Trang chủDi sảnHội An- nơi thời gian ngừng trôi

Hội An- nơi thời gian ngừng trôi

 

Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây độc đáo

Được hình thành và phát triển từ thế kỷ XVI, Hội An từng là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực. Từ thế kỷ XVI, các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ và Tây Ban Nha đã đến đây giao thương hàng hóa. Chính vì vậy, những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa Đông – Tây. Dấu ấn ấy còn in đậm trên từng mái ngói âm dương, từng con phố nhỏ hay những hội quán người Hoa mang kiến trúc tinh xảo. 

Thành phố Hội An nằm bên bờ sông Hoài thơ mộng.

Theo ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (Quảng Nam), thành phố Hội An có hơn 1.400 di tích được kiểm kê phân loại, trong đó có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố. Riêng khu phố cổ có 1.130 di tích, trong đó có 9 di tích đơn lẻ được xếp hạng cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh. Các di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt – Hoa – Nhật – phương Tây, góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An.

Trái ngược với sự hiện đại hóa nhanh chóng của nhiều đô thị khác, Hội An tạo ấn tượng sâu sắc bởi những ngôi nhà mái rêu phong, tường vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

Hội An với những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng.

Hội An không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Những phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian như hát bài chòi, hò khoan trên dòng sông Hoài vẫn được gìn giữ, tô điểm thêm cho vẻ đẹp văn hóa độc đáo của phố Hội. Lang thang trên những con đường nhỏ, bạn dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong với cao lầu, mì Quảng, cơm gà – những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng. Bên cạnh đó, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ bày bán sản phẩm từ các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, rau Trà Quế hay gốm sứ Thanh Hà cũng gợi nhớ về một Hội An từng là thương cảng sôi động, vừa cổ xưa, vừa đầy sức sống.

Khi màn đêm buông xuống, Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Đặc biệt, vào ngày 14 âm lịch hằng tháng, lễ hội đèn lồng biến phố Hội thành một bức tranh lộng lẫy, đầy màu sắc. Một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài thơ mộng. Những chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ mang theo ánh sáng dịu dàng từ đèn hoa đăng, đưa hy vọng và lời cầu chúc trôi theo dòng nước. Với người dân nơi đây, thả đèn không chỉ là một nghi thức đẹp mà còn là cách để xua tan muộn phiền, tìm về cảm giác bình an và hạnh phúc.

Với những giá trị độc đáo riêng có, Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.

Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu.

Trong những năm qua, Hội An không ngừng khẳng định vị trí trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Số lượng du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến Hội An tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua, minh chứng cho sức hút không thể cưỡng lại của di sản này. Năm 2019 (trước dịch COVID-19), Hội An đón 5,35 triệu lượt khách du lịch. Sau 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách đến Hội An đã dần phục hồi và đạt 4 triệu lượt vào năm 2023.

Hội An còn liên tục giành được các danh hiệu danh giá như “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á” (World Travel Awards), “Thành phố du lịch tuyệt vời nhất thế giới” (Travel + Leisure)… Tại Giải thưởng World’s Best Awards 2024, Hội An đứng thứ 4 trong danh sách 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới và thứ 3 trong danh sách 25 thành phố được yêu thích nhất châu Á…

Ngay từ khi được công nhận là Di sản Thế giới, nhiều chương trình bảo tồn quy mô lớn đã được thực hiện tại Đô thị cổ Hội An. Hiện nay, di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An được phân cấp quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, có sự tham gia phối hợp của cả Trung ương, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An.

Công tác trùng tu di tích luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược bảo tồn. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng. Riêng Dự án “Tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ” đã cứu nguy cho hàng trăm ngôi nhà cổ, giúp bảo toàn diện mạo phố Hội qua nhiều thế hệ.

Chùa Cầu (còn gọi chùa Nhật Bản), công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách cả ban ngày lẫn ban đêm.

Các di tích vật thể quan trọng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký và các hội quán người Hoa đều được tu bổ, quản lý và bảo vệ chặt chẽ, gắn với các kế hoạch dài hạn nhằm bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị lịch sử. Chính quyền cũng triển khai ứng dụng công nghệ số trong việc lập hồ sơ quản lý, số hóa dữ liệu di tích để nâng cao hiệu quả giám sát và bảo tồn.

Bên cạnh các di tích vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng gìn giữ. Các lễ hội truyền thống như lễ hội đèn lồng, hát bài chòi được tổ chức thường xuyên, trở thành nét đặc trưng của vùng đất này. Những phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian vẫn được người dân gìn giữ qua từng thế hệ, mang đến sức sống cho di sản. Các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà và rau Trà Quế không chỉ được khôi phục mà còn trở thành điểm đến du lịch văn hóa, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Cộng đồng dân cư đóng vai trò trung tâm trong việc bảo tồn Hội An. Chính người dân đã biến di sản thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, từ việc duy trì các ngôi nhà cổ đến phát triển du lịch xanh. Các chương trình như “Đêm phố cổ”, “Phố đi bộ” và chợ đêm đã trở thành điểm nhấn, vừa thu hút du khách, vừa quảng bá văn hóa.

Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của phố cổ Hội An.

Hội An đang hướng tới mô hình phát triển du lịch bền vững. Thành phố đã triển khai các sáng kiến như sử dụng xe điện trong khu phố cổ, giảm thiểu rác thải nhựa và khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế cũng đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ như xây dựng quỹ bảo tồn, tổ chức các hội thảo khoa học và chương trình đào tạo nâng cao nhận thức…

Dù vậy, Hội An vẫn đối diện với những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư, khách du lịch trong đô thị tăng nhanh khó kiểm soát, nhất là trong khu phố cổ và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển dịch vụ – du lịch đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa…

Trong bối cảnh đó, tháng 3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.

Du khách tham quan Phố cổ Hội An bằng xích lô.

Đề án nhấn mạnh nguyên tắc bảo tồn tính chân xác và toàn vẹn của di sản, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa. Mục tiêu là xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch, vừa giữ gìn được bản sắc, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế từ di sản.

Đặc biệt, kế hoạch tập trung bảo vệ không chỉ khu phố cổ mà còn các làng nghề truyền thống, vùng ven sông Thu Bồn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Những yếu tố tự nhiên và văn hóa này được xem như lớp bảo vệ vùng đệm, giúp Hội An phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là hoàn thành 100% công tác tu bổ các di tích xuống cấp, lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tới năm 2035, Hội An mở rộng vùng bảo vệ di sản, bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của đô thị cổ.

Ký ức Hội An là một chương trình nghệ thuật thực cảnh đầy màu sắc, đưa người xem ngược dòng thời gian trở về Hội An thời xa xưa tới hiện tại.

Thành phố cũng đặt tham vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa – sinh thái hàng đầu khu vực, với việc tích hợp công nghệ số vào quản lý và trải nghiệm du lịch. Đặc biệt, Hội An sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và bảo tồn di sản, mở rộng cơ hội quảng bá hình ảnh đến bạn bè năm châu.

Nhân kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Thế giới (4/12/1999 – 4/12/2024), UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm từ ngày 23/11 đến 4/12/2024, trong đó đáng chú ý có tọa đàm “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”, tọa đàm “Những dấu ấn trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Đô thị cổ Hội An”; trưng bày ảnh “Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy”, hội thi “Chúng em với di sản”… Các hoạt động kỷ niệm nhằm đánh giá toàn diện kết quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới; ghi nhận nỗ lực bảo tồn di sản của hệ thống chính trị và nhân dân cùng sự hỗ trợ của bạn bè trong nước và quốc tế; tôn vinh, động viên các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân chung tay gìn giữ di sản văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá rộng các giá trị di sản văn hóa.

25 năm là một chặng đường dài với nhiều nỗ lực để giữ gìn và phát huy giá trị di sản. Với sự chung tay của cộng đồng, chính quyền và bạn bè quốc tế, Hội An không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam, mà còn là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân loại. Vẻ đẹp vượt thời gian, sự giao thoa hài hòa giữa kiến trúc và văn hóa, cùng những nỗ lực không ngừng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đã giúp Hội An luôn tỏa sáng. Dù bạn đến đây lần đầu hay đã quay lại nhiều lần, Hội An vẫn luôn đem đến những cảm xúc khó quên, là nơi để mỗi người tìm thấy sự bình yên, hoài niệm và những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc.

Nguồn: https://baotintuc.vn/long-form/emagazine/hoi-an-noi-thoi-gian-ngung-troi-20241122224910013.htm

Cùng chủ đề

Lào Cai: Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân vùng cao

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của người dân, nhất là người dân ở các xã nghèo, huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn

Với kỳ tích trong thi công Đường dây 500 kV mạch 3, EVNNPT cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bởi số lượng các công trình truyền tải điện mà đơn vị này là chủ đầu tư là rất lớn và vẫn có nhiều thách thức. Với kỳ tích trong thi công Đường dây 500 kV mạch 3, EVNNPT cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bởi số lượng các công trình truyền tải điện mà đơn...

Chất lượng không khí ở mức xấu, bệnh hô hấp rình rập

Những ngày qua, Hà Nội luôn trong tình trạng được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí rất cao, mức độ tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Suốt một tuần nay, chị Hoa...

Sửa đổi, bổ sung Danh mục cơ sở dữ liệu, Danh mục dữ liệu mở của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) - Ngày 07/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-BKHĐT về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục cơ sở dữ liệu, Danh mục dữ liệu mở của Bộ. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo Quyết định, sửa đổi, bổ sung Danh mục cơ...

Giữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Với đặc thù là di tích sống, là nơi cư trú, mưu sinh của con người bao đời, những ngôi nhà cổ được ví như “linh hồn” của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Thế nhưng đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất hồn cốt, giá trị chân thực, khi nhiều chủ sở hữu bán nhà cổ. Chỉ 30% nhà cổ Hội An của người Hội An Ngôi nhà cổ của bà Trần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế : Xác định tầm nhìn phát triển mới

Sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng Đề án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996 - 2010; sau đó là Đề án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố...

Đô thị di sản’ Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát...

Bưởi đỏ ‘tiến vua’ Tráng Việt hút khách dịp Tết Ất Tỵ

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm. Giống bưởi đỏ là thức quả tiến vua độc đáo bởi màu đỏ từ trong ra ngoài, múi nào múi nấy căng mọng, vị chua dịu không đắng. Hình ảnh bưởi đỏ 'tiến vua' Tráng Việt hút khách  chơi Tết Ất Tỵ:  Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/buoi-do-tien-vua-trang-viet-hut-khach-dip-tet-at-ty-20250107152142676.htm

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Ngày 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình.   Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa...

Du khách hào hứng đến các Sun World mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngay sau chiến thắng đầy cảm xúc của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, cờ Tổ quốc đỏ rực trên mọi ngả đường, ngõ phố khắp cả nước. Một loạt các điểm đến Sun World cũng chìm trong sắc đỏ cờ Việt Nam cùng không khí ăn mừng chiến thắng tưng bừng. Đỉnh Fansipan, nơi lá cờ đỏ sao vàng cắm ở cột mốc cao nhất của ba nước Đông Dương là điểm đến đại...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Di sản thiên nhiên thế giới “tuyệt phẩm”: Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Vịnh Lan Hạ trên đảo Cát Bà. (PLVN) - Trước xu thế liên kết vùng, hợp tác cùng phát triển, việc đệ trình UNESCO thành công Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một trong những dấu mốc quan trọng khẳng định sự phối hợp hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.  Nếu được ghi danh, Vịnh Hạ...

Cùng chuyên mục

Giữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Với đặc thù là di tích sống, là nơi cư trú, mưu sinh của con người bao đời, những ngôi nhà cổ được ví như “linh hồn” của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Thế nhưng đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất hồn cốt, giá trị chân thực, khi nhiều chủ sở hữu bán nhà cổ. Chỉ 30% nhà cổ Hội An của người Hội An Ngôi nhà cổ của bà Trần...

Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan

Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sau khi nhận bàn giao khu vực này từ Bộ Quốc phòng, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện các tour tham quan kết nối từ Cột cờ đến các di tích khác của Hoàng thành Thăng Long.  Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến...

Hoàng thành Thăng Long – Điểm đến di sản hấp dẫn

Với nhiều chương trình tham quan hấp dẫn, Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến khó có thể bỏ lỡ của du khách trong hành trình khám phá Hà Nội, đặc biệt là trong mùa hè này. Không gian trưng bày quạt tại Hoàng thành Thăng Long sẽ khai mạc ngày 1-6. Ảnh: Vũ Hải Trải nghiệm hoàng cung xưa Nhiều năm nay, Hoàng thành Thăng Long thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động tái hiện...

4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.   Tượng rồng bằng đồng triều Nguyễn vừa được công nhận là bảo vật quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia,...

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số 29 bảo vật quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Hoàng thành Thăng Long có bốn bảo vật quốc gia đợt này Thẻ bài hiện được lưu...

Mới nhất

4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.   Tượng rồng bằng đồng triều Nguyễn vừa được công nhận là bảo vật...

Tỷ phú Frank McCourt chính thức ngỏ lời mua TikTok

Chỉ 10 ngày trước khi lệnh cấm TikTok của Mỹ có hiệu lực, tổ chức phi lợi nhuận Project Liberty của tỷ phú Frank McCourt đã ngỏ lời mua lại nền tảng mạng xã hội này từ công ty công nghệ Trung Quốc, ByteDance vào hôm qua (9/1). ...

Hàng chục hiệu trưởng phải viết kiểm điểm, giải trình

Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu hàng chục hiệu trưởng phải viết kiểm điểm, giải trình liên quan đến thực hiện các gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị. Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định phải làm báo cáo giải trình, lập danh sách cá nhân liên quan, thực hiện viết kiểm điểm đối với việc lưu trữ hồ...

Bình Dương ứng phó thế nào với tình trạng thường xuyên ngập do mưa lớn, triều cường, xả lũ?

Để giải quyết tình trạng ngập do mưa lớn, triều cường và xả lũ, Bình Dương cần đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp cụ thể;...

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu | 10/01/2025 ...

Mới nhất