Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh” (Chỉ thị số 12).Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã có sự cải thiện đáng kể (giảm còn 2,24%), tương đương với hơn 1 triệu người.Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên.Hồ Lắk được ví như viên ngọc quý, điểm du lịch hấp dẫn của đại ngàn Tây Nguyên. Dòng nước mát lành hồ Lắk không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, mà còn sản sinh nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Nơi đây cũng trở thành vùng đất văn hóa đặc trưng của xứ sở voi, nghề đánh bắt thủy sản bằng thuyền độc mộc gắn với những nghi lễ độc đáo.Đời sống văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm) ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những nét đặc trưng riêng với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc đa dạng, phong phú, các lễ hội truyền thống như: Lễ cầu mưa, Lễ hội Mặt trời – Mặt trăng, Lễ đổ đầu, Lễ hội mừng năm mới, Lễ cúng thần làng…Ngoài những cây trồng đã được người dân đưa vào sản xuất từ lâu như na, bưởi… những năm gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã phát triển mô hình trồng cây cam đường canh và bước đầu mang lại hiệu quả cao.Từ chỗ còn nhiều khó khăn, các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang từng ngày đổi mới, đời sống đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao. Những kết quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 18/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới (NTM) ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh” (Chỉ thị số 12).Không biết nghề đan mê bồ tại ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có từ bao giờ. Chỉ biết là đã rất nhiều đời từ ông truyền cho cha, cha truyền cho con rồi đến cả cháu và kéo dài mãi đến nay. Trên hành trình đi tìm vẻ đẹp xưa của miền Tây sông nước, chúng tôi có dịp được đến đây để viết lại câu chuyện của một làng nghề trăm năm vang bóng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 7/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ thuật lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đi chợ phiên vùng cao. Người gìn giữ hồn văn hóa dân tộc Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.“Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi là Chương trình MTQG 1719) phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”.Làng chài Trần Phú nằm ngay trung tâm TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Dù là “làng chài trong phố”, nhưng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp bình dị, đặc trưng vốn có với những bãi biển xanh quyến rũ và những người dân chân chất, mộc mạc gắn bó với nghề chài lưới.Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.Công an huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vừa bắt 4 đối tượng mua bán trái phép hàng nghìn tài khoản ngân hàng, nhằm thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.Triển khai Kế hoạch thăm, tặng quà và chúc Tết các địa phương vùng đồng bào DTTS nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Ủy ban Dân tộc (UBDT), trong hai ngày 06-07/01/2025, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr dẫn đầu Đoàn công tác của UBDT đã đến thăm, chúc Tết Người có uy tín, các hộ nghèo người DTTS và cấp ủy, chính quyền cơ sở thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.
Tỉnh Kon Tum có 102 xã, phường, thị trấn; 508 thôn, làng vùng đồng bào DTTS. Thời điểm năm 2021, toàn tỉnh chỉ có 19/508 thôn được công nhận thôn NTM, đó là những thôn được Trung ương ưu tiên đầu tư xây dựng thôn, làng vùng biên giới giai đoạn 2018 – 2020, các thôn còn lại của tỉnh chỉ đạt khoảng 5 tiêu chí/thôn; cá biệt, có một số thôn chỉ đạt từ 2 đến 3 tiêu chí.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang chia sẻ: Thời điểm năm 2021, qua các chuyến công tác về cơ sở, tôi luôn trăn trở khi khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là các thôn, làng vùng đồng bào DTTS; kết quả xây dựng NTM chưa được đồng bộ giữa các thôn, làng; một số xã đã đạt chuẩn NTM nhưng thôn, làng rất khó khăn về nhà ở và thu nhập… Trước tình hình trên, tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã bàn và thống nhất ban hành Chỉ thị số 12 “về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn, làng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh”.
Sau gần 3 năm triển khai Chỉ thị số 12, toàn tỉnh Kon Tum đã có 119/508 thôn, làng cơ bản đạt chuẩn 10/10 tiêu chí; trong đó, có 84 thôn, làng đã được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Đối với 95 thôn, làng vùng đồng bào DTTS thực hiện điểm cấp tỉnh, huyện, xã thì đã có 63 thôn, làng cơ bản đạt chuẩn 10/10 tiêu chí.
Chỉ thị số 12 đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 50% số thôn, làng vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM. Trước mắt chọn 95 thôn, làng (1 thôn điểm cấp tỉnh, 10 thôn điểm cấp huyện và 84 thôn điểm cấp xã) để xây dựng đạt chuẩn thôn NTM điểm các cấp và nhân ra diện rộng.
Già làng A Hluih, làng Kà Bầy, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy chia sẻ: Tỉnh ủy Kon Tum ban hành Chỉ thị số 12 rất hợp với lòng dân, đây là cơ sở để đưa công tác xây dựng NTM đi vào thực chất, mang lại khởi sắc thật sự cho vùng đồng bào DTTS. Với vai trò của mình tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con phải nỗ lực lao động sản xuất và sẵn sàng hiến đất, cây cối để làm đường giao thông nông thôn.
Để Chỉ thị số 12 sớm đi vào cuộc sống, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành bộ tiêu chí thôn, làng NTM ở vùng đồng bào DTTS; các Huyện ủy, Thành ủy đã xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các huyện, thành phố đã ưu tiên bố trí và lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để hỗ trợ các thôn xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí NTM.
Đổi thay thôn làng
Trở lại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay từ diện mạo thôn đến phương thức sản xuất của đồng bào DTTS nơi đây. Những con đường đã được bê tông hóa, những vạt hoa hai bên đường khoe sắc rực rỡ; trên những sườn đồi là màu xanh của các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, cây lúa nước. Sự đổi thay đó được xem như một “phép màu” ở vùng đất được xem là nghèo nhất tỉnh Kon Tum này.
Bà Y Bia, Bí thư Chi bộ thôn Làng Mới kể: Thôn có 151 hộ/506 nhân khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 86%. Năm 2021, thôn chỉ đạt 3/10 tiêu chí thôn NTM. Với sự quan tâm của tỉnh, huyện hỗ trợ về mọi mặt và cán bộ xuống cầm tay chỉ việc giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất. Đến nay, thôn không còn nhà tạm, nhà dột nát; từ sản xuất lúa nước 1 vụ thì nay bà con đã sản xuất 2 vụ với diện tích 35ha, sâm Ngọc Linh 21.200 cây, sâm dây 18ha, cà phê xứ lạnh hơn 73ha. Thu nhập bình quân đầu người từ hơn 24 triệu đồng năm 2021 tăng lên hơn 36,7 triệu đồng năm 2024; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,7% năm 2021 xuống còn 5% năm 2024.
Không chỉ thôn Làng Mới, sau gần 3 năm triển khai Chỉ thị số 12, toàn tỉnh Kon Tum đã có 119/508 thôn, làng cơ bản đạt chuẩn 10/10 tiêu chí.
Những kết quả đạt được sau gần 3 năm thực hiện Chỉ thị số 12 thể hiện sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân vùng đồng bào DTTS. Các địa phương đã phát huy sự chủ động trong triển khai nhiệm vụ; xác định rõ phần việc của Nhà nước đầu tư, hỗ trợ và phần việc của Nhân dân thực hiện… Đây là cơ sở để tỉnh Kon Tum phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2025 có ít nhất 50% số thôn, làng vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn NTM.
Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-tum-sac-mau-moi-tren-cac-buon-lang-1735622910751.htm