Trang chủNewsThời sựNghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí...

Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt cùng với chính sách đãi ngộ.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng.

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.

Tạo cơ chế thu hút, giữ chân nhân tài

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nghị quyết 57 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40-50 tổ chức khoa học công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới.

Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, Nghị quyết đã chú trọng việc mở rộng đa dạng các hình thức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các nhà khoa học, nhà sáng chế; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất. Đồng thời, có cơ chế, chính sách hấp dẫn về tín dụng, học bổng và học phí để thu hút học sinh, sinh viên giỏi theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hoá học, kỹ thuật và công nghệ then chốt, nhất là ở các trình độ sau đại học.

Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo tài năng trên nhiều lĩnh vực. Ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước… Xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

thanh-pho-ho-chi-minh-no-luc-hoa.jpg
(Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN)

Bày tỏ tán thành quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57 khi xác định “nhà khoa học là nhân tố then chốt,” cùng các giải pháp để thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước, Tiến sỹ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng quan điểm này còn đặc biệt hơn trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai nhiều dự án lớn quan trọng như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, dự án điện hạt nhân, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Nếu không có những nhà khoa học chủ trì, hình thành nên các tập thể khoa học mạnh, chắc chắn những dự án này không thể thành công.

Trước đây, Nghị quyết 20 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “có chính sách trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành, cán bộ khoa học và công nghệ được giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng.” Tuy nhiên, nội dung này chưa được triển khai do bị ràng buộc bởi nhiều quy định tại nhiều luật khác nhau.

“Để nhà khoa học thực sự là nhân tố then chốt, cần phải có các cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ họ tốt hơn. Nghị quyết 57 đã nêu ra được nhiều giải pháp quan trọng. Song, cần lưu ý rằng, chế độ đãi ngộ cho nhà khoa học không chỉ đơn thuần là tiền lương và thu nhập mà quan trọng hơn là điều kiện làm việc và môi trường sáng tạo (chế độ visa, nhà ở, đi lại cho bản thân họ và gia đình…), tức là phải giao cho nhà khoa học quyền tự chủ cao nhất trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Họ phải có quyền tự chủ cả về tài chính, tổ chức, nhân sự,” Tiến sỹ Nguyễn Quân nêu ý kiến cụ thể.

Tiến sỹ Nguyễn Quân cho rằng cần rà soát sửa đổi các luật có liên quan, gồm Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý tài sản công, Luật Viên chức… để có các cơ chế chính sách thực sự đột phá, tạo thuận lợi cho nhà khoa học.

Một việc cần làm ngay để thực hiện cơ chế quỹ là nên dành một tỷ lệ thích đáng kinh phí ngân sách cho hoạt động R&D (ví dụ 10% hoặc 15% trong số 3% tổng chi ngân sách dành cho khoa học, công nghệ) để phân bổ ngay từ đầu năm tài chính cho các quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương mà không yêu cầu phải có danh mục các nhiệm vụ được phê duyệt trước như cách làm hiện nay, qua đó giúp nhà khoa học chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu ngay khi có nhiệm vụ nghiên cứu được đề xuất và đặt hàng.

Chắp cánh đam mê cho nhà khoa học

Về phía các nhà khoa học, Tiến sỹ Phạm Huy Hiệu, Giảng viên Kỹ thuật & Khoa học Máy tính, Trường Đại học VinUni; Trưởng ban Nghiên cứu, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng Nghị quyết 57 cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt, Tiến sỹ Hiệu đánh giá cao việc Nghị quyết ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Điều này không chỉ định vị đúng vai trò và vị trí của các nhà khoa học trong xã hội, mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến và sự dấn thân của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tạo động lực để họ nỗ lực thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

cong-nghe-ban-dan.jpg
Việt Nam đã và đang triển khai chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Với những chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 57, Giáo sư- Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng để trở thành nhân tố then chốt, giới trí thức, nhà khoa học cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới.

Quan trọng nhất là hướng các nghiên cứu của mình vào những vấn đề thực tiễn mà đất nước đang cần như sử dụng hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực và phát triển bền vững và nhiều lĩnh vực khác…

Bên cạnh đó, việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ qua giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu là cần thiết. Điều này không chỉ giúp lan tỏa tinh thần yêu khoa học mà còn thúc đẩy khát vọng sáng tạo trong cộng đồng. Các nhà khoa học cũng cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, trở thành cầu nối giữa khoa học và cơ quan hoạch định chính sách.

Điều này giúp các chính sách được xây dựng trên cơ sở khoa học, sát với thực tiễn và có tính khả thi. Trong bài viết nhân dịp chào đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu yêu cầu cụ thể: “Xác định rõ và có cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá cả ở tầm chiến lược và sách lược để nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đối số thực sự là quốc sách hàng đầu theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW, tạo sự bứt phá, bay cao, vươn xa trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, tăng tốc, bứt phá và vượt lên,” đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển nhanh và bền vững.”

Ngay sau Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 3 của Chính phủ, ngày 13/1, Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra với sự tham dự của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương cả nước.

Không chỉ nhà trí thức, nhà khoa học mà toàn thể nhân dân đều đang mong chờ một cuộc cách mạng đột phá trên con đường phát triển đất nước, hướng tới “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.”

Như lời thúc giục, hiệu triệu mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “Chúng ta cần quán triệt và hành động khẩn trương, quyết liệt, biến nhận thức thành hành động cụ thể, ý chí thành hiện thực. Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân”./.

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nghi-quyet-57-de-nha-khoa-hoc-thuc-su-o-vi-tri-trung-tam-then-chot-post1007193.vnp

Cùng chủ đề

Nhiều sở sẽ được giữ nguyên tên sau hợp nhất, lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo

Các Sở Tài chính; Nội vụ; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giữ nguyên tên sau khi hợp nhất, tiếp nhận thêm nhiệm vụ; thành lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký công văn bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện gửi các Tỉnh ủy, Thành...

Kiến trúc độc đáo của thành nhà Hồ

Cổng phía Nam của thành nhà Hồ VTV.vn - Với kỹ thuật xây dựng độc đáo, năm 2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. Năm 2011, UNESCO công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng...

Nông dân vựa hành lớn nhất Hà Tĩnh lo thất thu vì sản lượng giảm, giá bán thấp

TPO - Thời tiết không thuận lợi khiến sản lượng hành lá, hành tăm ở Hà Tĩnh đạt sản lượng thấp hơn các năm. Trong khi đó, giá các loại hành giảm hơn một nửa do cạnh tranh nhiều nguồn hàng khác khiến người dân địa phương lo thất thu những ngày cận Tết Nguyên đán. 13/01/2025 | 09:30 ...

Hào thành Thành nhà Hồ dài khoảng 4km

Ngày 9.1, tại Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã tổ chức hội thảo công bố sơ bộ kết quả bước đầu khai quật hào thành phía đông và phía tây của Thành nhà Hồ. Theo đó, tại 2 hố khai quật rộng 7.000 m2 (hố phía đông rộng 3.000 m2, hố...

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Những thành tựu trong công nghệ dữ liệu lớn (Big...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện thành công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025 mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ...

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Lào: Tư duy mới, mở ra bước phát triển mới

Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Lào là quan hệ đặc biệt nên cần có cách ứng xử, những cơ chế đặc biệt để phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tương xứng với tiềm năng. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ...

Trại rắn độc đáo ở Tiền Giang hấp dẫn du khách

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đang nuôi bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài cực độc, đang có nguy cơ tuyệt chủng cùng một số loài động vật quý hiếm khác.Tiền Giang: Thăm "vương quốc rắn" độc nhất vô nhị ở miền Tây Trại rắn Đồng Tâm - "vương quốc rắn" độc nhất vô nhị ở miền TâyPhát hành bộ tem giới thiệu loài rắn - linh vật...

Microsoft tuyên bố dữ liệu trên OneDrive không hoạt động trong 93 ngày sẽ bị xóa

Ngày 27/1, Microsoft cảnh báo dữ liệu trên các tài khoản lưu trữ trên đám mây OneDrive không hoạt động trong 93 ngày sẽ bị xóa, song có ý kiến cho rằng điều này giúp tăng cường bảo mật thông tin. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Theo trang web công nghệ TechRadar, kể từ ngày 27/1 tới, dữ liệu trên các tài khoản sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive của tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) không...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt được Microsoft nhận vào dù chưa tốt nghiệp đại học

Vượt qua các vòng tuyển dụng khắc nghiệt của Microsoft, Dương Hà Anh trúng tuyển vào công ty công nghệ hàng đầu này dù chưa tốt nghiệp đại học. Trước đó, nữ sinh Việt từng có quãng thời gian làm thực tập sinh tại Apple và Uber. Dương Hà Anh, sinh viên năm cuối ngành Khoa học máy tính của Đại học Brown (Mỹ), nhận được tin trúng tuyển vào vị trí Kỹ sư phần mềm tại Microsoft cách đây...

Chuyện chưa kể về chữ “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” ở núi Thiên Nhẫn

Công trình thanh niên tiêu biểu nhất toàn tỉnh Nghệ An Những ngày trọng đại của đất nước, đoàn thanh niên huyện Nam Đàn lại triển khai công tác tu sửa công trình tưởng nhớ Bác Hồ, trên rú Voi thuộc dãy núi Thiên Nhẫn, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Anh Đặng Văn Trung, Bí thư Huyện đoàn Nam Đàn chia sẻ, công trình này được xây dựng từ năm 2017, nhưng thực...

Trung Quốc phát hành miễn phí ‘siêu phần mềm’ tác chiến điện tử

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hành miễn phí một phần mềm công nghiệp mạnh mẽ có thể được sử dụng để thiết kế vũ khí tác chiến điện tử, và thử nghiệm cho thấy nó vượt trội hơn sản phẩm của Mỹ về cả tốc độ và...

Thái Lan ghi bàn thiếu fair-play, HLV Ishii lạnh lùng: ‘Bàn thắng đó đẹp mà?’

HLV Masatada Ishii khẳng định pha lập công của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam ở chung kết AFF Cup 2024 vào tối 5.1 là 'bàn thắng đẹp' của đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Thái Lan hành xử không đẹp Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi...

Những người hùng đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch từ Thái Lan trở về

Đội tuyển Việt Nam sẽ về nước trong chiều nay (6.1), mang theo chức vô địch AFF Cup 2024 từ Thái Lan. 12:14 ngày 06/01/2025 Nguyễn Xuân Son nâng cúp vô địch       12:11 ngày 06/01/2025 12 giờ trưa 6.1 ở sảnh đến nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, các CĐV đầu tiên mặc áo đỏ sao vàng mang theo cờ Tổ quốc đã có mặt để chờ đón đội tuyển Việt Nam trở về. Bà Nguyễn Thị Dư (73 tuổi, ở...

Cùng chuyên mục

Nhiều sở sẽ được giữ nguyên tên sau hợp nhất, lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo

Các Sở Tài chính; Nội vụ; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giữ nguyên tên sau khi hợp nhất, tiếp nhận thêm nhiệm vụ; thành lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký công văn bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện gửi các Tỉnh ủy, Thành...

Cha vợ và con rể bị bắt khẩn cấp

(NLĐO) - Trần Tiến Thịnh và cha vợ chỉ vì mâu thuẫn nhỏ với người đi xe máy mà ra tay hành hung. ...

Ukraine tấn công trung tâm chỉ huy Nga ở pháo đài chiến lược

(Dân trí) - Ukraine đang tìm cách tấn công các trung tâm chỉ huy của Nga để làm chậm tốc độ tiến công của lực lượng Moscow tại mặt trận miền Đông. Từ Novohrodivka, quân đội Nga có thể tấn công Pokrovsk bằng hầu như tất cả các loại vũ khí phóng hỏa lực gián tiếp, bao gồm máy bay không người lái có khả năng phát nổ tầm ngắn.Tuy nhiên, do lực lượng Nga được triển khai gần Pokrovsk...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh thấm sâu rồi suy yếu chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13/1-15/1), không khí lạnh thấm sâu nên trời tiếp tục rét đậm, từ 14/1 mức nhiệt tăng dần, có nắng nên cảm giác rét giảm dần. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13-15/1) không khí lạnh mạnh thấm sâu khiến nền nhiệt khu vực tiếp tục rét đậm, sau nắng ấm, tăng nhiệt dần. Cụ thể, trong 3 ngày này,...

Đón Tết hạnh phúc, bình yên, hướng đến tương lai

TP HCM đã có những chuẩn bị chu đáo dịp Tết Ất Tỵ 2025 với trọng tâm là chăm lo người dân, bảo đảm an ninh - trật tự và thúc đẩy phát triển ...

Mới nhất

“Tiền tươi thóc thật” vào túi nông dân (Bài 1)

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến con số 62,5 tỷ USD...

Kỳ đài Kinh thành Huế với giá trị văn hoá – lịch sử hơn 200 năm

Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trải biến thiên của lịch sử, nơi đây có nhiều câu chuyện không phải ai cũng biết.   Nguồn: https://laodong.vn/du-lich/photo/ky-dai-kinh-thanh-hue-voi-gia-tri-van-hoa-lich-su-hon-200-nam-1204310.html

Cận cảnh tuyến đường 9 km đầu tư hơn 450 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

TPO - Được đầu tư hơn 450 tỷ đồng, dự án đường vành đai phía nam Khu kinh tế Vũng Áng dài gần 9 km sẽ giúp đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối, phát triển quỹ đất, thu hút đầu tư cho khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh. 13/01/2025 | 05:30 ...

Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN

DNVN - Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN (VCAE 2025) từ ngày 24-26/4/2025 tại Trung tâm Hội...

Lãnh đạo Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago

Từ ngày 9 đến 11-1, đoàn lãnh đạo Vietjet đã sang Hoa Kỳ gặp gỡ các đối tác chiến lược, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện 'Friends of Vietnam Summit'. ...

Mới nhất

Về Đất mũi Cà Mau