, theo quy định đơn vị này được Tổng cục Thuế giao phân công quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN). Theo đó, Cục Thuế doanh nghiệp lớn đã chủ động rà soát và tuyên truyền,...

Thực hư thu thuế thương mại điện tử 10%

(NLĐO) – Thông tin giao dịch thương mại điện tử bị thu thuế 10% lan truyền trên mạng xã hội đang được dư luận quan tâm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dàn nghệ sĩ nổi tiếng góp mặt trong “Táo quân 2025”

Các nghệ sĩ Chí Trung, Quốc Khánh, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung… sẽ có mặt trong chương trình "Táo quân 2025" trên VTV. ...

Giá vàng hôm nay, 14-1: Đột ngột giảm mạnh

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay bất ngờ lao xuống do nhà đầu tư bán chốt lời, đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong 2 năm qua ...

Thủ tướng Nga tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

(NLĐO)- Rạng sáng 14-1, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. ...

Giải tỏa ngột ngạt giao thông

TP HCM, Hà Nội cùng nhiều đô thị đã và đang triển khai nhiều giải pháp để trước và sau Tết Ất Tỵ, các hoạt động giao thông hiệu quả nhất có thể ...

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Không tính việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, dự kiến bộ máy của Chính phủ sau khi sắp xếp có 22 bộ, cơ quan ...

Bài đọc nhiều

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh niên địa...

Xứ Thanh – Nơi hội tụ sản phẩm tinh hoa (Bài 2): Sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

 Xứ Thanh vốn là mảnh đất có nhiều sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu gắn với văn hóa, truyền thống của đồng bào các dân tộc. Những sản phẩm đó không chỉ chứa đựng tinh hoa văn hóa mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua “làn gió” của Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng ấy đã được nâng cao giá trị, dần khẳng định...

Gạo A An- thương hiệu gạo Quốc gia đầu tiên xuất khẩu thành công vào Nhật Bản

TPO - Gạo A An - thương hiệu thuộc Tập đoàn Tân Long vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia (THQG) năm 2022. Đặc biệt hơn, khi gạo A An cũng là thương hiệu gạo Việt đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường cực kỳ khó tính như Nhật Bản . Để được công nhận danh hiệu THQG, các thương hiệu bắt buộc phải trải qua quá trình xét chọn nghiêm ngặt của Ban tổ...

Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP của địa phương

Trong thời gian qua, huyện Định Quán đã chú trọng triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vũ Đình Trung nghe đại diện Cơ sở sản xuất nấm mèo Trường Giang (ở xã Suối Nho, huyện Định Quán) chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng...

Gian hàng Thương hiệu Quốc gia, sản phẩm OCOP hút khách tại Vietnam Foodexpo 2024

Các gian hàng Thương hiệu Quốc gia, OCOP vùng miền tại Triển lãm Quốc tế công nghiệp và thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) nhận sự quan tâm rất lớn. Sự kiện ngành công nghiệp thực phẩm được mong đợi nhất trong năm đã chính thức khai mạc vào ngày 13/11. Tại đây, Triển lãm Quốc tế công nghiệp và thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) mở rộng cửa đón chào hàng nghìn doanh nghiệp và chuyên gia...

Cùng chuyên mục

Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết

Phát triển các dòng sản phẩm OCOP thuộc Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm, hiện nay là thế mạnh của các đơn vị sản xuất từ hình thức kinh tế tập thể đến doanh nghiệp. Cho đến nay, sản phẩm OCOP vẫn được khai thác mạnh thị thị trường nội địa, tạo đà cho các sản phẩm phát huy thế mạnh, tạo động lực cho các nhà sản xuất. Đặc biệt, vào dịp lễ, Tết, dòng sản phẩm này...

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19-6-2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương...

Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP của địa phương

Trong thời gian qua, huyện Định Quán đã chú trọng triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vũ Đình Trung nghe đại diện Cơ sở sản xuất nấm mèo Trường Giang (ở xã Suối Nho, huyện Định Quán) chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh niên địa...

OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ Tết

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của Quảng Ninh đã khẳng định vị thế, mở ra nhiều cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản. Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh trở thành thương hiệu được nhiều người tin dùng. Chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã sẵn sàng đưa đến người dân.

Mới nhất

Không gian giao thoa giữa nghệ thuật đương đại và di sản tại ‘Thẩm/Thấu, Thưởng’

Bằng nhiều phong cách khác nhau, triển lãm Thẩm/Thấu, Thưởng khắc hoạ Tết ở nhiều cung bậc khác nhau, ấm cúng và thiêng liêng qua hình và màu của người Việt. Từ ngày 9/1 - 23/1, Màu Việt Nam hợp tác cùng Gallery Medium giới thiệu đến công chúng THẨM / THẤU, THƯỞNG. Tiển lãm nghệ thuật trưng bày gần...

Vinh danh di sản văn hóa xứ Trầm

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp những thông tin về các di sản văn hóa được vinh danh hoặc đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa của quốc gia và thế giới đã làm nức lòng những ai quan tâm đến vốn văn hóa xứ Trầm. Từ đây, giá trị của nhiều di sản...

Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay

Một số bệnh viện liên tục ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc cúm A phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Đáng chú ý, đã có nhiều trường hợp biến chứng nặng về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, sốt nhiễm khuẩn. Một số bệnh viện liên tục ghi nhận sự gia...

Gìn giữ nghệ thuật hát Then đàn Tính – di sản văn hóa dân tộc

Tại không gian rộng lớn của Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, nơi âm thanh các dân tộc hòa quyện, những làn điệu hát Then, đàn Tính vang vọng, mang theo hơi thở của đất trời. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng...

Nam sinh trường Y không thể tốt nghiệp vì nợ học phí, lang thang suốt 16 năm

TRUNG QUỐC - Không thể lấy được bằng tốt nghiệp vì nợ học phí, trong cơn tuyệt vọng Liêu Ngân Siêu quyết định bỏ nhà ra đi sống lang thang suốt 16 năm. Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Không muốn con có cuộc sống khổ cả đời, bố...

Mới nhất

tăng nhẹ trong phạm vi