Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTạo nền tảng cho năm 2025 bứt phá

Tạo nền tảng cho năm 2025 bứt phá


Năm 2024 khép lại với những thành tựu nổi bật trong tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát. Các khu vực kinh tế đều phát huy vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững, sẵn sàng cho 2025 bứt phá.

Điểm lại thông tin kinh tế tuần đầu tiên của năm 2025 Năm 2025, Bình Định phấn đấu tăng trưởng GRDP trên 8,5%

Quy mô GDP sát mốc 500 tỷ USD

Thông tin tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý IV và năm 2024, tổ chức ngày 6/1/2025, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, GDP cả năm 2024 ước đạt 7,09%. Như vậy, năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, và dù 7,09% chưa phải là mức tăng trưởng mang tính chất đột phá, song là mức tăng cao và “rất ấn tượng”.

Thực tế trong hầu hết các dự báo đưa ra nửa đầu năm 2024 của các chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước, mức tăng trưởng được dự kiến chỉ trong khoảng 6-6,5% (tương đương với mục tiêu Quốc hội giao). Ngay kể cả sau bước chuyển tích cực với tăng trưởng GDP cao hơn trong quý II và quý III, nhiều dự báo cập nhật dù đã điều chỉnh tăng nhưng vẫn chỉ quanh mức 6,5-6,7%.

Nhìn lại cả giai đoạn 2011-2024, chỉ có 4/13 năm GDP ghi nhận mức tăng trên 7% và mức tăng 7,09% trong năm qua chỉ thấp hơn các năm 2018, 2019 (những năm nền kinh tế có được đà tăng trưởng rất tích cực ở các mức 7,47% và 7,36% trước khi đại dịch Covid bùng phát) và 2022 (tăng 8,54%). Bên cạnh đó, con số tăng trưởng chung 7,09% cả năm 2024 sẽ càng tích cực hơn nếu đặt trong diễn tiến nền kinh tế “tốt lên” qua từng quý. Trong đó, GDP quý IV/2024 tăng 7,55%, là mức tăng cao nhất trong năm, vượt trội so với quý I (5,98%), quý II (7,25%) và quý III (7,43%).

Đáng chú ý, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 476,3 tỷ USD (tỷ giá trung tâm VND/USD bình quân năm 2024 là 24.170,59 đồng). GDP bình quân đầu người năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 114 triệu đồng/người, tương đương 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm 2023. Cùng với đó, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 221,9 triệu đồng/lao động (tương đương 9.182 USD/lao động, tăng 726 USD so với năm 2023). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,88% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2024 ước đạt 28,3%, cao hơn 1,1% so với năm 2023).

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong sản xuất và tiêu dùng
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong sản xuất và tiêu dùng

Nông nghiệp ổn định, công nghiệp và dịch vụ tăng ấn tượng

Kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2024 cũng phản ánh xu hướng ổn định và phục hồi mạnh mẽ trong các khu vực. Với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù chịu tác động từ thiên tai, bão lũ, đặc biệt là bão Yagi nhưng hoạt động sản xuất vẫn giữ được nhịp tăng trưởng ổn định, đạt mức tăng 3,27%, qua đó đóng góp 5,37% vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2023. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 tăng 8,32% so với năm trước (chỉ thấp hơn mức tăng 8,52% của năm 2022 trong giai đoạn 2019-2024). Trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,83%. Cùng với đó, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời mặt bằng lãi suất cho vay giảm giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp… Nhờ đó, ngành xây dựng đã có những chuyển biến tích cực, với giá trị tăng thêm cả năm 2024 đạt 7,87%.

Trong khi đó, các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2024 tăng 7,38%, cao hơn tốc độ tăng 6,91% của năm 2023. Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như: Bán buôn và bán lẻ; vận tải, kho bãi; lưu trú và ăn uống… đều ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, tiêu dùng trong nước ổn định có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năm 2024. “Các chính sách vĩ mô đã được thực hiện từ năm 2023 như giảm thuế VAT, cải cách tiền lương, nỗ lực giảm giá hàng hóa, dịch vụ… đã góp phần gia tăng sức mua nội địa vốn bị suy giảm từ thời dịch bệnh COVID-19”, bà Hạnh cho biết. Số liệu cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2024 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.391,0 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,9%.

Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hóa là điểm nhấn quan trọng. Cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó nhập khẩu tăng 16,7%; xuất khẩu tăng 14,3%, nhờ được hỗ trợ lớn từ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tại các thị trường lớn phục hồi. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục gia tăng, là điểm sáng hỗ trợ cho phát triển sản xuất và xuất khẩu, cũng như góp phần vào tăng trưởng kinh tế năm 2024. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2024 ước đạt 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Vượt thách thức để đột phá trong năm 2025

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh cho rằng, có được kết quả như trên trong năm 2024 được hỗ trợ bởi một số yếu tố thuận lợi. Trong đó, việc ổn định kinh tế vĩ mô, áp dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã giúp kiểm soát lạm phát ở vùng an toàn, lãi suất điều hành giảm dần là cơ sở để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất. Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, với nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài; các chính sách kích cầu tiêu dùng, giảm, gia hạn thuế đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong sản xuất và tiêu dùng.

Hạ tầng giao thông và logistics tiếp tục có nhiều bước tiến lớn tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và kết nối các vùng miền, giúp giảm chi phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Những cải thiện này không chỉ hỗ trợ xuất khẩu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng. Trong khi đó, việc ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) từ những năm trước là tiền đề, cơ hội giúp xuất khẩu của Việt Nam vượt mục tiêu đặt ra, khẳng định vị thế của nước ta như một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư và sản xuất. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng, không chỉ tập trung vào một vài thị trường lớn mà còn mở rộng sang nhiều thị trường mới nổi.

Trong khi đó, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch kể từ sau dịch Covid-19 với đa dạng hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm… đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách. Hoạt động du lịch tăng trưởng tốt cũng có tác động lan tỏa tới các ngành khác như vận tải, lưu trú, ăn uống…

Tuy vậy, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những khó khăn. Trong đó, triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với sự bất ổn, khó đoán định, đặc biệt là các căng thẳng, xung đột địa chính trị có thể tiếp tục gây ra áp lực lên giá nhiên liệu và hàng hóa nguyên liệu cơ bản. Xu hướng bảo hộ mậu dịch, các cạnh tranh thương mại, cầu bên ngoài yếu… cũng là những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc tiếp cận và mở rộng thị trường của Việt Nam. Hơn nữa trên nền tăng trưởng xuất nhập khẩu rất cao của năm 2024, việc thúc đẩy lên các mức cao hơn (như giữ được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 2 con số) cũng là thách thức lớn…

Mặc dù các rủi ro như vậy có thể tác động không thuận tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, nhưng theo bà Phí Thị Hương Nga – Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng, Tổng cục Thống kê, với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, thu hút FDI tăng, đầu tư công tiếp tục được chú trọng… sẽ có tác động lan tỏa và là những yếu tố thuận lợi cho kinh tế trong nước cũng như sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng của quốc tế trong thời gian gần đây tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam.

“Nếu Việt Nam tận dụng tốt lợi thế này, đồng thời có sự chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh hơn nữa đáp ứng sự dịch chuyển chuỗi cung ứng cũng như đảm bảo các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế thì có thể sẽ tạo đột phá trong tăng trưởng công nghiệp năm 2025 và các năm tiếp theo”, bà Nga nhận định.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tao-nen-tang-cho-nam-2025-but-pha-159656.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị Chính phủ với địa phương

Chính phủ đặt ra chủ đề của năm 2025 là 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2025 hơn 8%Với báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ trọng...

Giải ngân FDI năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Trong năm 2024, vốn thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. ...

Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều

Thị trường cổ phiếu châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ. Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ và hỗ trợ...

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%). 06/01/2025 14:14 Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024 (PLVN) - Theo công...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam tiếp tục có cơ hội trở thành điểm đến yêu thích của dòng vốn FDI

Tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 diễn ra vào ngày 7/1, các chuyên gia quốc tế đã có những nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội lớn trong giai đoạn...

Kim ngạch xuất nhập khẩu là điểm sáng, đạt gần 800 tỷ USD

Chiều nay (7/1), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ Quý 4, thông báo kết quả hoạt động của ngành. Lãnh đạo Bộ cho biết, năm 2024 đánh dấu một năm thành công vượt bậc của ngành Công Thương khi đối mặt với bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động. Quá trình vượt cam go hoàn thành Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đã góp...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Năm 2025, phấn đấu tăng trưởng hai con số nhưng phải bền vững

Ngày 7/1, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 - VESF 2025 do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy phối hợp tổ chức đã diễn ra với phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.Phó Thủ tướng cho biết, năm 2024 đã khép lại với những kết quả ấn tượng....

Tín dụng chính sách trở thành điểm tựa cho hộ gia đình khó khăn

Sáng ngày 7/1/2025, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Liên Chiểu đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Không khí hội nghị rộn ràng, đầy niềm tin và sự lạc quan trước những kết quả tích cực trong năm 2024, với những con số biết nói đã phản ánh một năm lao động...

Bài đọc nhiều

Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR “được đà” tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.

Tập đoàn Điện lực kiến nghị tiếp tục làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Với mục tiêu không để xảy ra thiếu điện trong mọi tình huống theo chỉ đạo của Thủ tướng, EVN nhấn mạnh việc đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện, mong muốn được làm điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngày 6-1, Tập...

Ngay đầu năm mới, vì sao nhiều ngân hàng thay đổi “sếp lớn”?

(NLĐO) – Nhiều ngân hàng biến động nhân sự cấp cao, trong đó không ít "sếp lớn" xin từ nhiệm. ...

Đầu năm 2025, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi cao nhất?

(NLĐO) – Một số ngân hàng tăng lãi suất kỳ hạn dài vượt xa mốc 6%/năm, xấp xỉ 7%/năm ngay ngày đầu năm mới. ...

Khởi công nhà máy sản xuất sinh phẩm từ huyết tương đầu tiên của Việt Nam

Nhà máy sản xuất sinh phẩm huyết tương thuộc tổ hợp nhà máy sản xuất sinh phẩm y tế của Công ty TNHH Bình Việt Đức có tổng diện tích xây dựng 126.000m2, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 2/2026. Mới đây, tại Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức, TPHCM) đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất sinh phẩm huyết với công suất phân đoạn 600.000 lít huyết tương/năm, đáp...

Cùng chuyên mục

Sắm Tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng, khách hàng ‘lợi đơn lợi kép’

Nhiều người có xu hướng sắm Tết sớm để tránh tình trạng hàng hóa có thể khan hiếm hay giá cả tăng. Khi lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” giúp giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu. Chị Thủy (nhân viên văn phòng, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) cho biết: “Ngoài khoản tiền mặt để biếu bố mẹ hai bên và...

Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn

Kế hoạch tăng vốn của Đầu tư Nam Long chưa công bố chi tiết về tỷ lệ phát hành. Tuy nhiên, ngay khi nội dung lần lấy ý kiến bằng văn bản được hé lộ là tờ trình tăng vốn, cổ phiếu NLG đã có nhịp giảm mạnh, gần 10%. Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốnKế hoạch tăng vốn của Đầu tư Nam Long chưa công bố chi tiết...

Làng bánh đa nem truyền thống chạy đua sản xuất hàng Tết

Làng làm bánh đa nem ở Hà Tĩnh cứ dịp Tết đến lại tất bật sản xuất, tăng sản lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân trong và ngoài tỉnh. Nghề làm bánh đa nem tại phường Thạch...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nghiên cứu chính sách miễn học phí, kiến nghị tháo gỡ các tồn đọng

Nhiều lãnh đạo địa phương đã có kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn, tập trung vào các dự án hạ tầng, các tồn đọng để giải phóng nguồn lực. Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 8-1, Chủ...

Tỉnh là cứ điểm của ông lớn toàn cầu, giữ ‘ngôi vương’ hút vốn nước ngoài

Từng dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2015, tỉnh này tiếp tục đứng ở vị trí “ngôi vương” trong năm 2024 khi đã “hút” được tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,12 tỷ USD. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành trên cả nước trong năm 2024. Trong đó,...

Mới nhất

Quảng Bình rót thêm vốn cho dự án 50 tỷ ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Thi công từ năm 2017 tới nay vẫn dang dở, dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình sẽ được tỉnh bổ sung nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành. Dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt ngày 30/10/2015, có...

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.

Phát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Báo Quảng Ngãi)- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có hơn...

‘Dám nghĩ đến những việc lớn thì mới làm được việc lớn’

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mỗi người cần suy nghĩ lớn, dám nghĩ đến những việc lớn, nhận làm những việc lớn và tìm ra cách làm để biến việc khó thành việc dễ. “Tự cường công nghệ” để Việt Nam thành nước phát triển  Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chọn buổi làm việc đầu...

Mới nhất