Trang chủNewsDu lịchBệ đỡ của du lịch xanh

Bệ đỡ của du lịch xanh

Kinhtedothi – Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia tập trung thu hút du khách quốc tế, Việt Nam đang tích cực khai thác các điểm mạnh chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh. Việc kết hợp các loại hình logistics được coi là bệ đỡ với du lịch xanh để phát triển kinh tế bền vững.

video">

Tận dụng lợi thế

Cùng với các lạo hình logistics, hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Các chuyên gia chỉ ra hàng loạt thách thức nhưng nhấn mạnh đến những thuận lợi để tận dụng thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển du lịch xanh, bền vững theo hướng bảo vệ cảnh quan, môi trường, văn hoá.

Hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Hàng không có vai trò hút du khách quốc tế để phát triển du lịch Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Đó là Việt Nam đã tạo lập được và duy trì vị thế là “một điểm đến an toàn.

Theo Nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, thị trường hàng không Việt Nam đã phục hồi bằng mức năm 2019, ước tính sản lượng vận chuyển quốc tế cả năm 2024 đạt hơn 41 triệu lượt khách (tăng 27% so với năm 2023), dự báo thị trường vận tải hàng không quốc tế đến, đi từ Việt Nam trong năm 2025 tiếp tục tăng trưởng trên 10% so với năm 2024. Với tốc độ tăng trưởng trung bình dự báo khoảng 5-6%/năm, thị trường hàng không Việt Nam hứa hẹn sẽ đón khoảng 150 triệu khách vào năm 2035 và 200 triệu khách vào năm 2040, tăng lần lượt 1,9 lần và gần 2,5 lần so với năm 2019. Đây là thời điểm cất cách cho ngành du lịch Việt Nam.

Du khách trải nghiệm dưới chân dốc Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên
Du khách trải nghiệm dưới chân dốc Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

TS. Lê Tuấn Anh – Trưởng Khoa Quản trị du lịch và ngôn ngữ quốc tế (Đại học Văn hóa Hà Nội) nhận định, ngành hàng không không chỉ là cầu nối giữa du khách với các điểm đến Việt Nam, mà còn là kênh quảng bá cho thương hiệu du lịch Việt, giữ vị trí quan trọng trong việc bắt đầu, kết thúc hành trình khám phá cũng như thúc đẩy việc quay trở lại của du khách.

“Chúng ta đã trải qua giai đoạn phát triển du lịch đại chúng. Bên cạnh giá cả, chất lượng dịch vụ là đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các điểm đến ở địa phương. Điều này được thể hiện qua các yếu tố như: con người, giá trị văn hóa, các vấn đề về vệ sinh, an ninh, an toàn và cách sắp đặt điểm đến trong suốt hành trình trải nghiệm của du khách” – ông Lê Tuấn Anh cho hay.

Ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên
Ẩm thực tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang. Ảnh: Khắc Kiên

Bàn về xu hướng phát triển Du lịch xanh theo hướng bền vững, Chủ tịch HĐQT Rustic Hospitality Group Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, cần phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với các tiêu chí bền vững; du lịch nông nghiệp từ vườn đến bàn ăn gắn với nhận thức và sử dụng thực phẩm hữu cơ; du lịch sinh thái farmstay gắn với trải nghiệm văn hoá và nông thôn bảo tồn và đa dạng sinh học; du lịch giáo dục là xây dựng mô hình trải nghiệm, kỹ năng sinh tồn gắn bảo tồn và chống biến đổi khí hậu.

Vị này nhấn mạnh, vai trò của hàng không trong du lịch là quá trình trải nghiệm bao gồm quà tặng, video, quảng cáo… trong chuyến bay; cầu nối địa phương và thế giới từ việc tăng tiếp cận cho khu vực vùng sâu, vùng xa thông qua việc hợp tác giữa các điểm du lịch và hãng bay.

“Phải xây dựng hợp tác hàng không và du lịch, tầm nhìn cho du lịch bền vững, các sản phẩm cần phải được kể chuyện một cách chân thực và cuốn hút. Cùng với đó, tạo gói khuyến mại cho du lịch năm giảm chi phí, điều tiết dòng khách cho các điểm đến” – ông Ngọc Bích nói.

Gợi mở để phát triển

Đưa ra quan điểm về chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Quốc Trí cho rằng, phát triển du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh. Mục tiêu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Homstay Thẩm Mã, Hà Giang đang là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Khắc Kiên
Homstay Thẩm Mã, Hà Giang đang là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Khắc Kiên

Theo đó, năm 2025 phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trực tiếp 8 – 9% trong GDP. Để đạt được kết quả nên tạo sức hút hấp dẫn từ các điểm đến bằng khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng, loại hình du lịch đặc trưng, nguồn lực thực hiện.

Hạ tầng xanh hướng tới sự thịnh vượng và bền vững dựa trên các tiêu chí chứng chỉ LEED, xây dựng các công trình với việc sử dụng các vật liệu phát thải thấp, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sống. Còn cơ sở vật của điểm, khu du lịch được đánh giá dựa trên các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện đi lại. Trong đó đảm bảo 4 yếu tố về tiện nghi, thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn để thu hút khách du lịch.

Tiện nghi tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang kết hợp truyền thống và hiện đại lấy chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu. Anh: Khắc Kiên
Tiện nghi tại Homstay Thẩm Mã, Hà Giang kết hợp truyền thống và hiện đại lấy chất lượng phục vụ là yếu tố hàng đầu. Anh: Khắc Kiên

Vị này đề xuất nội dung hành động nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi vì mục tiêu phát triển du lịch xanh ở Việt Nam. Cải thiện năng lực quản lý hiệu quả lượng khách du lịch tại các điểm. Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường trong kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác, vai trò và trách nhiệm giữa các bên liên quan; liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp vận chuyển đường sắt, đường thuỷ…

Muốn hút khách du lịch có thể xây dựng bản đồ điểm đến xanh. Nghĩa là xây dựng landing page (LDP) giới thiệu, quảng bá các điểm đến đã đạt chứng nhận xanh, không rác thải nhựa. Hình ảnh trung tâm là đồ hoạ bản đồ Việt Nam có hiện thị vị trí, hình ảnh, thông tin, biện pháp, ý tưởng chuyển đổi xanh để du khách truy cập có thể tương tác bằng cách chọn vị trí tương ứng, rồi cũng có thể đăng tải hình ảnh check-in, chia sẻ trải nghiệm của bản thân (được kiểm duyệt trước khi xuất hiện công khai). Ngoài ra, LDP còn chưa thông tin giới thiệu về chương trình chiến lược chuyển đổi xạnh du lịch, bộ tiêu chí công nhận điểm đến xanh, không rác thải nhựa, các địa phương có thể đăng ký trở thành điểm đến xanh. LDP sẽ cập nhập liên tục các điểm đến xanh đã được công nhận.

Trong khi đó, ông Võ Huy Cường kiến nghị, cần phải giữ vững môi trường du lịch an toàn, xu lịch phát triển bền vững theo hướng bảo vệ cảnh quan, môi trường, văn hóa, loại hình du lịch đa dạng sử dụng các phương thức vận tải khác nhau nên cần có sự thay đổi phù hợp…

Đặc biệt cần khai thác, quảng bá tối đa các dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ở sân bay, cũng như triển khai thêm các sản phẩm bay giờ sáng sớm và tối muộn với mức giảm giá từ 20 – 30% giá vé so với mức giá các chuyến bay vào giờ thông thường. Ngoài ra, các công ty lữ hành – du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, điểm tham quan… ở các vùng du lịch cũng cần cùng tham gia vào chiến dịch kích cầu các chuyến bay đêm, từ đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.

 

Ngày 18/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch, trong đó có việc cải thiện hạ tầng và dịch vụ logistics, bao gồm logistics hàng không để nâng cao trải nghiệm du khách và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam.

Ngày 24/2/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, bao gồm: Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và logistics, hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/be-do-cua-du-lich-xanh.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 7/1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Chủ trì cuộc gặp mặt về phía lãnh đạo TP Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn...

Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Theo Quyết định, bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Ủy viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thay ông Hoàng Công Thủy. Quyết định có hiệu lực từ ngày 7/1/2025. * Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ...

cơ hội và thách thức mới

Ngày 7/1, tại Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi đã diễn ra hội thảo "Thúc đẩy du lịch Việt Nam - Ấn Độ", thu hút sự tham gia của nhiều khách mời quan trọng như: Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya và các chuyên gia đầu ngành. Hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của hai quốc gia. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn...

Phát hiện 2 cơ sở bánh kẹo, bim bim chiên bằng dầu “đen như nước cống”

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại Công ty CP Thương mại và công nghệ thực phẩm Đức Vinh – Cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm snack, bánh ngũ cốc, bánh ngũ cốc phủ socola, kẹo Socola (Số 2 đường Thanh Niên, điểm công nghiệp La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Qua kiểm tra đột...

tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Ngày 7/1, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP. Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của...

Bài đọc nhiều

Hướng đến mục tiêu đón 23 triệu lượt khách quốc tế

Ngành du lịch đang tạo được đà tăng trưởng mạnh song còn thiếu sản phẩm cao cấp chủ chốt để thu hút khách hạng sang... ...

6 làng nghề truyền thống nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

1. Nghề làm nón lá Huế Nhắc tới con người Huế, những cô gái Huế, không thể không nhắc đến chiến nón lá trắng tinh, dịu dàng e ấp bên tà áo dài tím. Nghề làm nón lá ra đời cách đây cũng đã từ rất lâu rồi, có lẽ là từ thời của những vị vua. Tính đến nay Huế được cho là một trong những nơi sản xuất nón lá lớn nhất của cả nước. Du khách đến đây có...

Du lịch Phú Quốc bùng nổ

Những ngày qua, mỗi ngày có trên 60 chuyến bay hạ cánh xuống TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. ...

tổng doanh thu du lịch năm 2024 tăng 10,8%

Kinhtedothi - Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đón khoảng 10,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 14% so với năm 2023. Trong đó khách quốc tế ước tính khoảng 90.000 lượt và khách nội địa đạt hơn 10,5 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch năm 2024 tăng 14% Ông Đỗ Hoàng Dương, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa -...

Cùng chuyên mục

Giao thông phát triển thúc đẩy du lịch Cà Mau khởi sắc

Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ phát triển, nhiều tuyến đường kết nối thúc đẩy phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ...

Du lịch Tết Nguyên đán: Lượng tìm kiếm chỗ ở của khách quốc tế tăng 139%

Lượng tìm kiếm chỗ ở từ khách quốc tế đến Việt Nam từ một số thị trường tăng mạnh mẽ tới gần 300%. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng trở thành lựa chọn điểm đến hàng đầu của du khách quốc tế trong năm 2025.Du lịch Tết 2025: Top điểm đến được du khách Việt yêu thích trong và ngoài nước 10 địa điểm trong nước được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp Tết 2025Giá khách sạn tại...

Giải pháp nào giúp tăng trưởng lượng du khách khách Ấn Độ tới Việt Nam?

Rất nhiều giải pháp ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và đối với người dân đã được Hội đồng Tư vấn du lịch chỉ ra, nhằm giúp du lịch Việt Nam thu hút mạnh mẽ hơn thị trường khách Ấn Độ.Đà Nẵng và Phú Quốc trở thành hai điểm đến bãi biển hấp dẫn nhất của Việt Nam với du khách Ấn ĐộViệt Nam là điểm đến "có một không hai" thu hút du khách...

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam thu khoảng 840.000 tỷ đồng

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, tổng thu từ khách du lịch trong năm 2024 ước khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Ngày 7/1, thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, số lượng...

Việt Nam đón hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 12/2024

(Tổ Quốc) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2024 đạt 1.747.240 lượt khách, tăng 2,1% so với tháng 11/2024, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Mới nhất

Trung Quốc sở hữu khí tài mới có thể phát hiện máy bay Mỹ?

Các chuyên gia cho hay Trung Quốc có một loại máy bay quân sự mới có thể phát hiện phi cơ chiến đấu...

Tặng gần 700 suất quà trong chương trình “Bánh chưng xanh

(Tổ Quốc) - Chương trình “Bánh chưng xanh- Tết vì người nghèo” năm 2025 sẽ diễn ra ngày 19/01/2025 tức ngày 20 tháng chạp âm lịch. ...

Hải Phòng thưởng 550 triệu đồng cho thủ môn Nguyễn Đình Triệu

Chiều 7/1, Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt, tặng thưởng cầu thủ Nguyễn Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024.Ngày 7/1, Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen và thưởng 550 triệu đồng (trong đó 500 triệu đồng từ nguồn kinh phí xã hội hoá và 50 triệu đồng theo Nghị quyết...

Nho chậu, loại cây cảnh có đủ cả lá, lộc, chồi, quả xanh lẫn đỏ là cực phẩm độc lạ tết Âm lịch

Khách hàng thường tìm kiếm chậu nho cảnh có thế đứng vững chãi, cành lá sum suê, có cả lá, lộc, chồi, có quả xanh, quả chín đỏ hội tụ đủ...

Mới nhất