Trang chủDi sảnVẫn chưa được công nhận làng nghề

Vẫn chưa được công nhận làng nghề


VHO – Ông Nguyễn Hà Bắc, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, địa phương đã có kế hoạch triển khai để sớm hoàn thiện các thủ tục, quy hoạch chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô tại địa bàn trong năm 2025.

Đây là vấn đề vừa được dư luận đặt ra trong dịp cuối năm, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ, xuất phát từ những tâm tư, nguyện vọng của người dân làng Nam Ô (Đà Nẵng) sau gần 6 năm, làng nghề làm nước mắm tại đây được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vì sao Nam Ô vẫn chưa được công nhận làlàng nghề”?

Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Hà Bắc lý giải, đã có những ý kiến, ghi nhận về hoạt động làng nghề làm nước mắm Nam Ô trong thời gian qua, với góc nhìn yêu cầu cần sớm có chứng nhận làng nghề này trong quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội địa phương, tạo điều kiện cho người dân trong làng phát huy những giá trị kinh tế sản xuất từ làng nghề.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 1
Người dân làng Nam Ô vui mừng đón nhận bằng Di sản văn hoá phi vật thể

Tuy nhiên, do sự tiếp cận không đầy đủ, dư luận đang có những đánh giá chủ quan, không đúng với quy trình quản lý và cấp chứng nhận làng nghề.

Một cách logic, nhiều người cho rằng, để hoàn thiện hồ sơ được công nhận vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, làng nghề phải được công nhận trước đó. Nhưng thực chất, việc định vị, quy hoạch làng nghề lại phải đảm bảo những yêu cầu quản lý, thẩm định và tổ chức đầy đủ điều kiện, mới có thể được cấp chứng nhận chính thức là làng nghề.

Trên thực tế, ngày 27.8.2019, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 2974 công nhận Nghề truyền thống làm nước mắm Nam Ô vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là kết quả của hơn 2 năm vận động, triển khai hồ sơ đăng ký di sản mà địa phương đã thực hiện, dựa trên lịch sử phát triển nghề làm nước mắm tại làng Nam Ô trong nhiều năm qua.

Lịch sử hình thành làng này đã gắn liền với nghề chài lưới và làm nước mắm suốt mấy trăm năm và những đặc điểm sản phẩm đặc thù, nghề làm nước mắm đặc trưng ở vùng đất này đã hội đủ điều kiện để ngành Văn hóa công nhận giá trị Di sản văn hóa phi vật thể.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 2
Người dân Nam Ô đã nhiều năm lưu truyền, phát triển nghề làm nước mắm truyền thống

Sau khi được chứng nhận là di sản văn hóa, làng nghề làm nước mắm Nam Ô mới được địa phương (quận Liên Chiểu) đưa vào danh mục làng nghề cần được đầu tư bảo tồn phát triển tại địa bàn. Theo đó, các cơ quan, ban ngành chức năng đã lên kế hoạch triển khai các thủ tục, yêu cầu đầu tư để xác nhận quy hoạch làng nghề.

Những tiêu chí cơ bản định vị làng nghề này, bao gồm việc định danh sản phẩm đặc trưng, phải có văn bằng bảo hộ, chỉ dẫn địa lý Nam Ô cho sản phẩm nước mắm tại làng nghề, cùng các chỉ số điều tra, đánh giá sản lượng, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất… tại làng nghề và tiến đến hoàn chỉnh các khu vực quy hoạch về làng nghề, như khu sản xuất tập trung, khu trình diễn giới thiệu sản phẩm…

Ông Nguyễn Hà Bắc chia sẻ, việc triển khai này không hề đơn giản và mất khá nhiều thời gian, căn bản phải có sự đồng thuận hợp tác của cộng đồng cư dân địa phương, thực tế hoạt động của các hộ kinh doanh, sản xuất nước mắm nhãn hiệu Nam Ô trong làng nghề… Mặc dù điều tra sơ bộ cho thấy có gần 90 hộ dân ở trong làng tham gia kinh doanh nước mắm, nhưng số hộ sản xuất đúng các quy trình, tiêu chuẩn thực tế khoảng 52 hộ và các quy trình sản xuất cũng có sự điều chỉnh khác nhau.

Do đó, đến tháng 6.2024, Đà Nẵng mới hoàn chỉnh và được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm Nam Ô. Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ cho biết đã mất 2 năm hoàn thiện quy trình đăng ký quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý này cho làng nghề.

Như vậy, rõ ràng sau hồ sơ chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể, sản phẩm làng nghề nước mắm Nam Ô phải trải qua những vận động chứng minh đầu tư, quy hoạch đảm bảo mới đạt đến chứng nhận làng nghề truyền thống.

Còn nhiều việc phải làm!

Trả lời những thắc mắc từ dư luận về tiến độ cấp chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô, ông Nguyễn Hà Bắc khẳng định, vẫn còn nhiều việc cần triển khai cho xác định quy hoạch và tổ chức sản xuất ở làng nghề.

Vẫn chưa được công nhận làng nghề - ảnh 3
Bên cạnh hoạt động sản xuất, làng Nam Ô còn duy trì những hoạt động văn hoá, lễ nghi miền biển

Trước hết, làng nghề hiện phải thống kê chính xác số hộ làm nghề. Chính quyền địa phương và các cấp quản lý đang thực hiện việc này. Với những cơ sở thống kê, điều tra thực tiễn, căn cứ vào những hộ sản xuất có nguồn gốc qua nhiều thế hệ, chứ không đơn giản thống kê qua số hộ khẩu làng nghề và theo báo cáo của các hội làm nghề tại địa phương.

Thứ hai, làng nghề hiện cũng chưa có quỹ đất để tổ chức sản xuất tập trung, chưa có khu trình diễn, giới thiệu tinh hoa nghề làm nước mắm. Người dân trong làng chủ yếu đều tổ chức sản xuất trong khuôn viên chật hẹp của gia đình mình, không đảm bảo được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường sản xuất chế biến…

Ông Nguyễn Hà Bắc cho biết, qua nhiều lần họp bàn, địa phương có kế hoạch chọn địa điểm sản xuất tập trung nước mắm Nam Ô ở cụm công nghiệp Hòa Khánh Nam và một số vị trí quy hoạch cụm công nghiệp khác, để đảm bảo môi trường cách ly và diện tích sản xuất cho sản lượng lớn…

Khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề đã chọn ngay sát khuôn viên làng nghề, giáp tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Địa điểm làm khu trình diễn tinh hoa làng nghề, phối hợp các hoạt động du lịch… cũng đã chọn vị trí quy hoạch trường Tiểu học Triệu Thị Trinh trong khuôn viên làng Nam Ô, chuyển trường này sang vị trí mới đảm bảo rộng rãi và khang trang hơn.

“Chúng tôi đang tích cực xúc tiến những phần việc quy hoạch, bố trí đầu tư này và nhất là tiến hành tham khảo, lấy ý kiến đồng thuận, hợp tác của người dân Nam Ô, nhằm sớm hoàn thành các tiêu chí, yêu cầu phải đạt được của công tác quy hoạch làng nghề. Tin tưởng trong năm 2025 này, các bước tiến hành sẽ thuận lợi, và làng nước mắm Nam Ô sẽ sớm nhận chứng nhận làng nghề truyền thống, qua đó thực sự tạo cơ hội tốt cho người dân sản xuất, cùng vinh danh thương hiệu làng nghề”, ông Nguyễn Hà Bắc nhấn mạnh.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/van-chua-duoc-cong-nhan-lang-nghe-118130.html

Cùng chủ đề

Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Mới Được Vinh Danh Của Nhân Loại

Vào lúc 9 giờ 47 phút ngày 4/12/2024 (theo giờ địa phương tại Paraguay), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức tại thủ đô Asunción, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm...

Huế hướng tới tương lai bằng sức mạnh mềm

(NB&CL) Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là bước ngoặt mang tính lịch sử, là thời cơ và động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị thông minh, hiện đại, bảo đảm thực...

Chín Đỉnh Đồng Hoàng Cung Huế: Kiệt Tác Đúc Nổi Được UNESCO Vinh Danh

Ngày 8 tháng 5 năm 2024, tại phiên họp của Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 thuộc Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Mông Cổ, hồ sơ "Chín đỉnh đồng - Hoàng cung Huế" đã được chính thức ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới. Với sự đồng thuận tuyệt đối từ 23 quốc gia tham gia, kiệt tác này không chỉ là...

Du lịch Hà Nội cất cánh từ giá trị đặc biệt của di sản

(NB&CL) Du lịch Hà Nội đang bước vào mùa cao điểm Tết Nguyên đán, với hàng nghìn di sản văn hoá, hàng trăm lễ hội sắp diễn ra. Làm thế nào để giữ chân khách lưu trú lâu dài, khai thác tốt tiềm năng kinh tế đêm, qua đó thúc đẩy...

Quốc Hội Chính Thức Thông Qua Luật Di Sản Văn Hóa (Sửa Đổi): Bước Tiến Mới Trong Bảo Tồn Văn Hóa

Chiều ngày 23 tháng 11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với sự đồng thuận cao từ các đại biểu. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao cơ chế quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Trước khi tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan toả giá trị văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn, đồng thời mở cửa miễn phí phục vụ Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nghi lễ thả cá chép Tết ông...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 đơn vị đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo tồn, tu...

Đàn đá Đắk Sơn 3.500 năm tuổi được công nhận là bảo vật quốc gia

Ngày 3.1, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, bộ Đàn đá Đắk Sơn khoảng 3.500 năm tuổi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là niềm vui và tự hào lớn của ngành Văn hóa, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông. Bộ Đàn đá Đắk Sơn phát hiện tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông Trước đó, Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL đưa nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trình diễn Nghệ thuật Lân Sư Rồng chào mừng Lễ Khánh thành công trình xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng sáng 3.1.2025 Múa Lân Sư Rồng là một hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM. Nó...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Lễ hội điện Huệ Nam và nghề làm bún Vân Cù, tỉnh Thừa Thiên Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.   Lễ Hội Điện Huệ Nam (hay Điện Hòn chén) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: Cổng TTĐT Thừa Thiên Huế Ngày 11/12, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho...

Tây Ninh – Bắc Ninh: Giao duyên hai miền di sản văn hoá

 Tối 26.10, tại hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tây Ninh - Bắc Ninh giao duyên hai miền di sản”, do hai tỉnh Tây Ninh và Bắc Ninh phối hợp tổ chức. Các vị lãnh đạo dự khán chương trình giao lưu trình diễn di sản văn hoá của hai tỉnh Tây Ninh - Bắc Ninh. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên- Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh. Lãnh...

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 Bộ VHTT&DL đã công bố quyết định công nhận tri thức dân gian mì Quảng của Quảng Nam là di sản trong Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Mì Quảng (Quảng Nam) được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL về việc đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề...

Di sản Văn hóa Nghề Thêu giày – Tinh hoa văn hóa của người Xạ Phang

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.   Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang (thuộc nhóm dân tộc Hoa trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam, có nguồn gốc...

Khám phá 7 Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia của thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, 7 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia trên địa bàn Đà Nẵng được thành phố rất quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị. Di sản Văn hóa phi vật thể được xem là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vùng miền, có sức hấp dẫn đặc biệt để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện, Đà Nẵng có 7 Di sản Văn hóa phi...

Mới nhất

Tây Ninh – Bắc Ninh: Giao duyên hai miền di sản văn hoá

 Tối 26.10, tại hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tây Ninh - Bắc Ninh giao duyên hai miền di sản”, do hai tỉnh Tây Ninh và Bắc Ninh phối hợp tổ chức. Các vị lãnh đạo dự khán chương trình giao lưu trình diễn di sản văn hoá của hai tỉnh...

Mì Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

 Bộ VHTT&DL đã công bố quyết định công nhận tri thức dân gian mì Quảng của Quảng Nam là di sản trong Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Mì Quảng (Quảng Nam) được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL...

Hội nghị triển khai công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ kinh doanh năm 2025: VIMC hướng tới 30 năm vững vàng phát...

Hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập, VIMC xác định năm 2025 là thời điểm tăng tốc, tập trung vào mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả vận hành và hoàn thiện các dự án chiến lược. Với tầm nhìn vươn xa trên bản đồ hàng hải quốc tế, VIMC quyết tâm vượt sóng, định hình...

Di sản Văn hóa Nghề Thêu giày – Tinh hoa văn hóa của người Xạ Phang

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang (Điện Biên) không chỉ được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng mà đang dẫn trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.   Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên,...

Mới nhất

Nhiệm vụ trọng tâm 2025