Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.
|
|
Trước khi có tuyên bố này, ít ngày trước đó, dù vẫn quan ngại về khả năng bệnh đậu mùa khỉ có thể bùng phát ở một số khu vực song theo Tổ chức Y tế Thế giới, số ca nhiễm bệnh đã giảm dần.
Đậu mùa khỉ vốn là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi, song trong năm 2022, số ca mắc tại khu vực châu Âu tăng đột biến, khiến Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ vào tháng 7 cùng năm.
Đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc gần, như sờ hay chạm vào dịch tiết từ người mang bệnh. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể dễ dàng nhận biết như sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban… Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
Theo báo cáo gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 87.000 ca đậu mùa khỉ đã được xác nhận trên khắp thế giới từ đầu năm 2022 đến 8/5/2023.
(Theo VOV)
Việc áp dụng 2 kỹ thuật nội soi trong cùng một ca phẫu thuật là xu hướng mới trên thế giới và tại Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị tiên phong thực hiện kỹ thuật này.
Bộ Y tế chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch.
Đã có trẻ 25 tháng tuổi chỉ vì nốt muỗi đốt mà bị nhiễm khuẩn huyết. Có trẻ nguy kịch chỉ vì một vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn, bỏng… gây viêm mô tế bào. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi nên cần biết để phòng tránh.
PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thời gian tới sẽ không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.