Trang chủPolitical ActivitiesBan hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050



(MPI) – Ngày 12/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 77/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Kế hoạch, tỉnh Tiền Giang sẽ rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Thông báo công khai danh mục các quy hoạch đã hết hiệu lực theo quy định tại Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo sức lan tỏa, nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, động lực của tỉnh: kinh tế biển, công nghiệp và đô thị trong đó chú trọng kết nối đô thị – công nghiệp tại vùng kinh tế biển Gò Công, vùng công nghiệp Tân Phước và hành lang dọc sông Tiền tạo nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, bảo trợ xã hội, thu gom, xử lý nước thải, chất thải; phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; quốc phòng, an ninh; hạ tầng thủy lợi; cấp nước, thoát nước; phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;…

Theo Kế hoạch, về Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, tỉnh Tiền Giang sẽ ưu tiên thu hút các nhà đầu tư năng lực tài chính mạnh, sử dụng công nghệ hiện đại và sử dụng lao động trình độ cao.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư được xác định căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực được xác định trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh, gồm: Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng logistics; xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng thủy nội địa, cảng cá, cảng chuyên dùng, cảng hành khách…; các dự án phát triển vùng kinh tế biển, ven biển; phát triển năng lượng sạch; các dự án xây dựng hạ tầng thương mại – dịch vụ; khu đô thị, khu dân cư; dự án nhà ở xã hội; các dự án chế biến nông sản, thủy sản…; các dự án cấp nước thô, nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp, đô thị và nông thôn; các dự án đầu tư phát triển du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, công nghệ – thông tin và đảm bảo an sinh xã hội; các dự án về xử lý rác thải, nước thải và giảm ô nhiễm môi trường…

Để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,0 – 8,0%/năm giai đoạn 2021-2030, tỉnh Tiền Giang dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 649,9 – 663,5 nghìn tỷ đồng.

Về hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng, tỉnh Tiền Giang cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển đi đôi với các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo cơ hội, động lực cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Xây dựng, ban hành chính sách đột phá phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, động lực như: kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp, đô thị.

Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hợp tác công – tư (PPP); cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, hỗ trợ các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, sáng tạo; nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Xây dựng, ban hành chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác, liên kết vùng, liên vùng; mở rộng hợp tác quốc tế và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục duy trì và thâm nhập các thị trường truyền thống, đồng thời, hướng tới những thị trường mới.

Ban hành kịp thời, đồng bộ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh.

Về thu hút đầu tư phát triển, tỉnh Tiền Giang sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; trong đó, ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn trung ương hỗ trợ, vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng tâm, trọng điểm có tính lan tỏa và kết nối, liên kết Vùng. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; có chế tài xử lý các dự án chậm triển khai thực hiện.

Đồng thời, tăng cường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nghiên cứu xây dựng danh mục các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP cho từng giai đoạn để thu hút nhà đầu tư, coi đây là giải pháp đột phá nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm nhằm thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng để phát triển mạnh các lĩnh vực: kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ, đô thị, chế biến nông sản mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các dự án kêu gọi đầu tư; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu kinh tế biển, khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, các khu đô thị – công nghiệp… theo quy hoạch được duyệt. Chuẩn bị tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất (địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, đào tạo nguồn nhân lực…) nhằm thu hút các nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Đối với phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Tiền Giang sẽ phát triển thị trường lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh; ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế trọng điểm, trong các khu, cụm công nghiệp như: công nghiệp chế biến, chế tạo, chế biến nông sản, du lịch, thương mại, dịch vụ.

Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhất là Trường Đại học Tiền Giang, Cao đẳng Tiền Giang, Cao đẳng Y tế Tiền Giang, 3 trường trung cấp ở 3 vùng trong tỉnh. Tăng cường mối liên kết giữa các viện, các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đơn vị sử dụng lao động hoặc trung gian.

Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển; đào tạo, đào tạo lại ngành, nghề phù hợp cho lực lượng lao động theo định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tăng cường định hướng nghề nghiệp cho thanh niên ngay từ bậc học phổ thông; thực hiện phân luồng, tăng số học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hóa, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục thu hút đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thiện mạng lưới trường lớp. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập chất lượng cao. Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa chủ thể tham gia đào tạo, kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện chính sách quy định trách nhiệm và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động; thường xuyên kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-13/Ban-hanh-Ke-hoach-thuc-hien-Quy-hoach-tinh-Tien-Gizpvwsd.aspx

Cùng chủ đề

Cận Tết, phố đi bộ ở Ninh Thuận vẫn vắng hoe, hàng chục hộ kinh doanh ế ẩm

Tết Ất Tỵ đã cận kề nhưng phố đi bộ ban đêm trên đường Trần Quang Diệu (TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vắng hoe, tiểu thương than trời. Vì phố đi bộ vắng người và buôn bán ế ẩm,...

Hơn 120 cán bộ chiến sĩ Công an TP Huế tham gia hiến máu tình nguyện

NDO - Thực hiện Chương trình “Ngày Chủ nhật Đỏ”, có hơn 120 cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên Công an TP Huế đã tham gia vào Ngày hội hiến máu tình nguyện trong dịp đầu năm mới 2025. Hưởng ứng Chương trình “Ngày Chủ nhật Đỏ” lần thứ XVII - năm 2025 do Thành đoàn Huế phát động, ngày 13/1, tại Trung tâm Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Trung ương Huế), hơn 120...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh

Chiều 13-1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ...

Kịp thời “cứu” tàu bị nhóm Houthi tấn công, ngăn chặn thành công thảm họa lịch sử trên Biển Đỏ

Công ty an ninh hàng hải Ambrey (Anh) và chính phủ Hy Lạp đã triển khai chiến dịch nhằm cứu hộ tàu chở dầu bị nhóm vũ trang Houthi tấn công trên Biển Đỏ, qua đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra một trong những vụ tràn dầu lớn nhất trong lịch sử.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng...

(MPI) - Ngày 13/01/2025, Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đảng ủy cơ quan tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban cán sự Đảng chủ trì tại điểm cầu của Bộ. ...

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(MPI) – Ngày 10/01/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ việc thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kế hoạch, nội dung chủ yếu là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất. Để hoàn thiện đồng...

Đôn đốc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025

(MPI) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công điện số 01/CĐ-BKHĐT ngày 08/01/2025 gửi các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực thuộc trung ương về việc đôn đốc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà...

Bài đọc nhiều

Bộ GDĐT xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Chiều 12/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc họp. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ việc thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kế hoạch, nội dung chủ yếu là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất. Để hoàn thiện đồng...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng...

(MPI) - Ngày 13/01/2025, Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đảng ủy cơ quan tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban cán sự Đảng chủ trì tại điểm cầu của Bộ. ...

Cùng chuyên mục

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng...

(MPI) - Ngày 13/01/2025, Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đảng ủy cơ quan tổ chức kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc, Ủy viên Ban cán sự Đảng chủ trì tại điểm cầu của Bộ. ...

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(MPI) – Ngày 10/01/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nêu rõ việc thực hiện các dự án đầu tư công và dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực và việc...

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị. ...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tại Hội nghị các đại biểu được nghe Ban tổ chức công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gồm 19 thành viên, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc (Phó Trưởng Ban thường trực), Trưởng Ban Kinh...

Mới nhất

Kẹt xe ở trung tâm TP.HCM gia tăng dịp cuối năm

Nhu cầu đi lại tăng đột biến cùng với nhiều sự kiện tổ chức cuối năm khiến tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường trung tâm thành phố tăng khoảng 17%. ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký...

Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng?

Tại chương trình WeTalk "Đầu tư gì 2025?" do Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức ngày 11/1, ông Phan Lê Thành Long, Chủ tịch Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) chia sẻ nhận định về thị trường bất động sản năm 2025. Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội,...

Doanh thu năm 2024 của Vicem đạt 27.150 tỷ đồng

Sản xuất, tiêu thụ xi măng gặp khó là nguyên nhân khiến tổng doanh thu năm 2024 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) chỉ đạt 27.150 tỷ đồng, bằng 94,9% kế hoạch năm. Sản xuất, tiêu thụ xi măng gặp khó là nguyên nhân khiến tổng doanh thu năm 2024 của Tổng công ty Xi măng Việt...

Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm

Bất ngờ đã xuất hiện vào phiên chiều. Sau khi chìm trong sắc đỏ ở phần lớn thời gian của phiên giao dịch và tiến sát mốc 1.220 điểm, hàng loạt cổ phiếu lớn hồi phục mạnh vào cuối giờ. Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểmBất ngờ đã xuất hiện vào phiên...

Mới nhất