Trang chủNewsThời sựDứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"

Dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Kinhtedothi – Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; nâng cao “năng suất và chất lượng” xây dựng pháp luật…

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu nâng cao "năng suất và chất lượng" xây dựng pháp luật.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu nâng cao “năng suất và chất lượng” xây dựng pháp luật.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 10/TB-VPCP ngày 10/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025.



Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đạt nhiều kết quả nổi bật

Thông báo nêu: Trong năm 2024, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, để đóng góp thiết thực, quan trọng cho sự phát triển và thành quả chung của đất nước. Trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và những lĩnh vực khác của công tác tư pháp đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tiếp tục có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng thể chế; xác định rõ các nhiệm vụ cần ưu tiên để tập trung nguồn lực thực hiện, bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là tập trung xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh, khơi thông nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp trong công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh tình hình mới; từng bước đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã cùng các bộ, cơ quan của Quốc hội, cơ quan liên quan khác nghiêm túc thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong các lĩnh vực.

Công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản tiếp tục được triển khai kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần nâng cao năng lực phản ứng chính sách, với nhiều kết quả nổi bật từ hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với thực tiễn.

Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước tới nay, với trên 621 nghìn việc được thi hành xong, thu được trên 117 nghìn tỷ đồng.

Các lĩnh vực quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý, bồi thường nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt nhiều kết quả cụ thể, có thể kể đến như: thể chế trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện; công tác chuyển đổi số trong hành chính tư pháp được tăng cường, gắn với triển khai Đề án 06; dẫn đầu trong các bộ, cơ quan ngang bộ về Chỉ số cải cách hành chính…

Công tác pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, tư pháp đạt nhiều kết quả quan trọng. Bộ Tư pháp đã tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế. Hợp tác pháp luật và tư pháp với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc có bước phát triển mới, với việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc sang thăm nước ta lần đầu tiên và hai Bộ đã ký Thỏa thuận về việc tổ chức Hội nghị tư pháp giữa các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ nhất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tư pháp thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đặc biệt là về công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật khi thể chế đang là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định; trong đó: (i) Hệ thống pháp luật còn nhiều tồn tại, hạn chế, cản trở sự phát triển, chưa thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, định hướng của Đảng, những vấn đề mới của thực tiễn phát sinh, hoặc đã được thể chế hóa nhưng tính khả thi không cao; (ii) Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo; (iii) Việc phân cấp, phân quyền, chuyển đổi số trong công tác xây dựng pháp luật còn bất cập, chưa được chú trọng đúng mức; (iv) Kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được thực hiện nghiêm; (v) Tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; (vi) Hoạt động trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp như bổ trợ tư pháp, thi hành án dân sự, đào tạo pháp luật vẫn còn sai sót, vi phạm, biểu hiện “chạy theo thị trường”, “cạnh tranh” không lành mạnh…

Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: (i) Nhận thức của một số cơ quan, địa phương về công tác tư pháp, thi hành án dân sự còn chưa đầy đủ; (ii) Công tác phối hợp chưa thật sự chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; (iii) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế còn hạn chế; (iv) Nguồn lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu…

Dự báo tình hình quốc tế, khu vực trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường sẽ ảnh hưởng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã đề ra nhiều đường lối, chủ trương quan trọng liên quan đến Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp. Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã chỉ ra nhiều nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần tập trung thực hiện nhằm hoàn thiện thể chế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, trong đó có 03 nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện đồng thời cùng lúc: chuẩn bị nội dung nhân sự cho Đại hội đảng các cấp; hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả nhiệm kỳ; và thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy. Cùng với những thời cơ, thuận lợi, bối cảnh này đặt công tác tư pháp, thi hành án dân sự trước những thời cơ, thách thức mới, với yêu cầu, đòi hỏi, trách nhiệm ngày càng cao.

Nâng cao “năng suất và chất lượng” xây dựng pháp luật

Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2025 và thời gian tới, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp cần tập trung nguồn lực thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cụ thể:

Tham mưu cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng để trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Đổi mới tư duy quản lý, tư duy chính sách, tiếp tục phát huy vai trò tham mưu giúp Chính phủ trong công tác xây dựng thể chế nhằm kịp thời thể chế hóa đầy đủ và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, đường lối của Đảng và thực tiễn yêu cầu quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tập trung tối đa nguồn lực, tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, bảo đảm dân chủ, minh bạch, dễ áp dụng trên thực tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao “năng suất và chất lượng” xây dựng pháp luật; tăng cường cơ chế phản ứng chính sách; bảo đảm chi phí tuân thủ thấp, để pháp luật đến được với người dân và doanh nghiệp một cách thực chất; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng tổ chức thi hành pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và xây dựng cơ chế phát hiện, tháo gỡ nhanh nhất các điểm nghẽn có nguyên nhân từ các quy định pháp luật.

Nghiêm túc, khẩn trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với tinh thần “không làm không được, khó mấy cũng phải làm”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “gác lại lợi ích riêng, vì lợi ích chung”, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung tham mưu, giúp Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết của Quốc hội để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, kịp thời đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy.

Tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng công tác tổ chức thi hành pháp luật, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa tổ chức thi hành pháp luật với quá trình xây dựng pháp luật; phát huy vai trò, tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế, trong đó có việc phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế.

Tập trung nghiên cứu, thực hiện hiệu quả chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và nguồn nhân lực pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ giai đoạn 2025 – 2030 và những năm tiếp theo, bảo đảm xứng tầm với yêu cầu ngày càng cao của công tác tư pháp trong giai đoạn mới.

Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan tếp tục quan tâm, dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác xây dựng pháp luật; chỉ đạo sát sao việc rà soát, đề xuất xây dựng và bảo đảm tiến độ trình các dự án luật, dự thảo nghị quyết để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và xử lý các bất cập, vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ các dự án luật, pháp lệnh trình Chính phủ, Quốc hội; nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật.

Các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện nghiêm Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; cần cảnh giác, chủ động hơn trong phòng ngừa các tranh chấp đầu tư quốc tế; kịp thời giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của nhà đầu tư.

Các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp khẩn trương đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế; đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các mặt, lĩnh vực của công tác tư pháp.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dut-khoat-tu-bo-tu-duy-khong-quan-duoc-thi-cam.html

Cùng chủ đề

Chuyển đổi tư duy xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư về chuyển đổi tư duy trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Xây dựng chương trình pháp luật bám sát '2 yêu cầu', '3 bảo đảm' Bộ Công Thương vừa ban hành công văn số 10839/BCT-VP thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc...

Triển khai thực hiện chuyển đổi tư duy trong xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư về chuyển đổi tư duy trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Xây dựng chương trình pháp luật bám sát '2 yêu cầu', '3 bảo đảm' Bộ Công Thương vừa ban hành công văn số 10839/BCT-VP thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

NDO - Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án Luật và Nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.  Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ,...

Bộ Nội vụ đã “làm ngày, làm đêm” trong việc tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Đến nay đã cơ bản hoàn thành phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, cơ quan và phương án tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ...

Làm sao kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật?

(NLĐO) - Chuyên gia cho rằng tham nhũng chính sách là nguy hại nhất vì rất tinh vi, khó phát hiện, có cả một quy trình và hệ thống ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần

Kinhtedothi - Trong 2 ngày 9 - 10/1, Đảng bộ Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội (Đảng bộ quận Thanh Xuân) đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (đại hội điểm cấp cơ sở). Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến. Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XII nhiệm kỳ...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP thăm, tặng quà người có công huyện Ứng Hòa

Kinhtedothi - Chiều 10/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại huyện Ứng Hòa. Đoàn đã thăm Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đỗ Thị Bằng (102 tuổi, xã Đông Lỗ), có hai con là liệt sĩ.  Thay mặt lãnh đạo TP, Phó Chủ tịch Thường trực...

Khánh thành công trình Cơ sở làm việc Công an tỉnh An Giang 

Tham dự có lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo tỉnh An Giang cùng đại diện các đơn vị liên quan. Được sự quan tâm của Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngày 05/09/2020 công trình Cơ sở làm việc Công an tỉnh được khởi công xây dựng trên khu đất với tổng diện tích 11 ha thuộc 03 phường Đông Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Hòa thành phố Long Xuyên; tổng mức đầu tư xây dựng...

khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch

Khu công nghiệp Nhuận Trạch nằm trên địa giới hành chính của xã Nhuận Trạch và xã Cư Yên thuộc huyện Lương Sơn, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và đồng thời chấp thuận Công ty TNHH Hòa Phú, Hòa Bình là nhà đầu tư tại Quyết định số 256/QĐ-TTg, ngày 22/2/2022. Dự án có quy mô 213,68ha, với tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục giải phóng...

quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Kinhtedothi- Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ngay từ đầu năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đã ban hành Văn bản số 06/UBND-KTTH chỉ đạo các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng yêu cầu các đơn vị quán triệt và bám sát chủ trương, lãnh...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á nói điều đặc biệt về Xuân Son

(Dân trí) - Màn tỏa sáng rực rỡ của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã giúp anh được trang chủ Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) bình chọn là một trong những 4 cầu thủ xuất sắc nhất sau trận chung kết lượt đi AFF Cup. Trong phần nội dung, AFC nhấn mạnh màn trình diễn ấn tượng của tiền đạo gốc Brazil kể từ khi khoác áo tuyển Việt Nam thi đấu tại AFF Cup 2024."Xuân Son...

Tá hoả khi phát hiện thi thể nằm sấp sát mép biển

(NLĐO) - Thi thể người đàn ông lớn tuổi trôi dạt vào bờ biển được người dân phát hiện trong tình trạng bị trương phình. ...

Phở “chọc trời” 1 triệu đồng/bát ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - "Ăn tô phở trong khung cảnh TPHCM đẹp thế này thì bao nhiêu tiền cũng đáng", vị doanh nhân người Nhật tấm tắc khen sau khi thưởng thức "phở chọc trời" giá gần 1 triệu đồng tại TPHCM. Phở "chọc trời" ở TPHCM: Ăn giữa những tầng mây, giá gần 1 triệu đồng (Thực hiện: Nhóm phóng viên). Anh Okumura Hiroyuki đến từ thành phố Gifu (Nhật Bản), đã quyết định chọn nhà hàng Oriental Pearl trên tầng...

Điều tra nam tài xế hung hăng hành hung người đi đường trước Bệnh viện Từ Dũ

(NLĐO) - Sau khi bị một người đi xe máy nhắc nhở đi nhanh, nam tài xế đã ra tay hành hung người này. ...

Cùng chuyên mục

Khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần

Kinhtedothi - Trong 2 ngày 9 - 10/1, Đảng bộ Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội (Đảng bộ quận Thanh Xuân) đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 (đại hội điểm cấp cơ sở). Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến. Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XII nhiệm kỳ...

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP ngày 10/1/2025 Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP thăm, tặng quà người có công huyện Ứng Hòa

Kinhtedothi - Chiều 10/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại huyện Ứng Hòa. Đoàn đã thăm Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đỗ Thị Bằng (102 tuổi, xã Đông Lỗ), có hai con là liệt sĩ.  Thay mặt lãnh đạo TP, Phó Chủ tịch Thường trực...

TP.HCM lắp 50 biển báo, mũi tên cho phép rẽ phải khi đèn đỏ

50 giao lộ ở trung tâm TP.HCM được lắp biển báo phụ, đèn tín hiệu cho phép xe máy được phép rẽ phải khi đèn đỏ. ...

Yêu cầu nhà thầu thi công lại mặt đường quốc lộ 26

Khu quản lý đường bộ III kiểm tra hiện trường và lập biên bản yêu cầu nhà thầu thi công sửa chữa hư hỏng mặt đường quốc lộ 26 cào, bóc lớp nhựa không đảm bảo chất lượng thi công lại. ...

Mới nhất

Công nhân dọn rác ở Nha Trang được hỗ trợ Tết 1,5 triệu đồng

Tỉnh Khánh Hòa quy định có 5 mức hỗ trợ Tết Nguyên đán và công nhân trực tiếp thu dọn rác TP Nha Trang được hỗ trợ 1,5 triệu đồng. ...

Yêu cầu công ty xử lý nhân viên bảo vệ đe dọa thanh niên trước ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM

Đoạn clip một thanh niên bị nhân viên dịch vụ bảo vệ đe dọa trước cổng ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM đang lan truyền trên mạng xã hội. ...

phóng thích vô điều kiện

Mặc dù được phóng thích vô điều kiện nhưng hồ sơ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ bị lưu lại...

Bí quyết sống khỏe của cụ ông 103 tuổi, vượt qua đột quỵ sau trận bóng đá Việt Nam – Thái Lan

Ca bệnh của cụ Đào Văn Dễ, 103 tuổi ở Hưng Yên, đã gây nhiều bất ngờ cho các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, suốt đời dễ tính, không bao giờ mắng vợ con, sống đến 103 tuổi vẫn rất minh mẫn, đọc thơ, đọc báo...

Mới nhất