Chiều 7/1, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Chiều 07/01/2025, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch, tham dự và chỉ đạo Hội nghị; ngoài ra còn có đại diện một số các sở ngành và lãnh đạo các địa phương đã về dự.Sáng 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương do Chính phủ tổ chức.Sáng 8/1, Cục Y tế dự phòng đã phát thông tin về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc và cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia thành viên duy trì giám sát các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp…Qua bẫy ảnh lực lượng chức năng ghi nhận một gia đình gấu ngựa gồm 3 con trong khu rừng ở huyện Quan Hóa, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Đây là động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.Công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin. Địa chỉ: số 969 đường Bạch Đằng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng năm mới 2025!Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời – Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi… những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình trồng cây cam đường canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ thuật lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đi chợ phiên vùng cao. Người gìn giữ hồn văn hóa dân tộc Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh” (Chỉ thị số 12).Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.Làng chài Trần Phú nằm ngay trung tâm TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Dù là “làng chài trong phố”, nhưng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, đặc trưng vốn có với những bãi biển xanh quyến rũ và những người dân chân chất, mộc mạc gắn bó với nghề chài lưới.Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.Công an huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt 4 đối tượng mua bán trái phép hàng nghìn tài khoản ngân hàng, nhằm thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.
Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp; các Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang; lãnh đạo các sở, ban ngành và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn; đại diện UBND các huyện và thành phố trên địa bàn.
Báo cáo tại Hội nghị, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp cho biết, trong năm 2024, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo từ Trung ương, tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và các đơn vị; sự đoàn kết đồng lòng Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong triển khai tổ chức thực hiện các dự án của các Chương trình MTQG, đặc biệt là với Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo hường trực thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc và Chương trình MTQG 1719. Hướng dẫn các địa phương tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần IV năm 2024. Phối hợp tham mưu tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang, năm 2024; Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần IV năm 2024.
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang còn đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết cụm thi đua số 1 (gồm 9 tỉnh Tây Bắc) do Ủy ban Dân tộc phát động…
Đối với Chương trình MTQG 1719, tổng kế hoạch vốn thực hiện năm 2024 của tỉnh Hà Giang là 3.146.816 triệu đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 31/12/2024 đã giải ngân 1.934.208 triệu đồng, đạt 61,5% so với kế hoạch.
Nhờ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tỉnh Hà Giang đã hỗ trợ nhà ở cho 513 hộ gia đình; hỗ trợ đất ở cho 4 gia đình; hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề 331 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 8.704 hộ; xây dựng 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; Thực hiện 7 Dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư; thực hiện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ 177.082 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng, hộ gia đình 23.746 ha; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị 44 chuỗi;jhỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 748 dự án…
Đầu tư xây dựng, cải tạo 174 công trình giao thông nông thôn; 79 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; 76 nhà sinh hoạt cộng đồng; 11 công trình trường, lớp học đạt chuẩn; 32 công trình thủy lợi nhỏ; 12 công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất. Xây mới, cải tạo sửa chữa 11 trạm y tế xã; xây mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 13 chợ vùng DTTS và miền núi; duy tu bảo dưỡng 86 công trình sau đầu tư; Hỗ trợ trang thiết bị cho 7 trạm y tế xã; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 115 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, có học sinh bán trú…
Thực hiện 85 lớp xóa mù chữ cho 1.590 người dân vùng đồng bào DTTS; mua sắm trang thiết bị 207 trường học; mở 37 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng DTTS; xây dựng và triển khai mô hình đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS 6.310 người…
Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn luôn được chú trọng và đạt được nhiều kết quả.
Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp, việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG nói chung và Chương trình MTQG 1719 nói riêng trên địa bàn tỉnh đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội theo hướng bền vững. Đời sống của đồng bào được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm bình quân 5,38% đạt và vượt 1,38% (so với Nghị quyết 4%/năm); các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm, đạt so Nghị quyết 6%/năm.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long đánh giá, Ban Dân tộc tỉnh đã làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành nhiều Quyết định, Kế hoạch triển khai thực hiện các chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng DTTS.
“Với những kết quả đạt được của năm 2024, tôi tin tưởng rằng, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục phối hợp tốt với các Sở, ban ngành tham mưu thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, cũng như công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc. Trong đó, tiếp tục quan tâm đến vùng đồng DTTS, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào các DTTS, Người có uy tín để thông tin, phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng để từng bước tháo gỡ khó khăn”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long nhấn mạnh.
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu tham dự Hội nghị nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc; công tác phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào DTTS góp phần nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung, đối tượng và phạm vi của các chương trình, chính sách.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ha-giang-cong-tac-dan-toc-nam-2024-dat-nhieu-ket-qua-quan-trong-1736253750860.htm