Trang chủKinh tếNông nghiệpChính sách đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn trong Luật...

Chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn trong Luật Thủ đô 2024


Phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững

Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Điều 32; Điều 42; khoản 2, điểm e khoản 1; khoản 5 Điều 43.

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng và chăm sóc hoa tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Trọng Tùng
Ứng dụng công nghệ cao trong trồng và chăm sóc hoa tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Trọng Tùng

Đây là nội dung mới so với Luật Thủ đô 2012. Thể chế hoá các nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 15-NQ/TW, Luật Thủ đô 2024 quy định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau: “Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững; chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, kinh tế – xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong nông nghiệp, nông thôn; phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả kinh tế cao” (khoản 1 Điều 32).

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Thủ đô. Cụ thể: Luật giao quyền cho HĐND TP quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 

HĐND TP quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp đối với các lĩnh vực gồm: giống, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống; công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm; hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản; phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế tập thể, làng nghề, làng có nghề và các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (khoản 2 Điều 32).

Quy định này nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao và công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời bảo tồn và phát huy được bản sắc nông thôn, truyền thống văn hóa và các làng nghề; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Luật phân quyền mạnh mẽ cho TP quy định các biện pháp đặc thù về sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó, sử dụng đất kết hợp đa mục đích trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung: Trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được bố trí đất nông nghiệp sử dụng vào việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, giáo dục trải nghiệm, du lịch sinh thái (khoản 1 Điều 32).

Luật giao HĐND TP quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng, loại công trình và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình trên đất nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cảnh quan du lịch, giáo dục trải nghiệm tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (điểm b khoản 3 Điều 32); UBND TP có thẩm quyền quyết định cấp phép xây dựng các công trình để phục vụ trực tiếp việc sản xuất nông nghiệp tại vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (khoản 4 Điều 32).

Quy định này nhằm tháo gỡ khó khăn về việc xây dựng trên đất nông nghiệp đối với một số hoạt động về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm, nông nghiệp kết hợp với các hoạt động thương mại, dịch vụ; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuât nông nghiệp…

Cùng với đó, sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê: Luật giao HĐND TP quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm bảo đảm nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan (điểm a khoản 3 Điều 32); UBND TP quyết định cho phép sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê (khoản 4 Điều 32).

Quy định này nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả diện tích bãi sông, bãi nổi trên địa bàn TP, trong đó tập trung cho hướng phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái kết hợp tham quan, giáo dục trải nghiệm, du lịch trải nghiệm để đem lại giá trị kinh tế cao, tránh lãng phí, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Về áp dụng ưu đãi đầu tư: áp dụng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế suất và miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải; dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự án phát triển làng nghề truyền thống (khoản 1, 2 Điều 43).

Về thu hút nhà đầu tư chiến lược: thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển khu công nghệ cao bao gồm cả khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP (điểm a, b khoản 1 Điều 42). Nhà đầu tư chiến lược có các quyền, quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại Điều 42 và được hưởng các ưu đãi quy định tại khoản 5 Điều 43.

Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Tiền đề để tăng tốc, bứt phá

Luật Thủ đô 2024 được kỳ vọng là “chìa khóa”, gỡ vướng trong phát triển nông nghiệp của Hà Nội hiện nay.

Theo TS Cao Đức Phát – nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Luật Thủ đô 2024, đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội. Tuy nhiên, để thực sự mang lại hiệu quả, cần có các quy định chi tiết và cụ thể hơn nhằm tháo gỡ những tồn tại kéo dài, thúc đẩy các xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Hà Nội hiện có diện tích đất nông nghiệp lớn với 196.626 ha vào năm 2023, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, trong khi tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu nhờ chuyển dịch cơ cấu và tăng giá trị gia tăng thay vì tăng diện tích.

Luật Thủ đô 2024 đã cho phép TP chủ động ban hành các chính sách phát triển ứng dụng công nghệ cao, thậm chí vượt trội hơn chính sách chung của cả nước. Tuy nhiên, cần có những quy định rõ ràng để đảm bảo việc áp dụng công nghệ cao và công nghệ số đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội một cách rộng rãi và bền vững.

Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp đô thị cũng là một xu hướng quan trọng mà Hà Nội cần thúc đẩy. Nông nghiệp đô thị không chỉ góp phần cung cấp lương thực cho các khu vực đông dân mà còn có vai trò trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho cư dân đô thị.

Hiện tại, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Hà Nội chưa phân biệt rõ ràng giữa các khu vực, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng thực tiễn tại từng địa phương. Luật Thủ đô 2024 có thể là cơ sở pháp lý để TP điều chỉnh lại bộ tiêu chí này, nhằm phản ánh đúng xu hướng phát triển của từng vùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân.

Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt là công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho người dân, Luật Thủ đô đã cho phép xây dựng các tuyến đê mới, sử dụng một phần diện tích đất ngoài đê sông Hồng để xây dựng công trình công cộng và dân sinh.

Việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa TP và Bộ NN&PTNT trong việc rà soát lại các quy hoạch đê điều, phòng chống lũ và thoát nước, đặc biệt là ở các vùng dễ bị ngập lụt như ven sông Bùi, sông Tích và sông Đáy. Điều này giúp đảm bảo an toàn thoát lũ và ứng phó tốt với rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu.

Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra cơ hội quan trọng cho Hà Nội trong việc phát triển bền vững, tuy nhiên, để phát huy hiệu quả các quy định của luật, TP cần nhanh chóng cụ thể hóa các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ số và nông nghiệp đô thị.

“Ngoài ra, việc điều chỉnh tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tăng cường phối hợp trong công tác quy hoạch phòng chống thiên tai là những nhiệm vụ cấp thiết giúp Hà Nội phát triển mạnh mẽ và bền vững, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới” – TS Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Để từng bước đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống, TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, Hà Nội cần nghiên cứu, đề xuất được các chính sách cụ thể hóa rõ nét và mạnh mẽ.

Trong nông nghiệp, Hà Nội phải phát triển khoa học – công nghệ nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm có giá trị đặc biệt cao phục vụ nhu cầu cả ở trong nước và quốc tế. Đồng thời, bảo đảm môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, an toàn. Hà Nội cũng cần có những cơ chế hữu hiệu nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, tạo môi trường phát triển nông thôn hài hòa, lấy đô thị hóa làm trọng tâm.

 

“TP Hà Nội cần chú trọng đến yếu tố con người, có những giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Cùng đó, đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu từng đối tượng, hình thành và phát triển đội ngũ “công nhân nông nghiệp”; đồng thời hỗ trợ hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô” – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam).



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chinh-sach-dac-thu-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-trong-luat-thu-do-2024.html

Cùng chủ đề

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Trong Luật Thủ đô 2024, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển Thủ đô Trong Luật Thủ đô 2024, các quy định đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ; trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu...

tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Ngày 7/1, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP. Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của...

Cơ chế vượt trội trong chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội. Trong Luật Thủ đô 2024, chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội quy định tại Điều 27; điểm đ khoản 1, 4 Điều 43. Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đề ra chủ trương : “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn...

Tạo thể chế hiện thực hóa khát vọng vươn mình

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều chính sách thù vượt trội. Có hiệu lực từ 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế, gỡ các điểm nghẽn để Hà Nội tạo đà phát triển bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỳ vọng về một Thủ đô phát triển xứng tầm Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, không...

Chính sách liên kết, phát triển vùng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 quy định một số nội dung nhằm cụ thể hoá chính sách liên kết, phát triển Vùng Thủ đô. Trong đó, Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển vùng và cả nước. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đối với Hà Nội phải “phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục cụ thể hoá, phát huy hiệu quả các quy định của Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị HĐND các cấp TP khẩn trương rà soát, hoàn thiện, ban hành đầy đủ các quy định, cơ chế, chính sách để cụ thể hoá và phát huy hiệu quả các quy định của Luật Thủ đô 2024. Chiều 13/1, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổng kết hoạt động HĐND các cấp TP năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên...

UNFPA, KOICA tăng cường hỗ trợ Việt Nam chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Hôm nay, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, và ông Lee Byung Hwa, Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam, đã khởi động hai dự án quan trọng do KOICA tài trợ. Các dự án này nhằm nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) tại nhiều địa phương trên cả nước và hỗ trợ công tác cứu trợ khẩn cấp, phục hồi sau thiên tai tại...

Hà Nam có tân Phó Giám đốc Công an tỉnh

Kinhtedothi - Chiều 13/1, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tới dự Lễ công bố có đồng chí Trần Xuân Dưỡng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam. Đại tá Tô Anh Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam chủ trì buổi lễ. Tại buổi lễ, thừa uỷ...

Công bố Quy chế quản lý kiến trúc và Chương trình phát triển đô thị

Kinhtedothi - Chiều 13/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc TP Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn chủ trì hội nghị. 2 nội dung quan trọng và cần thiết Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030,...

Hàng loạt thiết bị giá rẻ của Apple sắp ra mắt

Dự kiến sẽ có tổng cộng 8 thiết bị giá rẻ mới hoặc được làm mới trong năm nay gồm: Macbook Air (M4); iPhone SE (thế hệ thứ tư); iPad (thế hệ thứ 11); AirTag (thế hệ thứ hai); Command Center; HomePod mini (thế hệ thứ hai); Apple TV 4K (thế hệ thứ tư) và Apple Watch SE (thế hệ thứ ba). - Macbook Air M4: dự kiến sẽ được cung cấp hiệu suất CPU đa nhân nhanh hơn...

Bài đọc nhiều

Cá chình nuôi trên cạn ví như nuôi con nhân sâm nước, ở Bà Rịa-Vũng Tàu bắt con to bự bán hết veo

Mô hình nuôi cá chình (một loài cá đặc sản bổ dưỡng ví như nhân sâm nước) trong bể xi măng của anh Đoàn Xuân Khiêm, ở thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Ông tỷ phú Hải Dương nuôi lợn bằng công nghệ đệm lót sinh học Hà Lan, chỉ bán phân đã thu tiền tỷ

Anh Bùi Mạnh Cường ở xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là tỷ phú nuôi lợn bằng đệm lót sinh học-công nghệ anh "học lỏm" từ Hà Lan. Nhiều năm trước anh áp dụng thành công mô hình nuôi lợn...

Cháy rừng 8 tiếng liên tục ở Lạng Sơn vẫn chưa dập được lửa, thuộc khu vực núi đá

Theo thông tin của Dân Việt thì khoảng 14h chiều ngày 11/1 đã xảy ra đám cháy rừng lớn, tại khu vực Lũng Luông , thôn Bản Thải, xã Tân Thanh huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn hơn 8 tiếng qua đám cháy chưa được khống chế dứt điểm. ...

Một ngành mang lại giá trị 45.000 tỷ đồng, xuất khẩu 100 triệu USD đang khát nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, ngành hoa cây cảnh đang phát triển mạnh mẽ, đạt gần 45.000ha vào năm 2024, giá trị sản lượng hơn 45.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, chất lượng sản phẩm và cạnh tranh. ...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khẳng định quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Ngày 09/01/2025, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2025 được tổ chức với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng”.Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch....

Trồng cúc tết ở Quảng Ngãi, dân lòng dạ bồn chồn bởi, nguy cơ “hoa điếc”, thương lái đi đâu rồi?

Tết cổ truyền Ất tỵ 2025 đang cận kề, thế nhưng dân trồng cúc tết ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi lòng dạ bồn chổn lo lắng với nguy cơ "hoa điếc" do trời lạnh kéo dài, trong khi đó, thương lái vắng bóng cứ như thể năm nay họ...

Nuôi lươn dày đặc ở Kiên Giang, một nông dân bắt 10 tấn bán giá cao, còn 2 tấn bán làm đặc sản Tết

Riêng trong năm 2024 số lượng lươn thịt bà Trang, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) đã bán đến nay hơn 10 tấn. Trong bể xi măng còn khoảng 2 tấn lươn thương phẩm bà Trang chuẩn bị bắt lên bán vào những ngày giáp Tết Ất...

Ba ba, con động vật cổ dài thò ra thụt vào, nuôi thành công ở Sóc Trăng, bắt con nào bán hết con đó

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) phát triển mạnh giúp người dân thoát nghèo. Nhiều hộ dân đã xây dựng mô hình nuôi ba ba thịt và nuôi ba ba giống mang lại hiệu quả kinh tế...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam mở Lễ hội xuân 2025

Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội chợ Xuân năm 2025 với chủ đề: "Xuân Ất Tỵ - xuân mới - kỷ nguyên mới - sức sống mới - khát vọng mới". Trong khuôn khổ hội chợ, có nhiều hoạt động thu hút nhiều doanh nghiệp, sinh viên tham...

Mới nhất

16 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình 120.000 tỷ đồng

Đến nay, cả nước đã có 36/63 UBND tỉnh có văn bản, công bố dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên cổng thông tin điện tử (16 dự án đã ký hợp đồng tín dụng cho vay theo Chương trình 120.000 tỷ đồng). 16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp...

Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản

Regal Group quyết định tập trung vào phát triển các dự án bất động sản chất lượng đạt chuẩn quốc tế và chuyển nhượng toàn bộ mảng môi giới bất động sản cho Công ty CP Dịch vụ BĐS Đất Xanh (DXS). Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sảnRegal Group quyết định...

Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ sẽ chi 120 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024. Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiềnCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ sẽ chi 120 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm...

TP HCM tổ chức loạt sự kiện họp mặt kiều bào mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Chiều 13/1, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM thông cáo báo chí về chuỗi sự kiện họp mặt, đi thăm, chúc Tết đại biểu kiều bào tiêu biểu trên địa bàn thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Người đàn ông hợp tác với Trương Ngọc Ánh khá thân mật ca sĩ Bích Tuyền, nói về vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng

Người đàn ông xuất hiện cùng Trương Ngọc Ánh gần đây từng có cử chỉ thân mật với ca sĩ Bích Tuyền - vợ ông Gerard Williams. Thậm chí, người này...

Mới nhất