Trang chủDi sảnĐịnh hướng tái thiết bảo tàng trong lòng di sản Huế

Định hướng tái thiết bảo tàng trong lòng di sản Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở phía Đông bên ngoài Hoàng thành Huế đang được lên kế hoạch để tái thiết, xây dựng theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nơi đây hiện đang lưu giữ và bảo quản hơn 8.500 hiện vật của triều Nguyễn, nhưng không gian trưng bày không phù hợp, cơ sở vật chất xuống cấp…

Nhiều hạn chế trong trưng bày và bảo quản hiện vật

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) được thành lập đã hơn 100 năm dưới thời vua Khải Định, là một trong những bảo tàng cổ xưa bậc nhất Việt Nam. Bảo tàng có khuôn viên độc lập tại số 3 Lê Trực, có diện tích hơn 10.000 m2. Trong đó, không gian trưng bày chính là điện Long An với diện tích 1.200 m2, là một trong những ngôi điện đẹp nhất được xây dựng dưới thời triều Nguyễn.

Cùng với đó là khu cổ vật Chàm có diện tích 100 m2; không gian vua Hàm Nghi tại nhà Tế Tửu có diện tích 120 m2; hệ thống kho bảo quản cổ vật, hiện vật; không gian trưng bày ngoài trời khoảng 2.000 m2, chủ yếu trước mặt điện Long An;…

Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang được giao quản lý hơn 11.000 hiện vật, gồm: 8.508 hiện vật tại kho và đang trưng bày tại điện Long An, Khải Tường lâu (cung An Định), cùng với 2.726 hiện vật đăng ký sổ kiểm kê của 14 điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Trong đó, có 8 hiện vật/bộ hiện vật (với 33 hiện vật đơn lẻ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, bảo tàng đang xuống cấp và gặp khó khăn, hạn chế trong công tác trưng bày và bảo quản. Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết: không gian trưng bày chính ở điện Long An có diện tích nhỏ, không phải thiết kế làm bảo tàng nên hạn chế việc trưng bày, bố trí ánh sáng, nhiệt độ phù hợp cũng như thiết kế tuyến tham quan cho du khách. Hiện không gian này chỉ trưng bày được khoảng 500 hiện vật trong khi đó hệ thống hiện vật đang được lưu giữ rất lớn.

Ngoài ra, khu cổ vật Chàm và không gian vua Hàm Nghi thì ở vị trí riêng biệt, gây tình trạng không liền mạch trong trưng bày… Kho cổ vật đảm bảo an toàn trong công tác bảo vệ hiện vật, nhưng diện tích nhỏ nên không đủ không gian cho bảo quản hiện vật. Nhà làm việc của bảo tàng ở vị trí hiện tại làm ngăn cách không gian tổng thể.

Trong chuyến làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 3.2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiến nghị với Thủ tướng về việc đầu tư xây dựng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Sau khi thị sát tại bảo tàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh về chủ trương xây dựng khu vực trưng bày mới cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế theo hướng phù hợp với không gian di sản, việc trưng bày phải đạt được tính hấp dẫn, hiện đại.

Định hướng về một bảo tàng trong lòng di sản

Theo ông Hoàng Việt Trung, quan điểm định hướng về việc xây dựng bảo tàng phải bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 137/TB-VPCP; không gian trưng bày phải phản ánh được nét đặc sắc của đời sống cung đình triều Nguyễn thông qua các bộ sưu tập hiện vật. Đảm bảo tính hấp dẫn, ưu tiên sử dụng tối đa hiện vật gốc; tạo không gian khám phá, sáng tạo cho công chúng; sử dụng công nghệ, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại…

Hình thức kiến trúc công trình vừa phải giữ được bản sắc riêng của bảo tàng vừa đảm bảo các quy định về bảo tồn di sản văn hóa… Đặc biệt, thiết kế bảo tàng cần có sự kết nối giữa bảo tàng và điện Long An, nhà Tế Tửu, khu cổ vật Chàm, khuôn viên Quốc Tử Giám (nằm phía Nam của điện Long An – PV) cũng như không gian trưng bày, diễn giải ngoài trời…

Tại hội thảo “Tái thiết và phát triển Không gian bảo tàng trong lòng di sản” vừa được tổ chức, TS.Reigh Young Bum – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc (AURI) đã đưa ra ý tưởng về xây dựng Khu phức hợp Bảo tàng Lịch sử Huế kết nối Hoàng thành Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Khu phức hợp này sẽ là mắt xích văn hóa, mở rộng nội dung lịch sử của Kinh thành Huế thành mạng lưới không gian văn hóa lịch sử, đồng thời làm cầu nối văn hóa, phát triển giáo dục lịch sử văn hóa cho cộng đồng và trường học địa phương.

Khu phức hợp Bảo tàng Lịch sử Huế cần phải bắt đầu từ việc xây dựng quy hoạch chung tích hợp giá trị xã hội của thành phố và kiến trúc, lịch sử và văn hóa, cộng đồng và giáo dục văn hóa nghệ thuật thay vì chỉ tiếp cận như một phần cứng.

Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị trùng tu di tích Quốc Tử Giám. Sau khi hoàn thành, khu vực Quốc Tử Giám sẽ được định hướng trưng bày với nội dung giáo dục, khoa cử thời Nguyễn và tổ chức các hoạt động liên quan về giáo dục. Đây cũng sẽ là một không gian quan trọng khi tái thiết và phát triển Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, định hướng không gian kiến trúc của bảo tàng mới sẽ gồm: Khu trưng bày hiện vật (trưng bày thường xuyên, trưng bày các bộ sưu tập theo chất liệu, trưng bày chuyên đề, không gian trưng bày diễn giải ngoài trời); Không gian khám phá sáng tạo, giáo dục di sản; Khu vực chức năng với khu bảo quản, phục chế hiện vật, khu vực tổ chức hoạt động dịch vụ…

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức Hội thảo quốc tế “Tái thiết và phát triển Không gian bảo tàng trong lòng di sản” nhằm tiếp nhận các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản văn hoá về xây dựng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Các chuyên gia đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng về thiết kế, quy trình thi tuyển kiến trúc xây dựng bảo tàng mới có quy mô đa chức năng, hiện đại nhưng vẫn mang được những đặc trưng kiến trúc truyền thống… Những góp ý của các chuyên gia là cơ sở cho việc nghiên cứu lập đề cương trưng bày bảo tàng cũng như tiến hành các thủ tục xây dựng một bảo tàng xứng tầm.

Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dinh-huong-tai-thiet-bao-tang-trong-long-di-san-hue-102614.html

Cùng chủ đề

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Những thành tựu trong công nghệ dữ liệu lớn (Big...

Về Đất mũi Cà Mau

“Cà Mau xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”… Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, thuở tiền nhân ta khai phá đất phương Nam. Ngày nay, Cà Mau được xem như là vùng đất trẻ. Những cánh đồng phì nhiêu được tạo nên bởi phù sa bồi lắng, tích tụ do sự luân chuyển của hai dòng hải lưu Bắc - Nam. Rừng ngập nước mênh mông giáp với biển Đông và biển...

Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp: Khẳng định thương hiệu Tuổi Trẻ

Trong ngày 11 và 12-1, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuỗi 7 chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại 6 tỉnh thành trên khắp cả nước, khởi động cho mùa tư vấn 2025. * Từ thực tế câu hỏi, băn khoăn mà...

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây thiệt hại quá lớn. Lịch sử hình thành và phát triển Với mục tiêu, đào tạo hiền tài và tinh hoa cho...

“Tiền tươi thóc thật” vào túi nông dân (Bài 1)

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến con số 62,5 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản và cảm ơn người nông dân đã góp phần làm nên kỷ lục này....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để Hội An được “yêu và thương sâu hơn”

Chia sẻ cùng Văn Hóa trong ngày đầu năm mới 2025, Bí thư Thành ủy Hội An Trần Ánh nhấn mạnh: “Thành phố sẽ làm hết sức mình để lan tỏa tinh thần con người Hội An xưa và nay, là một cộng đồng không gian văn hóa bền vững, nơi tình cảm gắn quyện, yêu và thương sâu hơn”. Theo Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An, trong dịp...

Bước tiến quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính thiên

Cuộc khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2024 dù chỉ khai quật trên một diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16) và Lê Trung hưng (thế kỷ 17 - 18) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng...

Lan toả giá trị văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn, đồng thời mở cửa miễn phí phục vụ Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nghi lễ thả cá chép Tết ông...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 đơn vị đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo tồn, tu...

Vẫn chưa được công nhận làng nghề

VHO - Ông Nguyễn Hà Bắc, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, địa phương đã có kế hoạch triển khai để sớm hoàn thiện các thủ tục, quy hoạch chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô tại địa bàn trong năm 2025. Đây là vấn đề vừa được dư luận đặt ra trong dịp cuối năm, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ, xuất phát từ những tâm tư, nguyện vọng của người dân làng...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Mở không gian, ‘đánh thức’ di sản kiến trúc

Hà Nội với vị thế Thủ đô đất nước, mang trong mình rất nhiều di sản, trong đó những công trình kiến trúc là khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Tuy nhiên, việc khai thác di sản kiến trúc, biến thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn hài hòa trong công tác bảo tồn là vấn đề đang được đặt ra… Đã xuất hiện tour di sản...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Trải nghiệm ngủ đêm, đón bình minh trên du thuyền ở vịnh Hạ Long

Trên du thuyền cao cấp khám phá vịnh Hạ Long đẹp kỳ vĩ với nhiều trải nghiệm thú vị chẳng kém ở nước ngoài, mỗi du khách chỉ tốn khoản chi phí từ 2,8 -3 triệu đồng cho hải trình 2 ngày 1 đêm. Từng đọc đánh giá trên trang du lịch trực tuyến về tour du thuyền tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), chị Karen (đến từ Singapore) vẫn nhớ bình luận của một số du khách đã đến đây trải...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây thiệt hại quá lớn. Lịch sử hình thành và phát triển Với mục tiêu, đào tạo hiền tài và tinh hoa cho...

Kỳ đài Kinh thành Huế với giá trị văn hoá – lịch sử hơn 200 năm

Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trải biến thiên của lịch sử, nơi đây có nhiều câu chuyện không phải ai cũng biết.   Nguồn: https://laodong.vn/du-lich/photo/ky-dai-kinh-thanh-hue-voi-gia-tri-van-hoa-lich-su-hon-200-nam-1204310.html

Toàn cảnh Tràng An – địa điểm Tổng thống Mỹ muốn đến thăm – nhìn từ trên cao

Trong dịp đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều mới đây, khi được giới thiệu một số bức tranh, ảnh về danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald John Trump đã khen đất nước Việt Nam tươi đẹp và ngỏ ý đến thăm Tràng An. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong mỗi người, đã có một Tràng An trong tim, để mong được nhiều lần quay trở lại...   Ninh Bình được thiên...

Sắc vàng lung linh mùa hội Tam Cốc – Tràng An

Đến Tam Cốc - Tràng An, Ninh Bình trong tuần lễ hội đang diễn ra từ 1/6 - 8/6, du khách sẽ được đắm mình trong sắc vàng ruộm, lung linh của cánh đồng lúa chín, khung cảnh ngày mùa rộn ràng, thưởng thức sản vật khắp mọi miền đất nước ngay trên dòng sông Ngô Đồng. Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An" là sự kiện du lịch đặc sắc, thường...

Mới nhất

Toàn cảnh Tràng An – địa điểm Tổng thống Mỹ muốn đến thăm – nhìn từ trên cao

Trong dịp đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều mới đây, khi được giới thiệu một số bức tranh, ảnh về danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald John Trump đã khen đất nước Việt Nam tươi đẹp và ngỏ ý đến thăm Tràng An. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm...

Quy định mới về dạy thêm, học thêm thế nào?

Hỏi: "Từ ngày 14/02/2025, có phải giáo viên dạy thêm trong nhà trường sẽ không được thu tiền...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong...

Quản lý toàn diện sức khỏe cộng đồng

NDO - Sau 18 năm thực thi, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội. Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh mới, nhằm khắc phục những thiếu sót này và tạo hành lang pháp lý vững...

Nha Trang – Phồn vinh và Hạnh phúc

Trải qua 100 năm xây dựng và phát triển, từ một làng chài nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vị thế, vai trò của TP. Nha Trang ngày càng được khẳng định không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của...

Mới nhất