Trang chủNewsChính trịXóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn...

Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Ngày 7/1, kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản.

Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm: Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Về Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thảo luận sôi nổi các nội dung nhằm cụ thể hóa đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, định hướng của Đảng, đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương; tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có các nội dung liên quan tổ chức chính quyền đô thị; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp.

Thủ tướng yêu cầu không đưa nội dung nghị định, thông tư vào luật, vì Quốc hội không quyết những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ không quyết những việc thuộc thẩm quyền của bộ, địa phương; đồng thời phải làm rõ hơn về mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo, cũng như thẩm quyền ban hành chính sách của các cấp chính quyền địa phương.

Đối với Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các thành viên Chính phủ thảo luận sâu sắc về các nội dung liên quan nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường trách nhiệm; việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu; đồng thời nghiên cứu, bám sát quy định tại Hiến pháp để hoàn thiện dự thảo Luật, nhất là các nội dung liên quan nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ; mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan khác như Quốc hội, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao…

Về Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, các thành viên Chính phủ cho biết việc sắp xếp tổ chức bộ máy liên quan đến rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, các đại biểu đề nghị có Nghị quyết quy định một số nội dung để có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tránh khoảng trống pháp luật và bảo đảm mọi hoạt động bình thường, không bị gián đoạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người dân, doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cơ quan chủ trì và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của để chỉnh lý, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Nghị quyết; đồng thời tiếp tục hoàn thiện trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ trước ngày 14/1/2025 để Chính phủ kịp xem xét, trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV dự kiến vào tháng tới.

Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết nhằm sau khi sắp xếp, bộ máy hoạt động thông suốt, hệ thống pháp luật đồng bộ, bao quát được tất cả khía cạnh, Thủ tướng chỉ đạo trong quá trình xây dựng Nghị quyết phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan của Quốc hội liên quan đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Cho các ý kiến mang tính nguyên tắc và các nội dung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành trong chuẩn bị, trình các nội dung, cũng như các ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm, sát thực tiễn của các thành viên Chính phủ; yêu cầu cơ quan chủ trì tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các thành viên Chính phủ; giao các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực phụ trách quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện 7 nội dung quan trọng nêu trên.

Cho biết tại kỳ họp bất thường sắp tới của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật, 3 nghị quyết quan trọng, trong khi thời gian vật chất từ nay đến kỳ họp bất thường còn rất ngắn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, dự thảo nghị quyết theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Nhấn mạnh thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” cũng là “đột phá của đột phá,” là “động lực, nguồn lực cho sự phát triển,” Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; tích cực tham gia ý kiến với các luật do các cơ quan khác xây dựng; tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất trong công tác thể chế.

thu-tuong-xay-dung-phap-luat-2.jpg
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN).

Thủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quản; cái gì nhân dân, doanh nghiệp làm tốt thì Nhà nước không làm; một việc chỉ giao cho một người, ai làm tốt nhất thì giao.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin-cho; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng pháp luật; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm tiếp xúc và giao dịch trực tiếp, giảm tiêu cực, tham nhũng vặt.

Lưu ý Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giao quyền cho các cấp nhiều hơn đi đôi với phân bổ nguồn lực, kiểm soát quyền lực, nâng cao năng lực thực thi các cấp; khi phân công phải rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm; diễn đạt các nội dung của các dự án luật, nghị quyết phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ý, rõ nghĩa, rõ quyền hạn, rõ trách nhiệm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ giám sát.

Công việc thì nhiều, thời gian thì ít, yêu cầu thì cao, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ các cơ quan soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, cơ quan liên quan, nhà khoa học, chuyên gia, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm tốt công tác truyền thông chính sách, nhất là với những vấn đề mới, vấn đề khó; tập trung chỉ đạo kịp thời soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết và khẩn trương triển khai hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua để pháp luật sớm đi vào cuộc sống.

Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát các luật đã ban hành, nhất là những vấn đề vướng mắc, lạc hậu hoặc chưa theo kịp với thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất có thẩm quyền; quán triệt yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thu-tuong-xoa-bo-tu-duy-khong-quan-duoc-thi-cam-khong-biet-van-quan-10297887.html

Cùng chủ đề

Khẩn trương xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi). Lấy ý kiến đề xuất phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ...

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu. Xây dựng hàng loạt cơ chế, chính sách về năng lượng tái tạo Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về Luật Điện...

TP.HCM sẽ trở thành trung tâm dịch vụ lớn, khởi công ít nhất 1 trung tâm logistics năm nay

Năm 2025, ngành công thương TP.HCM sẽ tập trung triển khai một loạt đề án lớn, trọng điểm. Trong đó theo kế hoạch, TP sẽ trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả khu vực, khởi công ít nhất 1 trung tâm logistics. ...

Cầu mạnh cuối phiên, VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh

NDO - Phiên giao dịch ngày 7/1, áp lực bán mạnh trong phiên chiều khiến VN-Index giảm điểm mạnh nhưng lực cầu quay lại cuối phiên đã kéo cổ phiếu nhiều nhóm ngành đi lên, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng với các mã tăng mạnh như BID, MBB, NAB, CTG, STB… đóng góp tích cực giúp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh, tăng 0,60 điểm, lên mức 1.246,95 điểm. Thanh khoản toàn thị...

Giáo viên “kêu trời” vì thu nhập giảm

Quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT siết chặt, nhiều phụ huynh thở phào vì giảm được gánh nặng tiền học thêm cho con, trong khi đó, không ít giáo viên “kêu trời” vì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bàn giao nhà Nghĩa tình Mặt trận

Chiều 7/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) tổ chức lễ bàn giao nhà Nghĩa tình Mặt trận cho cán bộ Mặt trận cơ sở tại xã Mỹ Khánh. Căn nhà Nghĩa...

Anh Nguyễn Thế Minh làm Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh

Anh Nguyễn Thế Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Quảng Ninh vừa được công nhận giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh khóa XII, nhiệm kỳ 2022-2027. Ngày 7/1, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh...

Cảnh giác trước các dịch vụ đổi tiền mới, vay đáo hạn ngân hàng

Cảnh giác các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hộiCác dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên Đán đang ngày càng phổ biến, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro....

Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết thành lập một số Bộ tại kỳ họp bất thường

Ngày 7/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Báo cáo tại phiên họp về dự kiến nội dung Kỳ họp bất thường...

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam thu khoảng 840.000 tỷ đồng

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2024 ước khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Ngày 7/1, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, số lượng...

Bài đọc nhiều

Khai mạc phiên họp thứ 41 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 6/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 41. Bước vào năm 2025 với khí thế mớiTới dự phiên họp còn có Phó...

Thông qua Nghị quyết liên tịch về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngày 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Dự...

Chuẩn y ông Phan Văn Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam

Ngày 6/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết cùng các lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy tham dự hội nghị. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 5/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu...

Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia

Chiều 6/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, chúc mừng Đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024. Ông Trần Anh Tú,...

Cùng chuyên mục

Anh Nguyễn Thế Minh làm Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh

Anh Nguyễn Thế Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Quảng Ninh vừa được công nhận giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh khóa XII, nhiệm kỳ 2022-2027. Ngày 7/1, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh...

Quốc hội cho ý kiến về Nghị quyết thành lập một số Bộ tại kỳ họp bất thường

Ngày 7/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Báo cáo tại phiên họp về dự kiến nội dung Kỳ họp bất thường...

Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Là thành viên chính thức của Liên hợp quốc trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao bởi vai trò và những đóng góp tích cực, hiệu quả về nhiều vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách toàn cầu. Nổi bật là các hoạt động gìn giữ, củng cố nền hòa bình thế giới cùng các sáng kiến phát triển bền vững, bảo vệ, thúc đẩy và nâng...

Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia

Chiều 6/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, chúc mừng Đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024. Ông Trần Anh Tú,...

Chuẩn y ông Phan Văn Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam

Ngày 6/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết cùng các lãnh đạo Thường trực Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy tham dự hội nghị. ...

Mới nhất

UMT tạm đình chỉ chức vụ đối với TS Nguyễn Trà Giang

(NLĐO) - Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP HCM (UMT) nhận được nhiều nội dung tố cáo của một số cá nhân về TS Nguyễn...

66% người trẻ Hàn Quốc thuộc ‘bộ tộc kangaroo’

Tình cảnh này đến từ rất nhiều vấn đề xã hội, và cũng tạo ra đủ kiểu vấn đề khác. ...

Đưa 150 tấn hàng Tết phục vụ bà con ở các xã đảo

Nhằm cung ứng hàng hóa ổn định thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Kiên...

Công tác truyền thông ngành Công Thương sẽ được nâng tầm

Tổng Biên tập Báo Công Thương kỳ vọng và tin tưởng, Chương trình ký hợp tác sẽ góp phần nâng tầm công tác truyền thông ngành Công Thương lên tầm cao mới. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ là thực lực, là nguồn gốc, là sức mạnh của tuyên truyền Chiều 7/1/2025, tại...

Hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt Việt

Việc hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt giúp tăng cường kết nối khu vực và nâng cao năng lực thương mại quốc tế của Việt Nam. Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành vận tải, logistics Chiều 7/1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông...

Mới nhất