Trang chủPolitical ActivitiesKết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm...

Kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024



(MPI) – Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 0 giờ 01/4/2024 nhằm thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021-2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2026-2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, dân số Việt Nam thời điểm ngày 01/4/2024 là 101.112.656 người. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Sau 5 năm, kể từ năm 2019 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 4,9 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2019-2024 là 0,99%/năm, giảm 0,23 điểm phần trăm so với giai đoạn 2014-2019 (1,22%/năm).

Trong tổng dân số cả nước, dân số nam là 50.346.030 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 50.766.626 người, chiếm 50,2%; dân số thành thị là 38.599.637 người, chiếm 38,2%; dân số nông thôn là 62.513.019 người, chiếm 61,8%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2019-2024 là 3,06%/năm, gấp 1,5 lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị của cả nước giai đoạn 2014-2019 (2,02%).

Cả nước có 28.146.939 hộ dân cư, tăng gần 1,3 triệu hộ so với năm 2019, tăng 3,9 triệu hộ so với năm 2014 và gấp khoảng 1,25 lần so với 15 năm trước (năm 2009).

Mật độ dân số của Việt Nam là 305 người/km2, tăng 15 người/km2so với năm 2019. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Xinh-ga-po (8.539 người/km2) và Phi-li-pin (386 người/km2).

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.126 người/km2 và 814 người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 140 người/km2 và 114 người/km2.

Tỷ số giới tính của dân số là 99,2 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,7 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,7 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính có sự khác biệt theo các nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm 0-10 tuổi (110,2 nam/100 nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 80 tuổi trở lên (53,8 nam/100 nữ). Tỷ số giới tính gần như cân bằng ở nhóm 40-49 tuổi (100,8 nam/100 nữ) và bắt đầu giảm xuống dưới 100 ở nhóm 50-59 tuổi (97,3 nam/100 nữ).

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 24,0 triệu người, chiếm 23,7% tổng dân số cả nước; Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 6,2 triệu người, chiếm 6,2% dân số cả nước. Giai đoạn 2019-2024, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cao nhất cả nước (1,46%/năm); Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thấp nhất (0,29%/năm).

Cả nước có 19 tỉnh với quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu người; 37 tỉnh có quy mô dân số từ 1 đến 2 triệu người; 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có quy mô dân số lớn nhất, tương ứng là 8.685.607 người và 9.521.886 người). Chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước (Thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (Bắc Kạn) là trên 29 lần (dân số của Bắc Kạn là 328.609 người).

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc. Trong đó, tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 67,4% (giảm 0,6 điểm phần trăm so với năm 2019), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi chiếm 23,3% (giảm 1,0 điểm phần trăm so với năm 2019) và tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,3% (tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019).

Chỉ số già hóa năm 2024 là 60,2%, tăng 11,4 điểm phần trăm so với năm 2019 và 16,9 điểm phần trăm so với năm 2014. Số lượng người già từ 60 tuổi trở lên là 14,2 triệu người, tăng 2,8 triệu người (tương ứng gấp 1,25 lần) so với năm 2019 và tăng 4,7 triệu người (tương ứng gấp 1,5 lần) so với năm 2014. Dự báo đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ xấp xỉ 18 triệu người, tăng gần 4 triệu người so với năm 2024.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 74,9%. Tình trạng hôn nhân phổ biến nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là “Có vợ/có chồng” (65,3%). Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của dân số là 27,3, tăng 2,1 năm so với năm 2019, trong đó nam giới kết hôn muộn hơn nữ giới 4,2 năm (tương ứng là 29,4 năm và 25,2 năm). Nữ ở khu vực thành thị kết hôn muộn hơn đáng kể so với nữ ở khu vực nông thôn, chênh lệch tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thành thị cao hơn của nữ nông thôn là 2,7 năm (26,8 năm so với 24,1 năm).

Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông đã có sự cải thiện rõ rệt về việc tăng tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi. Tỷ lệ đi học chung của cấp tiểu học là 98,7%, cấp trung học cơ sở (THCS) là 95,6% và trung học phổ thông (THPT) là 79,9%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp này lần lượt là 98,3%, 95,2% và 79,4%. Với kết quả này có thể nói Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục cấp tiểu học và tiệm cận gần đến mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục cấp THCS.

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học đã đạt ngưỡng cao và gần như không thay đổi đáng kể qua các năm, trong khi đó, năm 2024 tỷ lệ đi học chung cấp THCS và THPT tăng đáng kể so với năm 2019 (cấp THCS tăng 2,8 điểm phần trăm; cấp THPT tăng 7,6 điểm phần trăm).

Tổng số người tốt nghiệp THPT trở lên của cả nước chiếm 40% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, trong đó nam là 41,2%; nữ là 38,8%. Tỷ lệ dân số có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT trở lên đã tăng đáng kể, tăng 3,5 điểm phần trăm so với năm 2019 và tăng gần 15 điểm phần trăm so với năm 2014 (40,0% so với 25,4%).

Toàn quốc có 73,6% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT). Hay nói cách khác, có 26,4% dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam có CMKT; gần một nửa trong số đó là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 11,6%). Tỷ lệ dân số có trình độ CMKT đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tăng 7,2 điểm phần trăm so với năm 2019 và tăng 9,2 điểm phần trăm so với năm 2014.

Kết quả Điều tra DSGK năm 2024 cho thấy, số năm đi học bình quân của dân số Việt Nam là 9,6 năm, tăng nhẹ so với năm 2019 (9,0 năm). Trong đó, số năm đi học bình quân của nam giới cao hơn nữ giới 0,7 năm; số năm đi học bình quân của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn 2,5 năm.

Số năm đi học kỳ vọng là 12,6 năm, tăng nhẹ so với năm 2019 (12,2 năm). Hầu như không có sự chênh lệch về số năm đi học kỳ vọng giữa nam và nữ, điều này phản ánh việc tiếp cận bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục về giới tính.

Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 1,91 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế. Kể từ năm 2009 đến hết năm 2022, trong suốt gần 15 năm, mức sinh của Việt Nam giữ trạng thái tương đối ổn định xung quanh mức sinh thay thế. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, 2023-2024, mức sinh Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu giảm nhanh hơn. Năm 2023, TFR của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ và con số này giảm tiếp xuống còn 1,91 con/phụ nữ vào năm 2024.

TFR của khu vực thành thị là 1,67 con/phụ nữ, thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,08 con/phụ nữ). Có sự khác biệt đáng kể về mức sinh giữa các vùng kinh tế – xã hội trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao, cao hơn mức sinh thay thế (lần lượt là 2,34 con/phụ nữ, 2,24 con/phụ nữ). Hai vùng có mức sinh thấp và thấp hơn mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (lần lượt là 1,48 con/phụ nữ, 1,62 con/phụ nữ).

Tỷ suất sinh thô (CBR) của Việt Nam năm 2024 là 13,5 trẻ sinh sống/1000 dân. Chỉ số này ở khu vực thành thị là 12,8 trẻ sinh sống/1000 người dân; ở khu vực nông thôn là 13,9 trẻ sinh sống/1000 người dân).

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của Việt Nam là 111,4 bé trai/100 bé gái, cao hơn khá nhiều so với mức cân bằng là khoảng 106 bé trai/100 bé gái. Tình trạng SRB ở mức cao này đã quan sát được từ nhiều năm nay ở Việt Nam. Điều này là bằng chứng về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh kéo dài khá lâu ở Việt Nam và những cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh cùng với sự quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm xóa bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được khắc phục./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-6/Ket-qua-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-giua-ky-nam-2024nbhom0.aspx

Cùng chủ đề

Ngày hội Du lịch – Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2024: Thêm một dấu ấn quảng bá văn hóa, du lịch...

Ngày hội không chỉ để lại nhiều dấu ấn mà còn từng bước góp phần quảng bá, định vị hình ảnh du lịch “Ðô thị miền sông nước” của Ninh Kiều nói riêng và Cần Thơ nói chung trên hành trình hội nhập. ...

Bỏ thi tuyển lớp 6, phụ huynh lo ngại học bạ sẽ được “phù phép”

Theo Quy chế tuyển sinh cấp THCS và THPT vừa được ban hành, từ năm 2025, tuyển sinh THCS chỉ theo phương thức xét tuyển. Quy định này khiến công sức đầu tư cho con của nhiều phụ...

Học sinh Việt Nam học tiếng Anh nhưng có quá ít cơ hội để giao tiếp

TPO - Ngày 9/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giải pháp để thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các trường nội và ngoại thành với sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, hiệu trưởng các nhà trường.  TPO - Ngày 9/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giải pháp để thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các...

Bến Tre phát hiện 16 ca mắc thủy đậu trong trường học

NDO - Sáng 9/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre thông tin, thành phố Bến Tre vừa ghi nhận ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở. Ngành y tế địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp để khống chế và phòng, chống bệnh. Ngay sau khi phát hiện ca bệnh ngày 3/1, nhà trường liên hệ với gia đình và cho học sinh về nhà cách ly, điều trị....

Công an TP HCM thông tin việc xử lý vi phạm giao thông khi áp dụng mức phạt “cao ngất”

(NLĐO)- Chỉ sau một tuần áp dụng mức phạt mới, cảnh sát giao thông TP HCM đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 11.830 trường hợp vi phạm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

(MPI) – Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển...

Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

(MPI) – Thực hiện Nghị quyết số 259/NQ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 kết luận của Bộ Chính trị về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành và địa phương liên quan lập hồ sơ xây...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam. Thông tư quy định danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 145 chỉ tiêu thống kê phản ánh 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, gồm mục tiêu về Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi...

Nền kinh tế Việt Nam đã khẳng định sự phục hồi rõ nét, là điểm sáng về tăng trưởng và thuộc nhóm nước tăng...

(MPI) - Ngày 08/01/2025 tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ...

Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu không ngừng với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành thắng lợi các...

(MPI) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra ngày 08/01/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn và tin tưởng rằng, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu không ngừng với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất để...

Bài đọc nhiều

Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế

(MPI) - Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Đạt được kết quả này, nhờ có sự đóng góp rất lớn của...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 236

(Bqp.vn) - Sáng 7/1, Trung đoàn Tên lửa 236, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (7/1/1965 - 7/1/2025). Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Thư khen. Các đại biểu tham dự buổi lễ.Dự buổi lễ có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ký ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam. Thông tư quy định danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam gồm 145 chỉ tiêu thống kê phản ánh 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, gồm mục tiêu về Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi...

CPI năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024, một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT, giá nhà ở thuê, giá xăng dầu tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI...

Cùng chuyên mục

Ngày hội Du lịch – Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2024: Thêm một dấu ấn quảng bá văn hóa, du lịch...

Ngày hội không chỉ để lại nhiều dấu ấn mà còn từng bước góp phần quảng bá, định vị hình ảnh du lịch “Ðô thị miền sông nước” của Ninh Kiều nói riêng và Cần Thơ nói chung trên hành trình hội nhập. ...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Nhà hát kịch nói Quân đội

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhà hát kịch nói Quân đội, Tổng cục Chính trị (10/01/1955 - 10/01/2025), thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên, chiến sĩ đã và đang công tác tại Nhà...

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...

(MPI) – Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển...

Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Báo cáo về kết quả công tác của Đảng bộ TTCP cho thấy, năm 2024, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng uỷ TTCP đã bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng uỷ Khối, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TTCP để cụ thể hoá thành các chương trình hành động, chương trình công tác, chương trình kiểm tra, giám sát; chỉ đạo các cấp uỷ trực...

Đại tướng Phan Văn Giang gặp mặt, động viên chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ năm 2025

(Bqp.vn) - Chiều 8/1, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp mặt, động viên chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ năm 2025 của Lữ đoàn 144 (Bộ Tổng Tham mưu).Đại...

Mới nhất

Quất đào giá trăm triệu hút ‘giới nhà giàu’

TPO - Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán nhiều loại đào, quất và bưởi... để phục vụ nhu cầu đón Tết Ất Tỵ 2025. Dù giá tăng hơn năm trước nhưng nhiều người đã đặt mua những cây đẹp và hiếm có giá lên tới cả trăm triệu từ sớm... ...

Mặt trận Quảng Bình nỗ lực triển khai 6 chương trình hành động

Mặt trận Quảng Bình đã đề ra nhiều hoạt động cụ thể, trọng tậm trong năm 2025. Trước mắt là công tác chăm lo “Tết cho người nghèo” dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. ...

Độc lạ 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang

Không chỉ là tài sản quý, 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất, tạo ra sự khác biệt để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển. Lễ hội đua bò Bảy Núi Ngày 19.1.2016, Bộ VHTTDL đưa...

Ra mắt ứng dụng Thạch Long Hải

Thương hiệu thạch rau câu Long Hải vừa ra mắt ứng dụng “Thạch Long Hải” kèm nhiều chương trình ưu đãi độc quyền và quà tặng hấp dẫn, hứa hẹn mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Long Hải được biết đến như một doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực...

Tàu du lịch chở hơn 4.000 du khách cập cảng Chân Mây

Ngày 9/1, Sở Du lịch thành phố Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường biển trong năm 2025. ...

Mới nhất