Trang chủDi sảnKhu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà NộiThẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được...

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số 29 bảo vật quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ.
Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia – Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long có bốn bảo vật quốc gia đợt này

Thẻ bài hiện được lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, được xác định niên đại vào tháng tư năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466). Thông tin niên đại được ghi ở mặt sau thẻ bài.

Thẻ là tấm hợp kim đồng, phẳng, mỏng, hình thang cân, hai góc của cạnh trên của hình thang được tỉa cong. Hai mặt có khắc chữ Hán, nét chữ khắc sâu, rõ ràng. Mặt trước khắc 5 chữ Hán được dịch tiếng Việt: Cung nữ xuất mãi bài.

Ngoài thẻ bài, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội còn có ba bảo vật khác cũng được công nhận bảo vật quốc gia lần này.

Đó là Đao cẩn tam khí, niên đại thời Trần, thế kỷ XIV. Hoa văn trang trí trên đao đặc biệt tinh xảo với nhiều đồ án khác nhau được trang trí nhắc lại ở hai mặt, tạo cảm giác hai mặt như một.

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, niên đại thế kỷ XI. Mặc dù phần thân đã bị om, giập, mất phần bệ nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện, lá đề này là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, niên đại thế kỷ XV, phần còn lại của một công trình hoàn thiện, bao gồm một phần bộ mái và một phần bộ khung kết cấu.

Đao cẩn tam khí, niên đại thời Trần thế kỷ XIV, được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Đao cẩn tam khí, niên đại thời Trần thế kỷ XIV, được công nhận bảo vật quốc gia – Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

Nhiều bảo vật quốc gia thuộc bộ sưu tập tư nhân

Ngoài ra, các hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt này gồm:

– Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai, niên đại 4.000 – 3.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

– Thạp đồng Kính Hoa II, niên đại khoảng thế kỷ III – II trước Công nguyên, hiện lưu giữ tại sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, Hà Nội.

– Sưu tập đàn đá Khánh Sơn, niên đại khoảng 2.500 – 3.000 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa.

– Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại văn hóa Đông Sơn, thế kỷ II – I trước sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

– Trống đồng Sao Vàng, niên đại văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.000 năm), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

– Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1, niên đại thế kỷ VII – VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

– Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại thế kỷ VIII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ – Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

– Linga vàng Po Dam, niên đại thế kỷ VIII – IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

– Bia Phước Thiện, niên đại cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

– Phù điêu Nữ thần Uma, niên đại khoảng thế kỷ IX – X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu.

– Phù điêu Apsara Trà Kiệu, niên đại thế kỷ X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

– Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh, niên đại thế kỷ X, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình.

– Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định.

– Bình gốm hoa nâu, niên đại thế kỷ XI – XII, hiện lưu giữ tại sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.

– Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, niên đại thế kỷ XIII – XIV, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương.

– Bia “Đại bi Diên Minh tự bi”, niên đại thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (1327), hiện lưu giữ tại UBND xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý là bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội

Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý là bảo vật quốc gia – Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

– Lư hương gốm men lam xám, niên đại khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 – 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp, hiện lưu giữ tại sưu tập tư nhân An Biên, Hải Phòng.

– Tượng thờ Vua Pô Klong Garai, niên đại thế kỷ XVI – XVII, hiện thờ tại Tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.

– Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương.

– Mộc bản chùa Trăm Gian, niên đại thế kỷ XVII – XX, hiện lưu giữ tại chùa Trăm Gian, xã An Bình, huyện Nam Sách, Hải Dương.

– Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa), thời Lê trung hưng, niên đại năm Nhâm Tý, niên hiệu Long Đức nguyên niên (1732); hiện lưu giữ tại khu di tích Cổ Loa, thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

– Mộc bản chùa Dâu, niên đại từ năm 1752 – 1859, hiện lưu giữ tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh.

– Bảo kiếm an dân, niên đại niên hiệu Khải Định (1916 – 1925), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

– Khuôn in tín phiếu mệnh giá 1 đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá 50 đồng, niên đại từ năm 1947, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

– “Sưu tập vàng lá Châu Thành”, niên đại văn hóa Óc Eo, giai đoạn muộn thế kỷ VII – IX, thuộc sưu tập của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh.

Nguồn: https://tuoitre.vn/the-bai-cung-nu-ra-vao-noi-cung-thoi-le-so-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-20240118232817893.htm

Cùng chủ đề

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc, hẹn ăn Tết ở Việt Nam

Sau khi cùng tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc nghỉ phép, có thể trở lại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày 10/1, HLV Kim Sang Sik trở về Hàn Quốc nghỉ phép. Nhà cầm quân sinh năm 1976 cho biết ông đã 3-4 tháng chưa về thăm gia đình, nên đang rất "thèm" bữa cơm cùng vợ, con. Trước đó, trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc cùng tuyển Việt...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản. An Giang có đông...

Nghị quyết 57 tạo bước ngoặt để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số

Theo chuyên gia Đào Trung Thành, Nghị quyết 57 giúp Việt Nam không chỉ bắt kịp, mà còn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí xa hơn. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết đặt mục tiêu Việt Nam phải từng bước làm...

Châu Thành: Công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sáng 09/01, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam và thành lập Ban Quản lý Cây Di sản “Cây me ấp 2, xã Phước Tân Hưng”. Cây me này được người dân địa phương gọi là "Cây me Bà Giản". Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học: ‘Có tình trạng không muốn vẫn phải học thêm’

Ngày 9-1, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT - đã có những trao đổi về thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, những điểm...

Những ‘bé Na’ dễ thương, linh vật năm Ất Tỵ ở Nha Trang

Những linh vật 'bé Na' rắn hổ mang chúa năm Ất Tỵ xuất hiện tại trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã thu hút nhiều sự chú ý khi có tạo hình đẹp mắt, dễ thương. Linh vật rắn hổ mang chúa tại trung tâm TP Nha Trang - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG Ngày 9-1, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại tòa nhà Gold Coast, phường Lộc Thọ (TP Nha Trang), ông Ngô Văn Tài - giám đốc Công ty Tân Tiến...

Nguyễn Xuân Son có được tranh Quả bóng vàng Việt Nam?

Với tư cách là cầu thủ Việt Nam ở ASEAN Cup 2024, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son không có trong danh sách đề cử cho danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2024. Nguyễn Xuân Son trên giường bệnh sau chấn thương gãy chân - Ảnh: VFF Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son đã thi đấu chói sáng ở ASEAN Cup 2024. Anh có 7 bàn thắng chỉ sau 5 trận và đóng góp lớn vào chức vô địch ASEAN...

Vị mặn bún bò Ngọc Nhân và tình yêu vợ chồng cô chủ

'Từ lúc ăn bún bò Ngọc Nhân, tôi thấy món nào cũng nhạt' - một khách hàng hài hước nói, không biết khen hay chê nhưng quán này lúc nào khách cũng ra vô nườm nượp. Tầng trệt để giữ xe và phục vụ...

‘Rùa vàng kích tài lộc’ bán trên vỉa hè TP.HCM, kiểm lâm nói là rùa tai đỏ gây hại

Một số người bày bán rùa, ba ba trên vỉa hè ở TP.HCM, giới thiệu 'rùa vàng kích tài lộc', tuy nhiên kiểm lâm nói đây là rùa tai đỏ ngoại lai gây hại. ...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng di sản vườn cổ độc đáo của Bắc Kinh tại Hoàng thành Thăng Long

Thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa TP Hà Nội và TP Bắc Kinh (Trung Quốc), sáng 11/9 Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý công viên Bắc Kinh tổ chức triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh’’. Đây là triển lãm tiếp theo sau triển lãm “Thăng Long - Hà Nội, di sản kết nối và hội tụ” được tổ chức thành công...

Đầu tư hơn 1,2 triệu USD bảo tồn khu Hoàng thành Thăng Long

 UBND Hà Nội vừa phê duyệt dự án bảo tồn khu di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội do UNESCO viện trợ không hoàn lại, tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 18 Hoàng Diệu và 12 Nguyễn Tri Phương. Dự án do Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa - thành cổ Hà Nội thực hiện từ 1/2010 đến 1/2013 với tổng vốn đầu tư là 1.217.919 USD (trong đó, vốn do UNESCO...

Hoàng Thành Thăng Long Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền lịch sử hình thành kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long từ định đô (thế kỷ XI) đến dời đô (thế kỷ XVIII) Thời Đường,...

Chuyện rồng ngàn năm ở Hoàng thành Thăng Long

Tại di sản thế giới UNESCO Hoàng thành Thăng Long, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm", hình tượng rồng đã được khắc họa bằng đủ loại chất liệu như vàng, đồng, ngọc, đá, đất nung, gỗ, gốm men, giấy… trên các đồ tế khí, cấu kiện kiến trúc, ấn chương, vũ khí, cho đến các vật phẩm, đồ dùng từ trong "kinh kỳ" rồi lan ra ngoài "kẻ chợ". Biểu tượng ở nơi "trung tâm của trung tâm" Có từ các thời...

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

 Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Nguồn: https://laodong.vn/photo/can-canh-bau-vat-ngan-nam-tuoi-tai-khu-khao-co-hoang-thanh-thang-long-1189286.ldo

Cùng chuyên mục

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

Chuyện rồng ngàn năm ở Hoàng thành Thăng Long

Tại di sản thế giới UNESCO Hoàng thành Thăng Long, nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm", hình tượng rồng đã được khắc họa bằng đủ loại chất liệu như vàng, đồng, ngọc, đá, đất nung, gỗ, gốm men, giấy… trên các đồ tế khí, cấu kiện kiến trúc, ấn chương, vũ khí, cho đến các vật phẩm, đồ dùng từ trong "kinh kỳ" rồi lan ra ngoài "kẻ chợ". Biểu tượng ở nơi "trung tâm của trung tâm" Có từ các thời...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Hoàng Thành Thăng Long Các công trình di tích kiến trúc tiêu biểu

Di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Thủ đô và cả nước. Khu di sản bao gồm Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và trục chính tâm Hoàng thành Thăng Long đã tạo thành một quần thể thống nhất, là bộ phận quan trọng nhất của Kinh thành Thăng...

Hoàng Thành Thăng Long Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền lịch sử hình thành kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long từ định đô (thế kỷ XI) đến dời đô (thế kỷ XVIII) Thời Đường,...

Mới nhất

Việt Nam – Lào cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào, chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào, với chủ...

Tình báo phương Tây thiệt mạng?

Tình báo phương Tây thiệt mạng; Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/1. Hàng trăm binh sĩ Ukraine trả giá đắt Trong làn khói lửa dày đặc của chiến sự Nga - Ukraine, một diễn...

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025 ghi nhận đà tăng giá ở một số tỉnh thành ở miền Bắc, trong khi đó miền Nam và miền Trung – Tây Nguyên tiếp tục đứng giá. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận...

USD “đắt đỏ hoàn hảo”, EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán tiếp tục duy trì sức mạnh, tăng giá nổi bật so với các đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ.

Nhà vườn tất bật dựng sạp, đưa mai ra đường để ‘níu’ chân khách hàng

TPO - Thời điểm này, người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nơi được mệnh danh thủ phủ mai vàng miền Trung hối hả đưa loài hoa Tết này ra "đứng đường" để mời chào khách. 10/01/2025 | 06:30 ...

Mới nhất