Trang chủNewsThời sựCục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xây dựng...

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp xây dựng và ban hành 14 văn bản pháp luật

Chiều 10/1, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá việc triển khai nhiệm vụ năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025.

Chiều 10/1, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tham dự và có phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Tham dự hội nghị còn có ông Phạm Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ cùng các Phó Cục trưởng, các lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Cục.

Hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng

Trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, ông Trịnh Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) cho biết: Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt và có hiệu quả của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ và các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp trên, sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của toàn thể công chức, viên chức, người lao động Cục ATMT, trong năm 2024 các hoạt động thực thi công vụ theo chức năng, nhiệm vụ của Cục ATMT đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức, giúp ngành Công Thương đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững ngành Công Thương trong thời gian qua, tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2020-2025.

Nhiều kết quả tích cực góp phần phát triển ngành Công Thương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, ông Trịnh Văn Thuận cho hay, năm 2024, Cục ATMT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ trì xây dựng và ban hành 14 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 1 Nghị định, 13 Thông tư, trong đó có 11 Thông tư ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (chiếm 34,1% – 14/41 tổng số Nghị định, Thông tư ban hành của cả Bộ theo kế hoạch đề ra từ đầu năm).

Ngoài ra, trong năm 2024 Cục ATMT còn được giao chủ trì xây dựng Chương VIII – “Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện” tại Luật Điện lực sửa đổi; phối hợp trong quá trình xây dựng Chương VI, đặc biệt Điều 60 – “An toàn, vệ sinh lao động và kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản” tại Luật Địa chất Khoáng sản sửa đổi. 2 Luật trên đã chính thức được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp lần thứ VIII vào cuối tháng 11/2024.

Hiện tại, Cục ATMT đang khẩn trương tiến hành xây dựng để trình cấp thẩm quyền ban hành 1 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện và 2 Thông tư: Quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (dự kiến hoàn thành và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025)”, ông Trịnh Văn Thuận nhấn mạnh.

Nhiều kết quả tích cực góp phần phát triển ngành Công Thương
Ông Trịnh Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Đồng thời, Cục ATMT đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các nội dung về an toàn vệ sinh lao động và kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản trong Nghị định quy định chi tiết Luật Địa chất và Khoáng sản, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về lập và phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro trong khai thác khoáng sản (hoàn thành trong tháng 5/2025).

Thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra, Phó Cục trưởng chỉ ra: Trong năm 2024, Cục ATMT hoàn thành thanh tra chuyên ngành tại 4 đơn vị về việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn điện, quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện; an toàn trong khai thác, chế biến than, khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm tra tại 90 đơn vị theo kế hoạch và chuyên đề do Lãnh đạo Bộ giao tại Quyết định số 3308/QĐ-BCT và các văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp thẩm quyền liên quan”, ông Trịnh Văn Thuận nêu rõ.

Báo cáo công tác kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ông Trịnh Văn Thuận cho biết thêm: Về an toàn kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy, trong năm 2024 công tác thẩm định, chấp thuận các Chương trình quản lý an toàn; Báo cáo đánh giá rủi ro; Kế hoạch ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật,… đang được thực hiện theo quy định.

Tham gia thẩm định thiết kế cơ sở, các giải pháp kỹ thuật an toàn trong các dự án đầu tư; tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch sự cố phòng ngừa hoá chất, Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định. Đầu mối phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện các quy định phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương đảm bảo quy định.

Về công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập và hồ chứa thủy điện: Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn điện theo Luật Điện lực và các quy định liên quan, Cục ATMT đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường công tác đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn; cập nhật và báo cáo tai nạn điện và vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, về công tác quản lý an toàn vận hành hồ chứa thủy điện, trong năm 2024, Cục ATMT đã tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện tại 40 công trình thủy điện thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP; Thông tư số 09/2019/TT-BCT về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện…

Nhiều kết quả tích cực góp phần phát triển ngành Công Thương
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo ông Trịnh Văn Thuận, trong công tác quản lý an toàn khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp Cục ATMT đã tham mưu trình Lãnh đạo Bộ kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể như: Đề nghị UBND các tỉnh có hoạt động khai thác than phối hợp chỉ đạo tăng cường công tác an toàn trong khai thác than. Đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo 5 năm triển khai thực hiện quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; tăng cường quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản.

Về công tác bảo vệ môi trường, Cục ATMT đã xây dựng và góp ý các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý tài nguyên môi trường biển hải đảo, ứng phó sự cố môi trường…; Luật Tài nguyên nước sửa đổi, Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, biển hải đảo…

Đồng thời, triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương năm 2024; xây dựng Báo cáo kế hoạch và dự toán ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương năm 2025 và giai đoạn 3 năm 2025-2027 và Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương năm 2025…

Về phát triển công nghiệp môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn, Phó Cục trưởng báo cáo, Cục ATMT đã hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Lãnh đạo Bộ để Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường giai đoạn 2025-2035 tại Tờ trình số 9871/TTr-BCT ngày 5/12/2024.

Tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng. Xây dựng và góp ý văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, chiến lược thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường, kinh tế tuần hoàn, tái chế, tái sử dụng, quy chuẩn tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, hàng hóa từ quá trình tái chế…”, ông Trịnh Văn Thuận bày tỏ.

Nhiều kết quả tích cực góp phần phát triển ngành Công Thương
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn

Về công tác hợp tác quốc tế, trong năm 2024, Cục ATMT đã tổ chức Đoàn công tác tham dự Hội thảo với tổ chức Bureu Veritas – Pháp để trao đổi kinh nghiệm về quản lý an toàn công nghiệp trong nhà máy công nghiệp; tổ chức 3 đoàn công tác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia các phiên đàm phán về Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Phối hợp cử đại diện tham gia các đoàn công tác tại Australia, Đan Mạch để trao đổi kinh nghiệm về nâng cao năng lực về chuyển đổi và lưu trữ năng lượng xanh trong ngành điện và năng lượng. Đồng thời, nghiên cứu áp dụng vào việc xây dựng các quy định an toàn về điện nói chung và hành lang an toàn điện gió phục vụ công tác xây dựng Luật Điện lực.

Về công tác truyền thông, theo ông Trịnh Văn Thuận, năm 2024, Cục ATMT đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ triển khai tốt công tác truyền thông thường xuyên và đột xuất về kỹ thuật an toàn, bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương.

Nỗ lực khắc phục khó khăn

Đánh giá về những khó khăn, tồn tại, Phó Cục trưởng chỉ ra, trong công tác bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, trong đó có nhiều quy định mới về bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, cụm công nghiệp… Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 hiện không quy định trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các Bộ, ngành và giao cho Chính phủ quy định.

Nhiều kết quả tích cực góp phần phát triển ngành Công Thương
Chiều 10/1, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ảnh: Thanh Tuấn

Do đó, công tác bảo vệ môi trường có nhiều thay đổi, với trách nhiệm là cơ quan đầu mối về bảo vệ môi trường của ngành Công Thương, Cục ATMT đã và đang tập trung vào việc góp ý, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quốc gia cũng như hướng dẫn cho các đơn vị ngành Công Thương để đảm bảo thực thi các quy định về bảo vệ môi trường”, Phó Cục trưởng bày tỏ.

Ngoài ra, kinh phí cho các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn hạn chế, trong khi đó lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý rất rộng, đây là những khó khăn, thách thức chủ yếu trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và vật liệu nổ công nghiệp: Phạm vi quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản chưa đầy đủ, còn thiếu các quy định về quản lý nhà nước đối với khoáng sản kể từ khi bắt đầu công việc khai đào mở vỉa, xây dựng cơ bản, tổ chức sản xuất, gia công chế biến cho đến khi khoáng sản trở thành hàng hóa dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước, lúng túng trong quản lý và tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp.

Đối với khoáng sản, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt khoáng sản than do phải đi xa hơn về các cánh của mỏ, xuống sâu hơn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức tự chủ an toàn cho người lao động còn hạn chế, một số người lao động chưa ý thức đầy đủ trong việc chấp hành quy trình, quy phạm, quy định an toàn, còn làm bừa làm ẩu.

Ngoài ra, trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng, ông Trịnh Văn Thuận cho rằng, địa bàn kinh doanh các cửa hàng LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) còn xen kẽ khu dân cư, còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn. Vi phạm quy định trong quá trình sử dụng, còn tình trạng sử dụng chai chứa LPG quá hạn kiểm định; tình trạng hoán cải chai chứa LPG như: cắt tay xách, mài logo, chiếm dụng vỏ bình gây mất an toàn cho người sử dụng gas…

Trong công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập, hồ chứa thủy điện, theo ông Trịnh Văn Thuận, an toàn điện trong dân còn diễn biến phức tạp do một bộ phận người dân, hộ kinh doanh vẫn chưa có ý thức trong vấn đề sử dụng điện an toàn. Các quy định của pháp luật hiện nay chủ yếu quản lý về an toàn điện trong công tác xây dựng, quản lý vận hành, truyền tải… chưa có quy định cụ thể đối với vấn đề an toàn điện trong dân.

Khó khăn trong vận hành các nhà máy thủy điện như: hạ tầng mạng viễn thông, internet tới các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ở vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị gián đoạn thông tin, internet; hạ tầng giao thông đi lại khó khăn, dễ bị chia cắt khi có mưa lớn, lũ, sạt lở đất. Các nhà máy thủy điện nhỏ gần như không có cán bộ chuyên ngành về thủy điện, thủy lợi, xây dựng để phục vụ cho công tác vận hành, kiểm tra các hạng mục công trình”, Phó Cục trưởng cho hay.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trên 11 lưu vực sông và các nhánh sông suối khác còn chưa đầy đủ, do bản đồ ngập lụt chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/UBND tỉnh cấp đủ cho các đơn vị làm cơ sở xây dựng phương án.

Trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, năm 2024, Cục ATMT đã giải quyết được 541 hồ sơ liên quan đến thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý. Việc giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo quy trình, thủ tục, thời gian theo quy định.



Nguồn: https://congthuong.vn/cuc-ky-thuat-an-toan-va-moi-truong-cong-nghiep-xay-dung-va-ban-hanh-14-van-ban-phap-luat-368907.html

Cùng chủ đề

Nhiệm vụ trọng tâm 2025

Trong năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bám sát những trọng tâm nghiên cứu phát triển Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về một số nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai trong năm...

TP.HCM sẽ trở thành trung tâm dịch vụ lớn, khởi công ít nhất 1 trung tâm logistics năm nay

Năm 2025, ngành công thương TP.HCM sẽ tập trung triển khai một loạt đề án lớn, trọng điểm. Trong đó theo kế hoạch, TP sẽ trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả khu vực, khởi công ít nhất 1 trung tâm logistics. ...

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 – nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương. Ngày 31/12/2024, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có những dấu ấn đặc biệt, đột phá, mang tính cách mạng. 10 dấu ấn cụ thể: Kiện...

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước. Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong bối cảnh...

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương. Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’. Tại hội thảo, ông Hoàng Văn Tâm, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) đã trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam xuất khẩu 3.402 tấn bạch đậu khấu

Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.402 tấn bạch đậu khấu - nhục đậu khấu với kim ngạch đạt 27,6 triệu USD, giảm 4,2% về lượng và tăng 1% về kim ngạch. Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), quả bạch đậu khấu là một loại gia vị được xếp hạng đắt thứ trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Loại quả này cũng được bán với giá...

Nga và Mỹ sắp đàm phán?

Chiến sự Nga-Ukraine 10/1: Nga và Mỹ có thể sắp đàm phán khi nhiều dấu hiệu cho thấy quan điểm hai bên đang tiến triển hơn về giải quyết xung đột ở Ukraine. Trao đổi với các phóng viên tại dinh thự ở Florida, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã thông báo về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Chính trị gia Donal Trump nhấn mạnh hiện các bên đang...

Dự báo giá tiêu ngày mai 11/1/2025, trong nước đi ngang

Dự báo giá tiêu ngày mai 11/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 11/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 11/1/2025 bắt đầu ổn định sau phiên giảm mạnh khiến thị trường tiêu rơi xuống mức 150.000 đồng/kg; hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung...

Dự báo giá cà phê ngày mai 11/1/2025: Cán mốc 120.000 đồng/kg

Dự báo giá cà phê ngày mai 11/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 11/1/2025. Giá cà phê Robusta tăng nhẹ trở lại Trên sàn London, giá cà phê Robusta được ghi nhận đã quay đầu tăng nhẹ sau 1 ngày giảm mạnh vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 10/1/2025. Cụ thể, mức tăng dao động...

Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, khuyến nghị từ chuyên gia

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, cũng là thị trường trọng điểm mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng tới để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt mức 100 tỷ USD vào năm 2021...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á nói điều đặc biệt về Xuân Son

(Dân trí) - Màn tỏa sáng rực rỡ của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã giúp anh được trang chủ Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) bình chọn là một trong những 4 cầu thủ xuất sắc nhất sau trận chung kết lượt đi AFF Cup. Trong phần nội dung, AFC nhấn mạnh màn trình diễn ấn tượng của tiền đạo gốc Brazil kể từ khi khoác áo tuyển Việt Nam thi đấu tại AFF Cup 2024."Xuân Son...

Phở “chọc trời” 1 triệu đồng/bát ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - "Ăn tô phở trong khung cảnh TPHCM đẹp thế này thì bao nhiêu tiền cũng đáng", vị doanh nhân người Nhật tấm tắc khen sau khi thưởng thức "phở chọc trời" giá gần 1 triệu đồng tại TPHCM. Phở "chọc trời" ở TPHCM: Ăn giữa những tầng mây, giá gần 1 triệu đồng (Thực hiện: Nhóm phóng viên). Anh Okumura Hiroyuki đến từ thành phố Gifu (Nhật Bản), đã quyết định chọn nhà hàng Oriental Pearl trên tầng...

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang,...

Điều tra nam tài xế hung hăng hành hung người đi đường trước Bệnh viện Từ Dũ

(NLĐO) - Sau khi bị một người đi xe máy nhắc nhở đi nhanh, nam tài xế đã ra tay hành hung người này. ...

Cùng chuyên mục

Nga và Mỹ sắp đàm phán?

Chiến sự Nga-Ukraine 10/1: Nga và Mỹ có thể sắp đàm phán khi nhiều dấu hiệu cho thấy quan điểm hai bên đang tiến triển hơn về giải quyết xung đột ở Ukraine. Trao đổi với các phóng viên tại dinh thự ở Florida, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã thông báo về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Chính trị gia Donal Trump nhấn mạnh hiện các bên đang...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ công an, thương binh

Kinhtedothi - Chiều 10/1, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã đến thăm, động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an quận Hai Bà Trưng và thương binh trên địa bàn quận Đống Đa. Tại Công an Quận Hai Bà Trưng, báo cáo nhanh với Chủ tịch UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Công an...

Metro Bến Thành – Suối Tiên thông báo giảm tần suất chạy tàu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ giảm cả thời gian hoạt động lẫn tần suất chạy tàu dịp cao điểm tết Ất Tỵ 2025. Ngày 10/1, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM (Trung tâm) công bố phương án điều chỉnh hoạt động các loại hình vận tải hành khách công cộng phục vụ cao điểm Tết Ất Tỵ 2025. Đối với metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), từ 26/1 (27 tháng Chạp năm...

Điều chỉnh giao thông phục vụ Giải Marathon TP HCM 2025

(NLĐO) - Từ ngày 8-1, sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông tại khu vực trung tâm TP HCM phục vụ Giải Marathon TP HCM lần thứ XII năm 2025 ...

Đọc báo Tết trên bưu thiếp định danh, tích hợp trí tuệ nhân tạo

(CLO) Tạp chí Ngày Nay vừa giới thiệu một sản phẩm báo chí sáng tạo là tấm bưu thiếp chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 có gắn chip định danh, được tích hợp trí tuệ nhân tạo. Người dùng có thể đọc ấn phẩm Tết của Tạp chí Ngày Nay, nhận...

Mới nhất

Tết ngày xưa, khuôn bánh thuẫn với cối đá ‘chạy’ vòng vòng quanh xóm

Mấy chị em gái tranh thủ buổi tối bỏ lò than để rim mứt. Bỏ chừng ba bếp lò, rim hai đêm là được các loại mứt. Hôm sau lót báo ra sàng, bỏ mứt ra phơi khô ráo trước khi cất vào bị giấy. ...

Trầm trồ các sản phẩm sáng tạo của học sinh THCS TP.HCM

Các sản phẩm hoàn thiện đẹp mắt, đầy sáng tạo của học sinh THCS ở hội thi khéo tay kỹ thuật năm nay khiến ngay cả các vị giám khảo cũng trầm trồ ...

Giáo sư Trung Quốc gây tranh cãi khi tuyên bố phụ nữ sẽ sống đến 100 tuổi nếu có 10 con

Một giáo sư người Trung Quốc đã khiến dư luận phẫn nộ, khi tuyên bố phụ nữ nếu đẻ 10 đứa con thì sẽ có thể sống thọ đến 100 tuổi. ...

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình “Xuân Biên...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên...

(MPI) – Ngày 09/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định số 33/QĐ-BKHĐT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2025 thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt...

Mới nhất

Ai nên bổ sung vitamin E?