Trang chủNewsThời sựGDP năm 2024 bứt phá, Việt Nam tăng tốc tiến vào kỷ...

GDP năm 2024 bứt phá, Việt Nam tăng tốc tiến vào kỷ nguyên vươn mình

(VTC News) – Với những chỉ số đạt được năm 2024, Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đây là cơ sở để hướng tới tăng trưởng hai con số.

Tăng trưởng ấn tượng

Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu. Đáng chú ý, Việt Nam thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Hiện kinh tế thế giới vẫn ghi nhận sự phục hồi yếu và không đồng đều giữa các nền kinh tế chủ chốt. Nhiều tổ chức dự báo kinh tế thế giới năm nay và cả năm tới vẫn sẽ phục hồi yếu và đối mặt với nhiều rủi ro. Nguyên nhân là thách thức lớn do những diễn biến phức tạp sau thời kỳ dịch COVID-19 và bất ổn địa chính trị vẫn còn. Riêng Việt Nam duy trì ổn định vĩ mô, lạm phát không quá cao và tốc độ phục hồi kinh tế đang khá tốt. 

Trong đó, ấn tượng nhất là GDP năm 2024 tăng dần đều, quý sau cao hơn quý trước. Tính chung cả năm 2024, GDP tăng 7,09% so với năm trước, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 25,35 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Lạm phát cũng được kiểm soát ở mức phù hợp, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 so với năm trước tăng 3,63%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 4-4,5%.

GDP năm 2024 bứt phá, Việt Nam tăng tốc tiến vào kỷ nguyên vươn mình - 1
Tốc độ tăng GDP và VA các khu vực theo quý năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 Tốc độ tăng GDP và VA các khu vực theo quý năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

 Xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2024. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 phân theo vùng lãnh thổ. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 phân theo vùng lãnh thổ. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên 7% là một thành tựu vượt trội, vượt qua cả dự báo của IMF và so với các nước xung quanh, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ASEAN. Có thể nói Việt Nam đã vượt qua được hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh và hồi phục, đây là những thành tựu rất đáng ghi nhận”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định.

Ông Doanh phân tích, có được kết quả này trước hết là do thành tựu của ngành nông nghiệp. Trong tình hình thế giới khó khăn, an toàn nông nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, một số quốc gia thiếu lương thực đã trở nên rối ren. Thứ hai là Việt Nam đã phát triển tốt công nghiệp và xuất khẩu vẫn đạt kỷ lục. Những năm gần đây hơn 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Nói về mục tiêu tăng trưởng hai con số, ông Doanh nhận định tuy khó nhưng không phải là không thể đạt được. “Việt Nam có tiềm năng lớn khi có tới 100 triệu dân nhưng hiện tại mới chỉ có 800.000 doanh nghiệp. Nếu phát triển 100 triệu dân thành 2 – 3 triệu doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này“, ông nói. 

Chuyên gia trong nước và thế giới đánh giá cao về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia trong nước và thế giới đánh giá cao về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới. (Ảnh minh họa)

Dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam

Seasia Stats, trang thống kê uy tín về các nước Đông Nam Á mới đây đánh giá với quy mô kinh tế đạt khoảng 506 tỷ USD, Việt Nam sẽ lọt TOP 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á. Nhận định này được đưa ra dựa trên số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo Seasia Stats, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ sản xuất và đầu tư nước ngoài. Con số này tăng so với GDP 433 tỷ USD và vị trí 34 của năm 2023. Năm 2020, GDP của Việt Nam đạt 346 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới.

Trong khi đó, Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR (Anh) dự báo, năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 4.783 USD, tăng đáng kể so với năm 2024, đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao. Dự kiến, Việt Nam sẽ xếp thứ 124 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, đánh dấu bước tiến trong cải thiện đời sống người dân.

Đề cập tới yếu tố chính thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, chuyên gia WB nhấn mạnh môi trường kinh doanh của Việt Nam mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao nỗ lực liên tục của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ thế, Việt Nam có thể thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đồng quan điểm, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cũng cho rằng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ.

Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định.

Trong báo cáo mới đây về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, chuyên gia Jacqueline Broers, Phó giám đốc danh mục đầu tư tại Quỹ đầu tư Utilico có trụ sở tại Anh cũng đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Một trong những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam chính là cơ cấu dân số vàng.

Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Chúng tôi nhận thấy Việt Nam đang được hưởng lợi từ lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và giá cả phải chăng, với tỷ lệ người trưởng thành biết chữ lên tới 98%. Đây là một trong những lý do giúp Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ví dụ Apple. 

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là mạnh mẽ và bền vững. Dù còn những vấn đề về chuỗi cung ứng, song nếu chính phủ Việt Nam có thể điều hướng những yếu tố này, Utilico tin rằngViệt Nam có khả năng trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư tại châu Á“, chuyên gia Jacqueline Broers cho biết.

Tại báo cáo chiến lược năm 2025, Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng 9-10% trong năm 2025 nhờ thương mại toàn cầu sôi động và các hiệp định khu vực.

Còn chuyên gia HSBC Việt Nam cho rằng, sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm 2024, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN.

Làm gì để hướng tới tăng trưởng hai con số?

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nêu quan điểm: “Chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để khẳng định năm 2025 kinh tế có thể đảm bảo tăng trưởng tốt. Ở kịch bản cơ sở, chúng tôi đưa ra con số 8%, kịch bản tích cực hơn có thể tăng trưởng từ 9 – 9,5%”.

Cơ sở cho những dự báo trên, ông Lực cho rằng chủ yếu dựa trên những động lực tăng trưởng cũ và mới, trong đó có xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng. Về động lực mới thì liên quan đến chuyến đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, từ đó tạo ra niềm tin, kích thích hứng khởi, kích thích tiêu dùng.

Tuy vậy, chúng ta cần nhiều giải pháp như đa dạng hoá về xúc tiến thương mại, tận dụng các FTA. Cùng với đó phải kích thích đầu tư tư nhân từ khoảng 7% năm 2024 lên 8-9% năm 2025. Đặc biệt, ông Lực nhấn mạnh đầu tư công phải tiếp tục thúc đẩy. “Vừa rồi một số bộ, ngành, địa phương giải ngân khá tốt nhưng cũng có những bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm“, ông nói.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, ở kịch bản tích cực, kinh tế Việt Nam 2025 có thể tăng trưởng từ 9 - 9,5%.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, ở kịch bản tích cực, kinh tế Việt Nam 2025 có thể tăng trưởng từ 9 – 9,5%.

Đồng quan điểm, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam, cho rằng, Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế cao thì những động lực tăng trưởng cũ như xuất khẩu, nhập khẩu cần phải làm tốt hơn, vận hành tốt hơn, chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn.

Chúng ta phải gia tăng hàm lượng giá trị, nhập khẩu ít hơn, xuất khẩu tăng lên để trực tiếp đóng góp vào tổng cầu, đóng góp vào GDP. Chất lượng xuất nhập khẩu cũng phải tốt hơn, ít phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ nước ngoài, đồng thời gia tăng sản xuất nguyên liệu từ trong nước, tạo việc làm cho lao động trong nước, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó là chúng ta cần chuyển dịch dần sang những lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng cao hơn, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước”, ông Bình nói.

Ngoài ra, phải quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực đầu tư, trong đó có đầu tư công và đầu tư khu vực tư nhân.

Với đầu tư công, cần quan tâm đến cả số lượng nhiều hơn và chất lượng đầu tư tốt hơn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn, giải ngân nhanh hơn, quy trình thủ tục rút ngắn hơn.

Còn khu vực đầu tư tư nhân trong 5 năm qua tăng trưởng rất chậm so với những năm trước đó. Do vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa: “Phải tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp mới và tinh thần mạo hiểm của các doanh nghiệp lớn”,.

Ông Bình cũng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện những dự án lớn, dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc, sân bay, bến cảng, điện nguyên tử, đường sắt đô thị…“Những dự án lớn đó mà thực hiện tốt sẽ góp phần tích cực trong quá trình kích thích tăng trưởng, thay đổi bộ mặt hạ tầng cũng như vị thế quốc gia. Nếu chúng ta làm tốt thì còn huy động được nguồn lực của cả Nhà nước, khu vực tư nhân và nước ngoài, qua đó góp phần đóng góp trực tiếp cho quá trình tăng trưởng”, ông nói.

Nhóm PV – Vtcnews.vn
Nguồn:https://vtcnews.vn/gdp-nam-2024-but-pha-viet-nam-tang-toc-tien-vao-ky-nguyen-vuon-minh-ar918730.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư: Tìm bước đi mới tránh bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu

(Dân trí) - "Nếu không phát triển nhanh, bền vững, các nước khác sẽ không chờ đợi. Nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình lúc nào cũng rình rập, nếu không tìm được con đường, bước đi mới", Tổng Bí thư nêu rõ. Sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ...

Việt Nam: Điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới

NDO - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết thúc năm 2024, nền kinh tế Việt Nam thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, với GDP ước tăng 7,09% và nhiều kết quả quan trọng được cộng đồng quốc tế và doanh nghiệp đánh giá cao. Qua đó, mở ra kỳ vọng sẽ có sức bật mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm tới. (Nguồn: Tổng...

Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024, giúp quy mô GDP có thể vượt Singapore sớm hơn so với các dự báo của quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh và kỳ vọng sớm lọt nhóm nước thu nhập trung bình cao. Tăng vượt dự báo, chờ một cú vượt Singapore Theo Tổng cục Thống kê (GSO), GDP của Việt Nam năm 2024 chính thức tăng 7,09% so với năm...

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8/1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các...

Tổng Bí thư: Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị

Tổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế... vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đấu giá áo thi đấu kèm chữ ký của cầu thủ Nguyễn Xuân Son gây quỹ từ thiện

Công ty đấu giá Hợp danh Việt Nam (VPA) vừa thông báo sẽ đưa ra đấu giá áo thi đấu đội tuyển quốc gia Việt Nam có kèm chữ ký của cầu thủ Nguyễn Xuân Son và áo của 7 cầu thủ khác.Vật phẩm được đưa ra cuộc đấu giá đặc biệt này gồm:Áo thi đấu ĐTQG Việt Nam, có chữ ký tặng của cầu thủ Nguyễn Xuân Son, số áo: 12;Áo thi đấu CLB Hà Nội, có...

Cầu thủ Việt kiều gia nhập Hà Nội FC, đặt mục tiêu lên tuyển Việt Nam

Hà Nội FC thông báo họ chiêu mộ thành công cầu thủ Việt Kiều Pierre Lamothe (27 tuổi): “Tiền vệ Pierre Lamothe sẽ khoác áo CLB bóng đá Hà Nội trong phần còn lại mùa giải V.League 2024/2025”. Tiền vệ sinh năm 1997 sẽ thi đấu cho đội bóng Thủ đô trong 2 mùa giải.Pierre Lamothe từng khoác áo câu lạc bộ Quảng Nam ở mùa giải V.League 2023-2024. Anh ra sân 13 trận tại V.League và đá...

Diệu Nhi cùng 2 ‘chị đẹp’ đặt tên nhóm nhạc nhờ Chat GPT

Bật mí về cái tên nhóm nhạc XYNTRA vừa thành lập cùng Hậu Hoàng và DÆ°Æ¡ng Hoàng Yến, Diệu Nhi cho biết Chat GPT cÅ©ng có phần công lao. Nhóm nhạc XYNTRA vừa được thành lập gồm các thành viên Diệu Nhi, Dương Hoàng Yến và Hậu Hoàng. Nói về việc cùng hai "chị đẹp" này tham gia cuộc chơi mới trong nghệ thuật, Diệu Nhi cho biết họ là những người bạn thân thiết của cô trong Sao nhập...

Đội tuyển Việt Nam khi nào thi đấu tiếp?

Đội tuyển Việt Nam bước vào năm 2025 bằng 2 chiến thắng nhiều cảm xúc trước Thái Lan. Chức vô địch AFF Cup 2024 khiến sự quan tâm của người hâm mộ dành cho đội tuyển Việt Nam được khôi phục sau khoảng thời gian ảm đạm. Cổ động viên chờ đợi trận đấu tiếp theo của thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik.Theo lịch thi đấu cập nhật đến thời điểm hiện tại, trận tiếp theo của...

Đất Việt xưa: Thành nhà Hồ – công trình 600 tuổi kỳ vĩ bậc nhất thế giới

Địa điểm này từng lọt vào top 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới do một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ bầu chọn vào năm 2015. Thành nhà Hồ - chứng tích lịch sử quan trọng  Thành Nhà Hồ Thanh Hóa là công trình cổng thành do Hồ Quý Ly – thời điểm ấy là tể tướng dưới triều đại nhà Trần cho xây dựng vào năm 1397. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên...

Bài đọc nhiều

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Thái Lan ghi bàn thiếu fair-play, HLV Ishii lạnh lùng: ‘Bàn thắng đó đẹp mà?’

HLV Masatada Ishii khẳng định pha lập công của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam ở chung kết AFF Cup 2024 vào tối 5.1 là 'bàn thắng đẹp' của đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Thái Lan hành xử không đẹp Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi...

LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á

Hòa chung niềm vui chiến thắng với chức vô địch ASEAN CUP 2024, LPBank đã trao thưởng 5 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam, nhằm tri ân sự cố gắng không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường của các cầu thủ và ban huấn luyện. Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) luôn thể hiện sự quan tâm tới nền bóng đá nước nhà, đặc biệt là đội tuyển Quốc gia Việt Nam khi tuyên bố...

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẵn sàng tập phục hồi sau 2-3 ngày tới

(Dân trí) - Chiều 7/1, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đến Bệnh viện Vinmec Times City thăm cầu thủ Nguyễn Xuân Son. Theo bác sĩ, ca mổ rất thành công, khoảng 2-3 ngày tới, Son sẽ bắt đầu tập phục hồi. Chúc mừng cầu thủ Nguyễn Xuân Son, GS.TS Trần Văn Thuấn bày tỏ: "Không chỉ có mình tôi, mà tất cả người Việt Nam đều ghi nhận đóng góp của bạn cũng như các đồng...

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á nói điều đặc biệt về Xuân Son

(Dân trí) - Màn tỏa sáng rực rỡ của tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã giúp anh được trang chủ Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) bình chọn là một trong những 4 cầu thủ xuất sắc nhất sau trận chung kết lượt đi AFF Cup. Trong phần nội dung, AFC nhấn mạnh màn trình diễn ấn tượng của tiền đạo gốc Brazil kể từ khi khoác áo tuyển Việt Nam thi đấu tại AFF Cup 2024."Xuân Son...

Cùng chuyên mục

VIB tuyển dụng 1.200 nhân sự bán hàng

Để nối tiếp đà tăng trưởng trong năm 2024, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang triển khai tuyển dụng 1.200 vị trí quản lý khách hàng (RM) và các vị trí khác trên địa bàn 34 tỉnh thành, mang đến cho ứng viên cơ hội phát triển sự nghiệp và thu nhập. Đẩy mạnh tuyển dụng ngay từ đầu năm 2025 VIB cho biết để tiếp tục tăng trưởng 25% - 30% mỗi năm đối với các chỉ tiêu kinh doanh bán...

Cơ hội sở hữu xe hơi VinFast VF3 khi đặt taxi qua VCB Digibank

Tết cận kề, nhu cầu di chuyển tăng vọt khiến chi phí đi lại trở thành mối quan tâm của nhiều người. Tính năng đặt taxi trên VCB Digibank sẽ giúp bạn đặt xe dễ dàng, tiết kiệm chi phí và nhận cơ hội sở hữu xe hơi VinFast VF3. Đặt taxi dễ như cách bạn chuyển khoản hằng ngày Nếu bạn từng lo ngại về việc phải tải thêm ứng dụng hoặc tạo tài khoản mới để đặt taxi, thì...

Tổng Bí thư: Tìm bước đi mới tránh bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ tụt hậu

(Dân trí) - "Nếu không phát triển nhanh, bền vững, các nước khác sẽ không chờ đợi. Nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình lúc nào cũng rình rập, nếu không tìm được con đường, bước đi mới", Tổng Bí thư nêu rõ. Sáng 9/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu và đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ...

Việt Nam-Lào đẩy mạnh kết nối kinh tế, sớm đạt mục tiêu 5 tỷ USD thương mại song phương

(Chinhphu.vn) - Sáng 9/1, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào.   Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Vientiane đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương...

Ngăn chặn ‘sân sau’ giữa doanh nghiệp và cán bộ suy thoái

Bên cạnh những khó khăn về chính sách, pháp luật, vấn đề đạo đức kinh doanh của một bộ phận doanh nhân cũng được các chuyên gia quan tâm tại tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Sáng nay (9/1), Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". TS. Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư...

Mới nhất

Ngăn chặn ‘sân sau’ giữa doanh nghiệp và cán bộ suy thoái

Bên cạnh những khó khăn về chính sách, pháp luật, vấn đề đạo đức kinh doanh của một bộ phận doanh nhân cũng được các chuyên gia quan tâm tại tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Sáng nay (9/1), Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Hoàn thiện...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

(Dân trí) - Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu có tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng một thập kỷ, Hải Phòng lần đầu lọt top 5 có GRDP cao nhất. Trong khi đó, Bắc Giang vẫn dẫn đầu nhưng có tín hiệu giảm tốc. Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động...

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.   Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê  Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế...

Mới nhất