Trang chủNewsKinh tếChống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật...

Chống lãng phí đất đai – Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang



Tại nhiều địa phương ở Hà Nội việc quản lý, sử dụng loại đất nông nghiệp công ích bộc lộ bất cập như quỹ đất công ích cho thuê quá thời hạn quy định; bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; việc đấu giá quyền thuê – thầu đất không thực hiện được; đất không còn khả năng canh tác…, chậm đưa đất vào sử dụng, gây hoang hóa lãng phí, thất thu ngân sách.

Chú thích ảnh

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần chỉ đạo và từng nhấn mạnh về một số dạng lãng phí;trong đó,có lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, lãng phí các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước…. Hơn thế, Tổng Bí thư cho rằng, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Dưới góc nhìn trên, nhóm phóng viên TTXVN đã đi sâu tìm hiểu và thực hiện 3 bài viết về tình trạng đất nông nghiệp công ích đang bị bỏ hoang hoặc bị “biến tướng” trong quá trình sử dụng. Cùng đó là sự lúng túng của chính quyền, việc chậm đưa đất vào canh tác, sản xuất cũng như tâm lý sợ sai của cán bộ và đề xuất, kiến giải những biện pháp tháo gỡ để khơi dậy giá trị của đất nông nghiệp công ích như vốn có.

Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang

Những năm trước đây, đất nông nghiệp công ích được chính quyền cấp xã quản lý, giao khoán hoặc cho các hộ dân thuê thầu để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo thời gian từng năm hoặc nhiều năm. Từ nguồn đất này, nhiều hộ dân có diện tích canh tác để phát triển kinh tế hộ; chính quyền địa phương có nguồn thu ngân sách ổn định. Nhưng tại Hà Nội, do điều kiện sản xuất nông nghiệp không như trước đây, nhiều diện tích đất nông nghiệp công ích được coi “đẹp” đang bị bỏ hoang hoặc có muốn đưa vào sử dụng đúng quy định cũng gặp không ít khó khăn.

Đất “đẹp” để cỏ mọc

 

Chú thích ảnh

Bên dòng sông Hồng màu mỡ, phì nhiêu là những cánh đồng trồng ổi, rau màu xanh mướt của người dân ngoại thành Hà Nội. Còn nay, do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, một số hộ dân bỏ ruộng, chuyển ngành nghề sản xuất khác hiệu quả hơn như: kinh doanh dịch vụ, hồ câu; quán ăn, điểm vui chơi trải nghiệm ngoài trời. Với cách làm trên, giá trị kinh tế từ đất mang lại cho người dân cao hơn hẳn. Nhưng xét về quy định, đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi ven sông sử dụng ngoài mục đích nông nghiệp là vi phạm quy định về đất đai. Nhiều địa phương đã ra quân giải tỏa vi phạm nhưng sau đó cũng chưa biết sử dụng đất nông nghiệp công ích vào việc gì cho hiệu quả nên để hoang hóa.

Dẫn chúng tôi đi thực địa, ông Vũ Phương Đông, Chủ tịch UBND phường Giang Biên, quận Long Biên chỉ ô đất vuông vức khoảng 1.000 m2 nằm cạnh đường đê sông Hồng trải nhựa phẳng lì. Vị trí đắc địa nên người thuê ô đất này đã chuyển đổi sang làm nhà hàng ăn uống nhưng bị phường Giang Biên giải tỏa từ cuối năm 2022. Hiện ô đất đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Để quản lý, phường Giang Biên cho quây tôn ở phía mặt tiếp giáp với đường đê. Ai đi qua cũng xót xa vì “bờ xôi ruộng mật”, đất đẹp bị bỏ hoang.

Ở một thực trạng khác, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có 89 thửa với 544.966,1 m2 đất nông nghiệp công ích, nằm rải rác ở 7 thôn. Trước đây những diện tích đất này được giao cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp hoặc thả cá. Theo quy định, mỗi năm, người được giao đất nông nghiệp công ích phải trả từ 60 – 120 kg thóc/sào. Tuy nhiên, từ 1/1/2023 đến nay, nhiều diện tích đất dù đã hết hạn hợp đồng thuê thầu nhưng chưa có người dân thuê lại.

Chú thích ảnh

Thực tế này được ông Nguyễn Đình Chất, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến giãi bày, do dịch COVID-19, các hộ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, thua lỗ nên đã chuyển đổi ngành nghề. Nhiều hộ dân đã không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp; trả lại đất đã thuê cho UBND xã. Để đất nông nghiệp công ích không bị bỏ không, xã đã tổ chức đấu thầu nhưng thiếu người tham gia nộp hồ sơ dự thầu. Do không tổ chức được đấu thầu lại nên những hộ dân đang sử dụng đất công ích, xã Hợp Tiến cũng chỉ tạm thu theo đơn giá “bèo” trước đây.

Do không cho thuê thầu được, việc thu ngân sách của địa phương cũng ảnh hưởng. Số liệu của UBND xã Hợp Tiến cho thấy, nếu như năm 2020 xã thu từ thuê đất nông nghiệp công ích là 365 triệu đồng; đến năm 2024 chỉ còn là 126 triệu đồng.

 

Trong khi đó, ở xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì lại gặp khó khi có 10 thửa đất nông nghiệp công ích, diện tích từ 3.000 m2 trở lên sẽ được đấu giá nhưng đang vướng chi phí về hồ sơ, thủ tục, tư vấn, đo đạc… Chủ tịch UBND xã Thuần Mỹ Nguyễn Văn Diên cho hay, muốn đấu giá phải có mặt bằng sạch, trong khi đó, nhiều thửa khó thanh lý tài sản trên đất. Với thửa đất lớn việc đấu giá có thể thuận lợi nhưng thửa nhỏ lẻ, xen kẹt, khó canh tác thì việc đấu giá quyền sử dụng đất là không dễ. Ông Diên chỉ ra rằng thu từ đấu giá đất nông nghiệp công ích không đủ bù chi, vì trình tự không được bỏ qua bất cứ một khâu nào, tương tự như quy trình đấu giá quyền sử dụng đất ở nên rất tốn kém.

Chú thích ảnh

Sử dụng đất nông nghiệp công ích “0 đồng”

Huyện Mỹ Đức được đánh giá là địa phương có quỹ đất nông nghiệp công ích lớn nhất thành phố với xấp xỉ 2.000 ha. Theo ông Trần Quốc Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, tính từ tháng 1/2023 đến 9/2024, tiến độ đấu giá nông nghiệp công ích trên địa bàn không đạt yêu cầu đề ra. Địa bàn có 38 khu đất đủ điều kiện để đấu giá thì có tới 14 khu đất đấu giá không thành vì không có người tham gia.

Còn tại huyện Ba Vì, cuối năm 2023 có 773,311 ha đất nông nghiệp công ích; trong đó, xấp xỉ 100 ha đang ở tình trạng chờ “chính chủ”. Có nghĩa số đất trên nhỏ lẻ, xen kẹt nhưng chưa được giao thầu cho cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp mà UBND các xã vẫn quản lý để chờ đấu giá.

Nếu ở các huyện miền núi như Ba Vì, Mỹ Đức đất nông nghiệp công ích bị “ế”, chưa tìm được chủ nhân sử dụng là một lãng phí lớn thì những nơi đất “vàng” như Long Biên, Hà Đông…, đất bị bỏ không thì càng xót xa hơn. Cụ thể, phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) có 1,157 ha đất nông nghiệp công ích nhưng từ năm 2015 đến nay chưa tổ chức cho thuê được.

 

Chú thích ảnh

Theo ông Bùi Huy Quang, Chủ tịch UBND phường Dương Nội, từ khi làng chuyển lên phố, hàng loạt dự án nhà ở, công trình được đầu tư trên địa bàn. Quá trình thực hiện, nhiều dự án không thu hồi hết thửa đất nông nghiệp công ích. Từ đó dẫn tới, số diện tích còn lại nhỏ từ 100 – 150 m2 nằm rải rác ở nhiều xứ đồng. Hơn nữa những thửa đất trên, chất đất xấu, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ, không thể sản xuất. Cũng có một thực tế việc xác định vị trí thửa đất tại thực địa là rất khó khăn do hiện trạng thay đổi. Hiện nay, ở Dương Nội một số hộ thuê đấtđể trồng đào đã phá vỡ hệ thống bờ vùng, bờ thửa và tự ý sử dụng sang quỹ đất nông nghiệp công ích liền kề mà phường đang quản lý nhưng không mất thêm một phần kinh phí nào.

Sử dụng đất nông nghiệp công ích “0 đồng”, cũng đang là một thực tế ở phường Phú Lãm (Hà Đông). Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 1999 – 2004, khu hố lò gạch thuộc Tổ dân phố số 6 (Phú Lãm) có diện tích hơn 2.000 m2, được UBND xã khoán thầu cải tạo đất nông nghiệp cho 1 hộ dân với tổng sản lượng 363 kg thóc/năm. Nhưng từ năm 2007 đến nay, người sử dụng diện tích đất trên không phải đóng loại phí gì cho chính quyền địa phương. Trong khi ở thời điểm ngày 18/10, theo ghi nhận của phóng viên, khu đất trên đang được sử dụng làm nơi kinh doanh ăn uống. Tại đây, có nhà cấp 4 lợp ngói; nhà lắp ghép sử dụng mục đích kinh doanh.

Chú thích ảnh

Tương tự, năm 2007, bà Nguyễn Thị Phượng là một trong nhiều hộ dân thuê thầu đất ao công của xã Viên Sơn (thị xã Sơn Tây). Theo năm tháng, việc sản xuất nông nghiệp không phù hợp; sẵn khu ao thuê thầu liền sát với đất thổ cư, năm 2010 bà Phượng dựng, lắp khu nhà tạm để kinh doanh ăn uống với diện tích 205 m2 trên đất thầu ao của xã Viên Sơn. Theo bà Phượng từ năm 2021, gia đình không phải nộp kinh phí sử dụng đất, chờ để làm lại hợp đồng từ không thời hạn sang có thời hạn. Tuy nhiên từ đó đến nay, chưa có hợp đồng nào được ký lại.

Thị xã Sơn Tây đã có văn bản yêu cầu bà Phượng phải tháo dỡ phần lắp, dựng trên đất nông nghiệp công ích. Nhưng theo quan sát của phóng viên ngày 30/10, bà Phượng mới chỉ tháo dỡ khu vực mái che, chiếm phần nhỏ vi phạm, còn lại vẫn đang sử dụng kinh doanh ăn uống. Có thể thấy, đất nông nghiệp công ích của Hà Nội đang như mớ bòng bong, tồn tại muôn hình vạn trạng khác nhau. Việc đất “cha chung”, chậm đưa vào sử dụng, đồng nghĩa đất nông nghiệp công ích có thể bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên; thậm chí bị lấn chiếm, biến tướng, sử dụng sai mục đích, lãnh đạo địa phương tiếp tay cho sai phạm.

Bài 2: Hậu quả lớn thất thu ngân sách

 


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chong-lang-phi-dat-dai-bai-1-bo-xoi-ruong-mat-bi-bo-hoang/20250110102751805

Cùng chủ đề

Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Lần đầu cho Tiến Linh?

Khi tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son được ban tổ chức tính bầu chọn ở giải thưởng Cầu thủ ngoại xuất sắc nhất, tiền đạo Tiến Linh trở thành ứng viên sáng giá cho giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2024 do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức. Tiến Linh (thứ 2 từ trái sang) ăn mừng cùng các đồng đội và người hâm mộ cùng chiếc cúp vô địch ASEAN Cup 2024 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Đó...

Bộ đề nghị các địa phương sớm công bố môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản đề nghị các địa phương sớm lựa chọn, công bố môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Theo văn bản, việc công bố môn thi thứ ba trong kỳ...

Mùa xuân trên miền sơn cước

Mỗi khi cảm thấy cuộc sống thường ngày quá nhàm chán, tôi thường chọn cho mình một nơi để tạm lánh khỏi sự bận rộn ở thành phố. Sa Pa chính là một trong những lựa chọn đó, không quá xa để đi và cũng không quá gần cho một địa điểm “trú ẩn” lý tưởng. Dù vậy, lần này chuyến đi Sa Pa thật nhiều khác biệt khi tôi đặt chân tới thị trấn nghỉ dưỡng phía tây...

Tin tức sáng 11-1: Tỉ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty người máy

Một số tin tức đáng chú ý: Chủ công viên Đầm Sen tạm nộp gần 49 tỉ đồng tiền thuê đất; Nhiều doanh nghiệp vay nợ trái phiếu nhưng tín nhiệm dưới trung bình; Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

22% trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025 có nguy cơ chậm trả nợ gốc

DNVN - Theo VIS Rating, có 5 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong tháng 1/2025, 2 trong 9 trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc, cả hai đều thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở. ...

Ngành công thương Hà Nội duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ

DNVN - Năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 của TP Hà Nội đạt 6,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 853,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2023. ...

Tháng 5 sẽ diễn ra triển lãm quốc tế y dược Việt Nam lần thứ 32

DNVN - Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 32 (Vietnam Medi-Pharm 2025) sẽ diễn ra từ ngày 8 – 11/5 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Sự kiện tập trung giới thiệu những tiến bộ, thành tựu nổi bật và mới nhất...

Hải quan công bố sự kiện nổi bật, nhiều giải pháp cho thông quan

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan ngày 9/1, trong những sự kiện nổi bật của ngành năm 2024, sự cố gắng của Hải quan trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và nhiều giải pháp đột phá, tạo thuận lợi cho thông quan, hỗ trợ thương mại với kim ngạch...

Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết

Theo Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp trước trong và sau Tết nguyên đán Ất Tỵ, hệ thống siêu thị BRGMart đã phối hợp với các nhà cung cấp dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp 2-3 lần so với các tháng trong năm; đảm bảo hàng hóa phong phú, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch nguồn gốc, tốt...

Bài đọc nhiều

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10/1/2025: Lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở đâu cao nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 10/1/2024, sau khi một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động, kỳ hạn 12 tháng cao nhất 6,3%/năm. Theo thống kê lãi suất của các ngân hàng, MSB đang dẫn đầu kỳ hạn 12 tháng, lên đến 6,3%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với CBNV trong hệ sinh thái MSB, Tập đoàn TNG và khách hàng cá nhân nhận lương hàng tháng qua tài khoản thanh toán mở tại MSB. Với...

Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà Lạt

The One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính thức công bố cùng IHG Hotels & Resort đưa thương hiệu InterContinental về Đà Lạt, kiến tạo tổ hợp resort 5 sao đầu tiên của thành phố ngàn hoa tại vị trí kim cương Hồ Xuân Hương. Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của thương hiệu nghỉ dưỡng hạng sang InterContinental tại Đà LạtThe One Destination - chủ đầu tư dự án Haus Da Lat chính...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Cách mỹ phẩm Thorakao “bắt trend” sống xanh để phục hồi tăng trưởng

Cách mỹ phẩm Thorakao “bắt trend” sống xanh để phục hồi tăng trưởngTừng là một thương hiệu "vang bóng một thời", thế nhưng, chỉ vì cạnh tranh không lại với những mỹ phẩm ngoại, có thời điểm mỹ phẩm Lan Hảo (Thorakao) bị đánh bật ra khỏi các kệ hàng, giờ đây thương hiệu này đang dần phục hồi. Thương hiệu "vang bóng một thời" Ai...

Giá xăng dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 9/1/2025

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 9/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, mức tăng khoảng 300-400 đồng/lít. Ngày mai (9/1/2025) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. ...

Cùng chuyên mục

Đồng USD cao nhất 6 tháng

Tỷ giá USD hôm nay 11/01/2025: Đồng USD đạt mức cao nhất trong sáu tháng so với đồng Yen cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến. Tỷ giá USD hôm nay 11/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 11/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.341 đồng/USD, tăng 3 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Cụ thể, tại...

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Thế giới và trong nước tiếp đà đi lên

Giá vàng hôm nay 11/1/2025 tăng đầu phiên giao dịch tại thị trường Mỹ sau báo cáo việc làm tốt hơn dự kiến. Giá vàng trong nước tăng, vàng miếng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng. Chốt phiên 10/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 84,7-86,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 200 nghìn đồng mỗi lượng so với kết phiên hôm trước. Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 84,7-86...

Giá bạc hôm nay 11/1/2025: Bạc tăng hơn 1%

Giá bạc hôm nay (11/1/2025), giá bạc trong nước và thế giới đồng tiếp tục xu hướng tăng. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc ổn định, niêm yết ở mức 1.132.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.167.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc tăng nhẹ, hiện được...

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện. Sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công Thương Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu cả ngành, đặc biệt là mặt hàng tôm và...

CEO Ngân hàng MB nói gì về các món nợ của Novaland, Trung Nam?

CEO MB Phạm Như Ánh và các thành viên Ban điều hành đã có những chia sẻ với các nhà đầu tư về kết quả kinh doanh năm 2024 của doanh nghiệp trong đó có tình hình các khoản nợ của Novaland và Trung Nam. Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến với các nhà đầu tư chiều 10/1, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Phạm Như Ánh cho biết, các khoản nợ của hai khách hàng...

Mới nhất

TikToker ăn cam chấm mắm tôm: Tưởng câu ‘like’, hóa ra là đặc sản Hà Tĩnh

Cam chấm mắm tôm - nhiều người tưởng đây chỉ là cách ăn 'câu like' mà không hề biết đó là một món ăn đặc sản của người Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cam bù là giống cam đặc sản được trồng nhiều ở huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), thu hoạch vào thời điểm giáp Tết. Cam bù xuất hiện ở...

Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề...

Những lần “đầu tiên” đặc biệt

(NLĐO)- Chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng là chuyến công tác với các lần...

Giáo viên trường chuyên tâm tư trước thông tư cấm dạy thêm thu tiền trong trường

Một thầy giáo trường chuyên ở Nghệ An đã bày tỏ trăn trở liên quan đến những quy định về dạy thêm, học thêm; đặc biệt là việc dạy thêm trong trường hợp nhu cầu có thực và chính đáng. Mới đây, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDDT quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó nêu rõ: -...

Tuyển Philippines không dùng cầu thủ nhập tịch giống Xuân Son

Trong phát biểu mới nhất, ông Freddy Gonzalez khẳng định đội tuyển Philippines chỉ sử dụng những cầu thủ bản địa hoặc những cầu thủ nước ngoài có gốc Philippines để thi đấu quốc tế.“Tôi sẽ không bao giờ nhập tịch một người không có gốc gác Philippines. Đó không phải là điều mà tôi muốn làm. Tôi...

Mới nhất