Trang chủDi sảnTích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Tích trò Xuân Phả toả sáng di sản văn hoá xứ Thanh

Nằm trên vùng đất Thọ Xuân giàu truyền thống lịch sử, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy, trò Xuân Phả ở làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trò diễn này xuất hiện từ thời nhà Đinh (968 – 980) và phát triển rực rỡ dưới triều Lê sơ.

Trò Xuân Phả nổi bật với 5 điệu múa dân gian biểu trưng cho “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống”: Trò Hoa Lang (Vương quốc Cao Ly), Tú Huần (Lục Hồn Nhung), Ai Lao (người Thái – Lào), Ngô Quốc (một quốc gia cổ đại ở Trung Quốc) và Chiêm Thành (người Chămpa). Mỗi điệu múa không chỉ phô diễn kỹ thuật và thẩm mỹ nghệ thuật mà còn gửi gắm những câu chuyện văn hóa, lịch sử qua các hình tượng trang phục và động tác biểu diễn.

Hằng năm, từ ngày 10 – 12 tháng Hai âm lịch, trò Xuân Phả được tái hiện tại di tích Nghè Xuân Phả, trở thành lễ hội đặc sắc của vùng đất Thọ Xuân. Các nghệ nhân trong làng thay phiên biểu diễn các điệu trò, từ vẻ huyền bí, lộng lẫy của trò Chiêm Thành, nét dí dỏm của trò Tú Huần đến sự mềm mại, mạnh mẽ của trò Ai Lao. 

Được đánh giá là đỉnh cao của sự kết tinh giữa nghệ thuật múa cung đình và nghệ thuật diễn xướng dân gian, trò Xuân Phả khắc họa một cách sinh động thẩm mỹ và tinh thần sáng tạo của người Việt. Qua hàng ngàn năm, di sản này vẫn giữ được sức hấp dẫn và tiếp tục là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Trò Xuân Phả thấm đượm dấu ấn nghệ thuật diễn xướng kết hợp giữa cung đình và dân gian Việt Nam. Những điệu múa độc đáo vừa mang tính ước lệ tinh tế, vừa toát lên vẻ huyền bí, rực rỡ, phản chiếu sâu sắc quan niệm thẩm mỹ của dân tộc, đồng thời thể hiện tâm hồn mộc mạc, sáng tạo của người nông dân.

Các nghệ nhân làng Đoài, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) tái hiện điệu trò Chiêm Thành với hình tượng sống động và đặc sắc. Trang phục của chúa được làm từ vải lụa nhuộm đỏ hồng, áo quân chế tác từ đậu, tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ. Chúa và đoàn quân cùng vấn khăn vuông đỏ, mặc áo phỗng cổ sòi, cổ xiêm quấn quanh người, tạo nên vẻ uy nghiêm và lộng lẫy.

Trong điệu múa, chúa trang nghiêm đọc văn tế, hai phỗng thành kính dâng hương, hòa cùng nhịp múa của đoàn quân mang mặt nạ gỗ với hình thù kỳ lạ. Những động tác múa gợi nhớ đến tư thế của các tượng cổ, một đặc trưng trong nền văn hóa Chămpa.

Các nghệ nhân làng Thượng, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) mang đến màn trình diễn sống động qua điệu trò Hoa Lang. Trò diễn có sự góp mặt của các nhân vật như ông, cháu, mế nàng và mười quân, mỗi người đều hóa thân trong những bộ trang phục đặc trưng.

Trang phục các nhân vật diễn điệu trò Hoa Lang bao gồm áo dài, đầu đội mũ cao làm từ da bò, tay trái cầm quạt, tay phải cầm mái chèo. Đặc biệt, các nhân vật đeo mặt nạ da bò được phết sơn trắng, điểm thêm mắt gắn lông công. Mũ của chúa được chạm khắc hình rồng tinh xảo, trong khi mũ của quân mang họa tiết mặt nguyệt, tạo nên vẻ oai phong và đậm nét văn hóa truyền thống.

Các nghệ nhân diễn xướng điệu trò Hoa Lang.

Theo các nghệ nhân ở xã Xuân Trường, trong 5 trò Xuân Phả, mỗi trò đều có trang phục mang màu sắc đặc trưng riêng. Diễn trò Hoa Lang, các nghệ nhân mặc áo màu xanh nước biển. Trò Chiêm Thành lại có trang phục chủ yếu màu đỏ. Trong khi đó, trò Lục Hồn được thể hiện với áo màu xanh chàm. Trò Ngô Quốc có trang phục màu thanh thiên, còn trò Ai Lao đặc biệt với quần dài, áo cánh trắng, quấn xà cạp màu xanh chàm, cùng tấm thổ cẩm dệt hoa văn Lào quàng chéo từ vai phải sang hông trái, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho mỗi trò diễn.

 Tích trò Ai Lao.

Điệu múa Ai Lao được các nghệ nhân làng Yên, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) trình diễn một cách sống động và cuốn hút. Trò diễn bao gồm mười quân cùng voi và hổ, tất cả hòa nhịp với âm thanh rộn ràng của tiếng xênh tre gõ liên tục. Những động tác múa không chỉ biểu trưng cho sức mạnh săn bắt mà còn thể hiện sự uyển chuyển, mềm mại đầy nghệ thuật.

Trong điệu múa, chúa đội mũ cánh chuồn, khoác áo, toát lên vẻ oai phong. Quân lính đội mũ làm từ rễ si, quấn phá ngang vai, chân mang xà cạp và tay cầm xênh tre. Họ xếp thành hai hàng, thể hiện những động tác mô phỏng cảnh săn bắt, hái lượm, tái hiện sinh động nét văn hóa đặc trưng và phong phú của vùng đất này.

 Điệu trò Ngô Quốc.

Các nghệ nhân làng Đông, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) tái hiện điệu trò Ngô Quốc với sự hấp dẫn và giàu tính nghệ thuật. Trò diễn gồm các nhân vật hai nàng tiên, ông chúa và mười quân, tất cả đội nón lính, mặc áo màu lam, tay cầm mái chèo.

Phần mở đầu được dẫn dắt bởi các nhân vật phụ như người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý, mỗi người thể hiện một đoạn múa ngẫu hứng đầy sinh động. Sau đó, sân khấu nhường lại cho các nàng tiên, ông chúa và đoàn quân xuất hiện, tạo nên bầu không khí trang trọng và giàu màu sắc.

Trò diễn Ngô Quốc kết thúc với điệu múa chèo thuyền cùng những lời ca đậm chất trữ tình và lưu luyến: Gió tăm tắp buồm chạy ra khơi/ Chàng về Bắc quốc, em thời An Nam/ Mưa đâu chớp đấy cho cam/ Mưa qua thành Lạng chớp ngàn mây xanh.

 Các nghệ nhân làng Trung, xã Xuân Trường (Thọ Xuân – Thanh Hóa) biểu diễn điệu Tú Huần (Lục Hồn Nhung) với sự sinh động và độc đáo.

 Trò Tú Huần khắc họa hình ảnh bà cố, mẹ và mười người con với 5 cặp, theo độ tuổi từ trẻ đến già với 1, 2… 5 cái răng. Mũ tre đan úp ngược có lạt tre làm tóc bạc, đội trên miếng khăn vuông vải đỏ bịt đầu tóc. Nghe hồi trống, cụ cố già, người hầu bên cạnh cầm quạt, lượn hai vòng quanh sân nghè, vái chào. Bà mẹ gõ xênh nhảy theo nhịp ba gần ban thờ, quỳ vái.

Theo nhịp trống, 10 người con diễn trò Tú Huần chia thành từng đôi, tiến lùi theo mẹ múa. Bà mẹ gõ xênh, nhảy theo nhịp ba gần ban thờ, đồng thời quỳ vái theo nghi thức. Sự phối hợp nhịp nhàng cùng nội dung sâu sắc của vở diễn tạo nên một màn diễn xướng đầy cảm xúc, gợi nhớ nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc.

 Các nghệ nhân trình diễn trò Xuân Phả.

Dấu ấn nghệ thuật tỏa sáng rực rỡ qua từng điệu trò Xuân Phả. Trò Xuân Phả không chỉ là một loại hình diễn xướng mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật, nơi hội tụ sự trang nghiêm của múa cung đình và nét mộc mạc, phóng khoáng của múa dân gian. Đây là sự kết tinh của tài năng sáng tạo, niềm tự hào dân tộc và chiều sâu lịch sử, mang đến một sức hấp dẫn riêng biệt, vượt qua giới hạn không gian và thời gian.

Mỗi điệu múa trong trò Xuân Phả như một bức tranh sống động, tái hiện khung cảnh ngoại giao và văn hóa đa dạng giữa Đại Cồ Việt và các quốc gia lân bang. Không chỉ là những động tác nghệ thuật đơn thuần, các điệu trò còn truyền tải câu chuyện về tình đoàn kết, sự hòa hợp và giao lưu văn hóa, thể hiện trí tuệ và tài hoa của người Việt Nam.

Với âm nhạc rộn ràng, trang phục cầu kỳ và các động tác múa uyển chuyển, Xuân Phả vẽ nên một thế giới vừa trang nghiêm, huyền bí, vừa sống động, rực rỡ. Mỗi vũ điệu, mỗi âm thanh đều mang theo những tầng ý nghĩa sâu sắc, gợi lên niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước. Chính vì thế, trò Xuân Phả không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho sự trường tồn của nghệ thuật dân gian, một báu vật xứng đáng được gìn giữ và tôn vinh trên bản đồ văn hóa thế giới./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/multimedia/mega-story/tich-tro-xuan-pha-toa-sang-di-san-van-hoa-xu-thanh-687432.html

Cùng chủ đề

Giá xăng dầu đồng loạt tăng tiếp, RON 95 vượt 21.000 đồng/lít

Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 9-1, với mức tăng đồng loạt ở tất cả các mặt hàng. Theo đó xăng E5 RON 92 có giá mới 20.431 đồng/lít, tăng 374 đồng/lít so với giá...

‘Bật khóc’ khi không còn được thi lớp 6

TPO - Nhiều phụ huynh chia sẻ sự hụt hẫng, tiếc nuối, thậm chí có người bật khóc khi Bộ GD&ĐT quy định, từ năm 2025 tuyển sinh vào lớp 6 các trường THCS chỉ còn duy nhất một phương thức là xét tuyển. TPO - Nhiều phụ huynh chia sẻ sự hụt hẫng, tiếc nuối, thậm chí có người bật khóc khi Bộ GD&ĐT quy định, từ năm 2025 tuyển sinh vào lớp 6 các trường...

Đây là cách mặc đẹp quần jeans xanh cuối đông

Quần jeans xanh có lẽ là chiếc quần dài được mặc nhiều nhất tủ đồ của phái nữ....

Những chiếc bánh gói lá

Gạo nếp được cho là nguồn lương thực tinh bột đầu tiên của người Việt Nam, ở lúc những vị tổ tiên của dân tộc bắt đầu bước vào kỷ nguyên văn hóa nông nghiệp trồng trọt cấy gặt thời ba, bốn nghìn năm trước.   Phải chăng vì thế, đó là lý do mà cứ đến những dịp giỗ - Tết, tưởng nhớ, nguyện cầu và tôn vinh những giá trị cội nguồn của những bậc tiền bối xa xưa,...

Xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế để người dân được hưởng tối đa BHYT

Theo quy định hiện hành, hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam được phân thành 3 cấp chuyên môn kỹ thuật gồm: Ban đầu; cơ bản; chuyên sâu, thay vì phân tuyến như trước là xã, huyện, tỉnh, trung ương. Bộ Y tế cho biết, trong 48 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được công bố kết quả xếp cấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam: “Điển hình mẫu mực” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Với 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và 3 Thành phố sáng tạo toàn cầu được UNESCO ghi danh, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại. Với những nỗ lực không ngừng bảo tồn và phát huy...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Di sản Văn hóa Nghề Thêu giày – Tinh hoa văn hóa của người Xạ Phang

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.   Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang (thuộc nhóm dân tộc Hoa trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam, có nguồn gốc...

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

 Chuỗi hoạt động chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch, hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.   Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, chuỗi hoạt động, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ...

Cố đô Huế – Nơi di sản thăng hoa

 Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.   Chiều ngày 23/11, nhân dịp 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024), tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức một chuỗi sự kiện: Khánh thành Điện Thái Hòa, đón nhận Bằng công nhận...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Hội An đề xuất mở rộng lượng khách được miễn phí tham quan phố cổ

Thành phố Hội An đề xuất miễn phí tham quan khu phố cổ đối với đại biểu đến từ các địa phương trong nước và nước ngoài có ký kết hoặc có mối quan hệ hợp tác, giao lưu với thành phố và tỉnh.   Du khách tham quan phố cổ Hội An - Ảnh: LÊ TRUNG UBND TP Hội An vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam xin mở rộng đối tượng miễn phí tham quan khu phố cổ. Theo đó...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Những ngày đầu tháng 6, bên trong nội thành Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rực rỡ sắc màu hoa sen, tạo nên khung cảnh yên bình, nên thơ trên vùng đất kinh đô của vương triều nhà Hồ.   Theo sử sách ghi lại, thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ....

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Quảng Bình: Đón nhận thêm hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa". Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nơi đây còn được biết đến là quê hương của "chè xanh, mật...

Việt Nam: “Điển hình mẫu mực” về bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Với 8 di sản văn hóa vật thể, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu và 3 Thành phố sáng tạo toàn cầu được UNESCO ghi danh, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc…, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại. Với những nỗ lực không ngừng bảo tồn và phát huy...

Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh ‘xuất ngoại’

Được in từ ván khắc gỗ do người dân sáng tạo, những giá trị di sản của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được các nghệ nhân nỗ lực bảo tồn và phát huy. "Bóng hồng" 50 năm gắn bó với nghề Sinh ra và lớn lên trên quê hương có truyền thống văn hóa lâu đời, từ thuở nhỏ, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh đã bộc lộ năng khiếu về hội họa. Nghệ nhân...

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.   Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê  Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Như lời Chủ tịch UBND thành...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Mới nhất

Lâm Đồng chuẩn bị đấu giá 36 mỏ khoáng sản, khởi điểm 306 tỉ đồng

(NLĐO) - Tỉnh Lâm Đồng dự kiến tổ chức đấu giá 36 điểm mỏ khoáng sản vào tháng 2-2025 với tổng giá khởi điểm hơn 306 tỉ...

Sản phẩm Việt “lên ngôi” trên kệ hàng tết

(LĐXH) - Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng có xu hướng chuộng hàng Việt, hàng tết năm nay chủ yếu là sản phẩm đặc trưng, vùng miền của cả nước. Hàng Việt “chiếm sóng” thị trường tết Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc Hệ thống...

Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; “bóng ma” lạm phát lại đeo bám Berlin

Số liệu sơ bộ từ Cục Thống kê Liên bang Đức công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tại nước này đã tăng lên 2,8% trong tháng 12/2024, cao hơn đáng kể so với mức 2,4% của tháng 11/2024.

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Ngày 8/1, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.

[CYSEEX Quý IV/2024] Dấu ấn 2024: CYSEEX vững bước trên hành trình bảo vệ không gian mạng

Ngày 08/01/2025, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Tổng kết Tập trận ATTT CYSEEX Quý 4 và Tổng kết năm 2024”. Sự kiện quan trọng này nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong...

Mới nhất