Trang chủKinh tếNông nghiệpNhiều lợi ích từ đồng bộ cơ giới hóa sản xuất nông...

Nhiều lợi ích từ đồng bộ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp


Giảm sức lao động, tăng thu nhập

Vụ Đông 2024, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện triển khai mô hình “Trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng biến đổi khí hậu”. Mô hình có sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội với quy mô 10ha khoai tây trắng Atlantic.

Dỡ khoai tây bằng máy tại Hà Nôi. Ảnh: Ánh Ngọc
Dỡ khoai tây bằng máy tại Hà Nôi. Ảnh: Ánh Ngọc

Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Mỹ Nguyễn Văn Chung chia sẻ: “Bà con phấn khởi lắm bởi trồng khoai tây rất nhàn, chỉ việc đặt củ giống xuống vào đầu vụ rồi nhặt củ thương phẩm lên vào cuối vụ do đã được cơ giới hóa hết tất cả các khâu từ làm đất, lên luống đến thu hoạch, phun thuốc bằng drone (máy bay không người lái). Tính ra cả vụ mỗi sào nông dân chỉ mất có 3 – 4 công, trong khi lợi nhuận theo ước tính được khoảng gần 3 triệu đồng.”

Tại huyện Thạch Thất, những năm qua cũng đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Trần Đức Thanh, vụ Xuân năm 2024, huyện hỗ trợ 50% kinh phí cho hợp tác xã nông nghiệp các xã Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Thạch Xá, Hạ Bằng… mua 6 máy cấy bằng nguồn kinh phí cấp bổ sung của TP để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, số diện tích gieo cấy vụ Xuân 2024 bằng máy lên tới 388ha, tăng 154ha so với vụ Xuân 2023.

Thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng lúa tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Ánh 
Thiết bị máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật cho ruộng lúa tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Ánh 

Báo cáo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, toàn TP hiện có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp… Đến nay, cơ giới hóa trong khâu làm đất của Hà Nội đạt 100%. Diện tích lúa được thu hoạch bằng máy đạt 90%.

Những năm qua, thành phố luôn khuyến khích nông dân, hợp tác xã tích cực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. Hiệu quả thực tế đã chứng minh, cơ giới hóa đạt đa lợi ích, giúp tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào, tiết kiệm giống, thuốc bảo vệ thực vật, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm tính thời vụ…

Tiếp tục hỗ trợ và nhân rộng

Tuy nhiên, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vẫn gặp khó khăn như:  sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao nên chưa thu hút được hộ cá nhân tham gia vào quá trình cơ giới hóa đồng bộ; nông dân khó tiếp cận máy móc hiện đại do trong nước chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp, chủ yếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài nên giá bán cao.

 

Hà Nội cần tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với máy móc, thiết bị cơ giới hóa. Cùng với đó, phát triển công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, công nghệ và công nghiệp hỗ trợ cho cơ giới hóa nông nghiệp… Có như vậy chương trình cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp mới thành công và hạn chế được những rủi ro trong sản xuất.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh 

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ. Cụ thể, cơ giới hóa trong khâu gieo cấy 15%, khâu chăm sóc 60%, khâu thu hoạch 95%… Để hoàn thành mục tiêu này, TP hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 100% phí quản lý khi mua các loại máy, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua hợp đồng vay vốn của Quỹ Khuyến nông TP, 100% lãi suất theo hợp đồng vay vốn.

Theo đó, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục xây dựng, triển khai các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất; thẩm định, giải ngân cho hộ vay vốn từ Quỹ Khuyến nông để mua máy, trang thiết bị cơ giới nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, giới thiệu máy móc, thiết bị cơ giới, hướng dẫn cách sử dụng cho người dân.

Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến nghị các địa phương cần cụ thể hóa chính sách về cơ giới hóa để khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất tham gia thực hiện.

Bên cạnh đó, để tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần hoàn thiện hạ tầng nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống tiêu thoát nước; đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn; khuyến khích người dân chủ động đầu tư mua sắm máy móc, ứng dụng cơ giới trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, để nâng cao hiệu quả sản xuất.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nhieu-loi-ich-tu-dong-bo-co-gioi-hoa-san-xuat-nong-nghiep.html

Cùng chủ đề

Hà Nội chuyển đổi hơn 1.200ha đất trồng lúa

Theo Kế hoạch số 6713, trong năm 2025, diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trồng cây hàng năm là 535,38ha; diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trồng cây lâu năm là 180,75ha; diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản là 561,21 ha. UBND TP Hà Nội giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện,...

Hà Nội nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, thủy sản

Sau hơn 3 năm triển khai Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đã tăng tỷ lệ đàn bò lai có tầm vóc, năng suất, chất lượng tốt, nâng cao giá...

Nông dân Hà Nội trồng khoai tây Atlantic và Julinka cho hiệu quả kinh tế cao

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vụ Đông. Mô hình có quy mô 85 ha, thực hiện trên 2 giống khoai tây mới là Julinka và Atlantic (trong đó gồm 55ha giống Julinka dùng cho ăn tươi; 30ha giống Atlantic dùng cho chế biến triển khai tại 4 điểm của 4 huyện: Mê Linh, Sóc...

tuyệt đối không để thiếu nước sản xuất vụ Xuân 2025

Vụ Xuân hàng năm được xem là vụ sản xuất lúa lớn nhất trong năm của không chỉ Hà Nội mà toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là vụ mùa có nhu cầu cao về nguồn nước cấp phục vụ làm đất, đổ ải, gieo cấy. Để bảo đảm hiệu quả sản xuất vụ Xuân 2025, Bộ NN&PTNT đã có Thông báo số 9193/TB-BNN-TCTL về lịch lấy nước phục vụ gieo cấy vụ...

Đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Dồn lực sản xuất, liên kết Thời điểm này, các vùng sản xuất của thành phố Hà Nội dồn lực chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm. Tại các huyện: Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn, Thường Tín, Mê Linh…. nhiều trang trại, hợp tác xã đang đẩy mạnh chăm sóc cây trồng, vật nuôi để kịp phục vụ thị trường cuối năm.  Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 7/1, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Chủ trì cuộc gặp mặt về phía lãnh đạo TP Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn...

Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Theo Quyết định, bà Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Ủy viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm thay ông Hoàng Công Thủy. Quyết định có hiệu lực từ ngày 7/1/2025. * Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ...

cơ hội và thách thức mới

Ngày 7/1, tại Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và châu Phi đã diễn ra hội thảo "Thúc đẩy du lịch Việt Nam - Ấn Độ", thu hút sự tham gia của nhiều khách mời quan trọng như: Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya và các chuyên gia đầu ngành. Hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của hai quốc gia. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn...

Phát hiện 2 cơ sở bánh kẹo, bim bim chiên bằng dầu “đen như nước cống”

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại Công ty CP Thương mại và công nghệ thực phẩm Đức Vinh – Cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm snack, bánh ngũ cốc, bánh ngũ cốc phủ socola, kẹo Socola (Số 2 đường Thanh Niên, điểm công nghiệp La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Qua kiểm tra đột...

tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Ngày 7/1, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn TP. Kế hoạch nhằm tổ chức tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô theo lĩnh vực chuyên ngành; tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của...

Bài đọc nhiều

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Cá lóc chắc thịt nuôi dày đặc dưới sông này, nông dân Hậu Giang bắt lên bán, thương lái cân hết sạch

Trong những năm qua, giá cá lóc nuôi ở tỉnh Hậu Giang luôn ở mức cao và ổn định. Tận dụng diện tích mặt nước ở mương, ao, sông…nhiều mô hình nuôi cá lóc trong vèo đang được người dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp áp dụng rộng rãi và...

Quảng Ninh: Làng hoa, cây cảnh rộn ràng vào vụ Tết

Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rộn ràng, tất bật sẵn sàng cho vụ hoa Tết.Ngày 6/1/2025, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC02) Công...

GDP năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước

Sáng 6/1/2025, Tổng Cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thông tin kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024.Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này các làng hoa, cây cảnh tại nhiều địa phương...

Cây mía đường thẳng đuột trồng ở Trà Vinh đang tăng giá kỷ lục, dân hối hả chặt, nhà máy lo thiếu

Tại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi. ...

Cùng chuyên mục

Loài cá trích dồi dào dinh dưỡng được ví như viên ngọc quý ở biển Cẩm Thanh, rất giàu vitamin D, B12

Những ngày này, ngư dân ven biển xã Cẩm Thanh (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đang tích cực ra khơi đánh bắt cá trích để bán cho thương lái tại cảng cá An Lương (xã Duy Hải, Duy Xuyên). Mỗi chuyến biển, ngư...

Khi nào miền Bắc mưa rét, đón không khí lạnh lạ thường cực mạnh?

Tin không khí lạnh mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm 8-9/1, một đợt không khí lạnh mạnh khả năng được tăng cường trở lại khiến khu vực chấm dứt tình trạng nắng hanh, chuyển mưa rét, vùng núi có nơi rét đậm,...

Năm 2024 cả nước có hơn 1 triệu lao động thất nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã có sự cải thiện đáng kể (giảm còn 2,24%), tương đương với hơn 1 triệu người.Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu chơi hoa, cây cảnh của người dân tăng cao. Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vào đầu tháng 9 vừa quá, thời điểm này...

Một công ty phân bón ở Bình Định nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bình Định nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia nhờ áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, khẳng định vị thế sản phẩm phân bón mang thương hiệu Mặt Trời Mới. ...

Nơi này của Lâm Đồng trồng vú sữa gì mà ra quả ngon, chín vàng khắp lượt, cứ bán là hết sạch?

Một vườn trồng vú sữa Hoàng Kim, thứ trái cây vàng rực, vị ngọt thanh mát đang được thu hoạch mỗi ngày trên đất mới Mê Linh, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Vườn trái cây sạch này đang mang lại năng suất rất cao, với những trái vàng đẹp cung...

Mới nhất

Ký hợp tác truyền thông toàn diện giữa Báo Công Thương và một số đơn vị

Chiều 7/1/2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã dự, phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết chương trình hợp tác toàn diện giữa Báo Công Thương với một số đơn vị. Chiều nay 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH...

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 8/1/2025 xu hướng tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 8/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 8/1/2025. Giá cà phê thế giới tăng nhẹ Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút có...

Tập trung nguồn lực cao nhất để chuẩn bị trình Quốc hội các nội dung liên quan sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu...

Khởi công xây dựng cầu Tân Điền tại huyện Bắc Quang, Hà Giang

Cầu Tân Điền mới sẽ kết nối xã Kim Ngọc và xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, thay thế cầu treo cũ bị hư hỏng do cơ bản Yagi vào tháng 9/2024. Cầu Tân Điền mới sẽ kết nối xã Kim Ngọc và xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, thay thế cầu treo cũ bị hư hỏng do cơ bản...

Mới nhất