Trang chủKinh tếNông nghiệpĐồi đẹp ở Điện Biên dân liều trồng mắc ca, ngai ngờ...

Đồi đẹp ở Điện Biên dân liều trồng mắc ca, ngai ngờ cây thấp tè trái quá trời, bán hạt ngon mà giàu

Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030.

Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. 

Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

Là một trong những hộ tiên phong trồng khảo nghiệm cây mắc ca tại huyện Tuần Giáo, gia đình ông Là Văn Chanh ở xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) từng đối mặt với không ít lo âu. 

Những ngày đầu, ông và gia đình không khỏi băn khoăn cây mắc ca sẽ sinh trưởng ra sao, hiệu quả kinh tế thế nào. Đến năm thứ 6, khi 260 cây mắc ca bắt đầu ra hoa và bói quả, niềm hy vọng và sự kiên nhẫn của gia đình ông đã được đền đáp xứng đáng.

Ông Là Văn Chanh kể lại, bắt đầu năm thứ 6 khi vườn mắc ca cho quả, lúc bấy giờ ông bán với giá 100.000 đồng/kg quả tươi. 

Quả mắc ca thu được bao nhiêu thì ông đều bán hết, gia đình rất phấn khởi và cảm thấy cây mắc ca mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng ngô, trồng sắn. Từ năm thứ 6 trở đi, năm nào vườn mắc ca cũng cho thu hoạch quả mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Quài Nưa là một trong những xã triển khai trồng cây mắc ca sớm nhất của huyện Tuần Giáo với hơn 500 ha trồng thử nghiệm vào năm 2013.

Qua hơn một thập kỷ, cây mắc ca không chỉ khẳng định tiềm năng sinh trưởng mà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.

Với giá thu mua quả tươi ổn định từ 35.000 – 45.000 đồng/kg, mắc ca mang lại nguồn thu nhập đáng tin cậy. Nhiều hộ gia đình nhờ vào loại cây này đã có được thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng mỗi vụ thu hoạch, tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc giảm nghèo bền vững của bà con nơi đây.

Đến năm 2022, nhận thấy tiềm năng và giá trị bền vững của cây mắc ca, huyện Tuần Giáo đã mở rộng diện tích trồng và triển khai chính sách hỗ trợ đặc biệt theo chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, mỗi hécta đất canh tác sẽ được chính quyền địa phương cung cấp hơn 200 cây giống cùng lượng phân bón tương ứng, hỗ trợ kéo dài trong thời gian 5 năm.

img

Nhiều quả đồi ở Điện Biên được phủ xanh bởi cây mắc ca-cây làm giàu của nhiều hộ nông dân. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN.

Phó Chủ tịch UBND xã Quài Nưa Lò Văn Tuấn cho biết, chính sách hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật đã tạo động lực lớn cho bà con, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, mạnh dạn đầu tư vào loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. 

Chính quyền địa phương cũng rất quyết liệt chỉ đạo triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích đất kém hiệu quả sang trồng mắc ca, cùng với sự đồng tình của người dân, cây mắc ca sẽ tiếp tục phát triển tốt và trở thành cây xóa nghèo cho người dân trên địa bàn xã.

Tính đến cuối năm 2024, diện tích trồng mắc ca ở xã Quài Nưa đã tăng lên trên 1.000 ha, đạt 129% so với kế hoạch đề ra. Năm 2025, nhiều bản trong xã tiếp tục đăng ký trồng mới cây mắc ca thêm gần 100 ha, với trên 26.000 cây. 

Thành công này cho thấy sự quyết tâm của chính quyền và người dân trong việc đưa mắc ca trở thành cây trồng chủ lực. Năm 2025, với kế hoạch trồng mới gần 100 ha, tương ứng hơn 26.000 cây, phong trào phát triển mắc ca dự kiến sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ.

Bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng cây mắc ca, khâu chế biến và kinh doanh sản phẩm từ loại cây này đã trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. 

Những sản phẩm chế biến như hạt mắc ca sấy khô, nhân tách vỏ hay tinh dầu hạt mắc ca,… đã góp phần gia tăng giá trị nông sản, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn quốc tế. Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại Tuần Giáo đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại như máy sấy, máy cắt vỏ, máy dập nắp, máy ép dầu… để chế biến mắc ca thành phẩm.

Chị Doãn Thị Thoa, chủ Cơ sở chế biến mắc ca Thoa Doãn (huyện Tuần Giáo) cho biết, trung bình mỗi vụ thu hoạch, chị sẽ thu mua từ 80 -100 tấn quả tươi từ các hộ trồng mắc ca trên địa bàn huyện. Trải qua quá trình phơi, sấy, cắt vỏ, mỗi kg hạt mắc ca sấy khô có giá bán ra thị trường từ 500.000 – 1 triệu đồng, khẳng định giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển bền vững của loại cây này.

Hoạt động chế biến không chỉ giúp nâng cao thu nhập từ cây mắc ca mà còn tạo ra việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Các công đoạn như sấy, phân loại, và đóng gói sản phẩm mang lại cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình và cơ sở nhỏ lẻ. 

Nhờ đó, thu nhập của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Mức thu nhập này phần nào giúp nhiều lao động trên địa bàn huyện Tuần Giáo thoát khỏi cảnh thu nhập bấp bênh khi canh tác ngô, sắn trên những mảnh đất bạc màu.

Theo Quy hoạch phát triển nông nghiệp, tỉnh Điện Biên phấn đấu đạt 90.000 ha mắc ca vào năm 2030. Tỉnh cũng xác định đưa mắc ca trở thành một trong những cây nông nghiệp chủ đạo góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và chế biến mắc ca để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo ông Lò Văn Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, cây mắc ca rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Điện Biên. 

Nhiều địa phương trong tỉnh như Tuần Giáo, Mường Ảng, thành phố Điện Biên Phủ đã triển khai trồng mắc ca với quy mô lớn. Các địa phương cũng đã liên kết với các doanh nghiệp như Tập đoàn TH để phát triển cây mắc ca. 

Sản phẩm từ mắc ca Điện Biên hiện nay đã được bán tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành trong cả nước. Cây mắc ca đã tạo ra sự thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đang định hướng phát triển cây mắc ca theo quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch 3 loại rừng. Trong đó tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất kém hiệu quả sang trồng mắc ca. 

Cây mắc ca là cây đa mục đích, vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa cho quả. Đây cũng là loại cây được chi trả dịch vụ môi trường rừng và bán được tín chỉ carbon.

Hơn một thập kỷ có mặt trên mảnh đất Điện Biên, mắc ca giờ đây không còn là loại cây xa lạ, khiến người nông dân nơi đây vừa trồng vừa lo. 

Thay vào đó, người dân vừa trồng vừa mang theo hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong những năm tới, những cánh rừng mắc ca xanh tươi không chỉ làm thay đổi cảnh quan của vùng đất Điện Biên mà còn mở ra cánh cửa thoát nghèo và làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.





Nguồn: https://danviet.vn/doi-dep-o-dien-bien-dan-lieu-trong-mac-ca-ngai-ngo-cay-thap-te-trai-qua-troi-ban-hat-ngon-ma-giau-2025011021264452.htm

Cùng chủ đề

Nghệ An trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An cho Tập đoàn WHA Thái Lan. Nghệ An trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án khu công nghiệp 1.200 tỷ đồngUBND tỉnh Nghệ An vừa tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An cho Tập đoàn WHA Thái Lan. ...

Gam màu tối – sáng trên thị trường địa ốc phía Nam

Lượng hàng mới mở bán xuất hiện nhiều hơn, song vẫn lệch pha cung - cầu. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền chưa hoàn toàn hồi phục, các dự án vướng pháp lý tại TP.HCM chưa thể “giải cứu” thành công… Lượng hàng mới mở bán xuất hiện nhiều hơn, song vẫn lệch pha cung - cầu. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền chưa hoàn toàn hồi phục, các dự...

Làm rõ phản ánh Vicem lỗ thêm nghìn tỷ

Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin báo chí nêu việc "ông lớn ngành xi măng Vicem lỗ thêm nghìn tỷ", đề xuất hướng khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/1/2025. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ"Phó thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin báo chí nêu việc "ông lớn ngành xi măng Vicem lỗ thêm nghìn tỷ", đề xuất hướng khắc phục, báo...

Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”

Để giới thiệu đầy đủ tiềm năng, lợi thế của Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng và TP.HCM, Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” ngay trong tháng 1/2025. Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”Để giới thiệu đầy đủ tiềm năng, lợi thế của Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng và TP.HCM, Đà...

Lan toả về tái chế và tái sử dụng rác thải từ ngày Đổi giấy của học sinh Hà Nội

Ngày Đổi giấy do Câu lạc bộ GHA - Green Hanoi Amsterdam vừa tổ chức đã thu được hơn 700 kg giấy vụn và hơn 400 viên pin cũ, đã lan tỏa đến người dân trên địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tinh gọn bộ máy, Bộ GDĐT dự kiến bỏ 5 Vụ nào?

Bộ GDĐT sẽ có 19 đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức và 5 vụ sẽ không còn tồn tại là Vụ Giáo dục thể chất, Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường. ...

Nước mắm Cô Tô được bảo hộ nhãn hiệu

Đặc sản nước mắm Cô Tô của huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) được sản xuất theo phương pháp truyền thống, chỉ làm từ cá biển và muối, vừa được bảo hộ nhãn hiệu. ...

Bao giờ Hà Nội công bố môn thi thứ 3?

Hiện nay, một số tỉnh, thành đã có thông báo môn thi vào lớp 10 hoặc có quan điểm rõ ràng về lựa chọn môn thi thứ 3. ...

Hợp tác xã nuôi gà bằng thảo dược, bán hàng online trên các trang mạng xã hội thu cả tỷ đồng mỗi năm

Với mong muốn cung cấp cho thị trường những loại thực phẩm ngon, sạch, an toàn, chị Nguyễn Thị Thu Thoan đã tìm tòi, học hỏi và lên ý tưởng chăn nuôi gà vi sinh. Sau nhiều năm thực hiện, thương hiệu gà vi sinh đã quen thuộc với người tiêu dùng cả nước, mang lại doanh thu hàng...

Cho dưa lưới “nghe” nhạc cổ điển mỗi sáng chiều, đôi vợ chồng trẻ ở Tây Ninh thu được toàn quả ngọt, bán đắt...

Những năm gần đây, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở Tây Ninh. Mô hình của anh Nguyễn Quốc Thịnh, chị Lê Thị Hiệp Thương ở khu phố Ninh Trung, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên, 11 hộ nông dân trồng lúa ở một xã của Bình Thuận được nhận tiền tín chỉ carbon

Ngày 8/1, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, Công ty CP NetZero Carbon đã trao Giấy chứng nhận báo cáo giảm phát thải khí nhà kính cho các hộ nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. ...

Làm thế nào để trồng sắn đạt năng suất và hàm lượng tinh bột cao?

Trong những năm gần đây, nhờ sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng nên bà con nông dân tỉnh Gia Lai trồng sắn đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện đang trồng 3ha sắn, ông Nguyễn Đình Bằng - xã Ia Pior (huyện...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Dê là con vật dễ nuôi, chỉ ăn đồ rẻ tiền, dân Tiền Giang bán giá tốt, nhà bán bán cả đàn có tiền...

Dê thịt (dê hơi) tại tỉnh Tiền Giang đang được thương lái thu mua với giá dao động từ 115.000 - 150.000 đồng/kg, tăng trên 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Sau thời gian nuôi khoảng 3 tháng, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi trung bình...

Xã nghìn tỷ ở Bắc Giang, dân xã này trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì mà ra hơn 1.000 tỷ/năm

Người dân xã Nghĩa Hòa (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) năng động tìm tòi cây trồng mới, vật nuôi mới, phát triển nghề mới để tăng thu nhập cho gia đình và làm giàu cho quê hương. Tổng giá trị sản xuất các ngành nghề chủ yếu của xã vượt...

Cùng chuyên mục

Nước mắm Cô Tô được bảo hộ nhãn hiệu

Đặc sản nước mắm Cô Tô của huyện đảo tiền tiêu Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) được sản xuất theo phương pháp truyền thống, chỉ làm từ cá biển và muối, vừa được bảo hộ nhãn hiệu. ...

Cho dưa lưới “nghe” nhạc cổ điển mỗi sáng chiều, đôi vợ chồng trẻ ở Tây Ninh thu được toàn quả ngọt, bán đắt...

Những năm gần đây, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính đã mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở Tây Ninh. Mô hình của anh Nguyễn Quốc Thịnh, chị Lê Thị Hiệp Thương ở khu phố Ninh Trung, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh...

Trồng tắc kiểng chưng Tết kiểu gì mà trai làng Bến Tre phát giá từ 2,5-5 triệu/chậu?

Anh Nguyễn Hoài Thương ở ấp Vĩnh Nam, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tìm mua những chậu tắc (chậu trồng cây hạnh kiểng) đẹp đem về cho vào chậu chăm sóc. 2 năm sau, anh mới bắt đầu sửa các chi cành theo các dáng, thế khác nhau và hy vọng bán sạch 100 chậu...

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.Đồng hành với chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB trong các hoạt động chi...

Vinafor- doanh nghiệp lãi Top đầu ngành gỗ

Trước khi được bàn giao từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinafor; HNX: VIF) là doanh nghiệp trong Top dẫn đầu về lợi nhuận trong ngành gỗ, thu hàng nghìn tỷ...

Mới nhất

Châu Âu “bắn” tiền cho Ukraine, EU tuyên bố không bao giờ trả lại

Khoản tiền trị giá 3 tỷ EUR từ tài sản Nga bị phong tỏa ở châu Âu đã được Ủy ban châu Âu giải ngân cho Ukraine ngày 10/1. Khoản tiền này thuộc chương trình Hỗ trợ tài chính vĩ mô (MFA) đặc biệt mà khu vực dành cho Ukraine.

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/1/2025, trong nước giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 12/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/1/2025 giảm nhẹ; thị trường tiêu trong nước...

Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế

Trong dòng chảy không ngừng của sự phát triển kinh tế toàn cầu, SMC Services and Engineering JSC (SMC) đã chứng minh bản lĩnh qua những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ. Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tếTrong dòng chảy không ngừng của sự phát triển kinh tế toàn...

Mới nhất