Trang chủDi sảnPhát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long

Phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long

Sau khi Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Hiện Hoàng thành Thăng Long là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch tiêu biểu, hấp dẫn của Thủ đô, góp phần không nhỏ vào việc phát triển công nghiệp văn hóa.

tour-dem.jpg
Trải nghiệm tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: S.T

Điểm sáng về ứng dụng công nghệ

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long có diện tích tới 18.000 héc ta, bao gồm trục trung tâm thành cổ và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Đây là nơi lưu dấu tiến trình hình thành, phát triển của cấm thành Thăng Long suốt hơn 1000 năm, còn thể hiện rõ qua hệ thống di sản trên mặt đất, như: Cột Cờ, Đoan Môn, nền Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn… cùng hàng triệu di tích, di vật khảo cổ độc đáo, phát lộ từ lòng đất.

Nhiều năm qua, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản đạt hiệu quả, Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng Thăng Long – Hà Nội đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý, bảo quản hiện vật. quảng bá, tuyên truyền và xây dựng sản phẩm mới Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, trung tâm đã thực hiện ứng dụng công nghệ đồng bộ tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Trung tâm số hóa dữ liệu các hiện vật sưu tầm, đưa ứng dụng công nghệ thuyêt minh tự động nhiều thứ tiếng trên smarthphone. Chỉ cần chạm nhẹ trên màn hình điện thoại, du khách có thể dễ dàng tìm hiểu lịch sử, thông tin di tích.

Ứng dụng 3D trong
Hình ảnh 3D của điện Kính Thiên. Ảnh: S.T

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ trong giáo dục di sản cũng được Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội chú trọng trong xây dựng sản phẩm, cụ thể là tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” sử dụng một số hình ảnh trình chiếu để du khách có thêm trải nghiệm mới. Trung tâm cũng gấp rút hoàn thiện phòng chiếu phim 3D, nơi tái hiện các câu chuyện và nghi lễ hoàng cung xưa để phục vụ khách tham quan. Nhiều sản phẩm phim 3D đã được ra mắt thời gian qua như: Lễ ban quạt, Lễ chính đán và một số phương án phục dựng Điện Kính Thiên bằng hình ảnh 3D.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, việc đưa ứng dụng công nghệ số trong hoạt động bảo quản, bảo tồn và phát huy giá trị di tích là nhiệm vụ ưu tiên để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuẩn bị phương án phục dựng Điện Kính Thiên

Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên.

hoang-thanh-3.jpg
Công tác khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Hoàng Lân

Những vấn đề quan trọng nhất mà UNESCO chấp thuận là: Việc nghiên cứu khảo cổ học, việc tháo dỡ những công trình không đóng góp vào giá trị phổ quát nổi bật của di sản, và đang xâm phạm Trục trung tâm (trục Thần đạo), tái thiết Ðiện Kính Thiên…

Thực tế nghiên cứu khảo cổ những năm qua, đặc biệt là các cuộc khai quật khảo cổ năm 2022, 2023 cho thấy, tòa nhà Cục Tác chiến đang nằm trên chính trục Thần đạo, sân Ðan Trì. Ngoài công trình này, còn một công trình khác là tòa nhà Bộ Chỉ huy Pháo binh cũng do người Pháp xây dựng tại chính vị trí Ðiện Long Thiên (trước đó, nhà Nguyễn xây dựng Ðiện Long Thiên tại vị trí Ðiện Kính Thiên làm hành cung).

Cuộc khai quật khảo cổ năm 2023 là đột phá có tính bước ngoặt trong nghiên cứu khi tại khu vực nền Ðiện Kính Thiên, các nhà khoa học tìm thấy địa tầng văn hóa trải dài qua hàng nghìn năm, sớm nhất là thời kỳ Ðại La, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng đến Nguyễn. Ðáng chú ý nhất là đã tìm thấy 12 móng cột thời Lê Trung hưng. Tuy nhiên, nhiều móng cột (theo dự đoán) hiện đang nằm dưới tòa nhà Bộ Chỉ huy Pháo binh.

Mặc dù hai kiến trúc Pháp sau này từng có thời gian được Bộ Quốc phòng sử dụng, ghi dấu ấn trong kháng chiến chống Mỹ, nhưng để có thể hiểu biết sâu hơn, tôn vinh những giá trị phổ quát nổi bật của di sản, nhất là việc tái thiết Ðiện Kính Thiên, chúng ta phải có giải pháp ứng xử phù hợp, trong đó UNESCO chấp thuận việc “tháo dỡ có kiểm soát”.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, phải khẳng định Cục Tác chiến, Bộ Chỉ huy Pháo binh là di sản cách mạng, gắn với thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, những công trình như tòa nhà nằm trên những vị trí cản trở phát huy giá trị cốt lõi của di sản, trong đó có việc phục dựng Ðiện Kính Thiên. Vậy chúng ta nên ứng xử thế nào cho hợp lý, đó là bài toán cần được cân nhắc để có giải pháp tối ưu.

Phó Giáo sư Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc tháo dỡ tòa nhà Cục Tác chiến để dành không gian tái dựng Ðiện Kính Thiên và sân Ðan Trì chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng phục dựng lại Ðiện Kính Thiên và sân Ðan Trì cũng là cách để hoàn thiện và bảo tồn di sản một cách toàn diện và đầy đủ nhất.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, đơn vị tiếp tục lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và sự chỉ đạo của thành phố để có những bước bảo tồn, phục dựng đúng cách và hiệu quả.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/phat-huy-gia-tri-hoang-thanh-thang-long-688295.html

Cùng chủ đề

Đàn đá Đắk Sơn 3.500 năm tuổi được công nhận là bảo vật quốc gia

Ngày 3.1, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, bộ Đàn đá Đắk Sơn khoảng 3.500 năm tuổi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là niềm vui và tự hào lớn của ngành Văn hóa, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông. Bộ Đàn đá Đắk Sơn phát hiện tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông Trước đó, Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh, giá trung bình căn hộ tại 4 quận trung tâm tăng gấp đôi… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

CĐV Thái Lan phản ứng trước giải trình của Supachok

(Dân trí) - Supachok Sarachat ghi một bàn thắng thiếu fair-play vào lưới tuyển Việt Nam ở trận đấu tối 5/1. Ngôi sao Thái Lan đã lên tiếng và lời giải thích của anh tiếp tục trở thành chủ đề gây tranh cãi. Ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra vào tối 5/1, Supachok đã ghi một bàn thắng để lại nhiều tranh cãi khi anh ghi bàn trong tình huống mà đội tuyển Việt Nam nghĩ rằng...

Các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân hầu tòa

Sáng 7/1, TAND tỉnh Thái Bình tổ chức phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Lực lượng an ninh thắt chặt tại trụ sở TAND tỉnh Thái Bình để kiểm tra những người vào tham dự phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng đồng phạm về tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm áp dụng thí điểm vé điện tử

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức” từ đầu năm 2025. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Thông tin từ Trung...

Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao

Ngày 30-12, Hội đồng OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội nghị đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, theo kế hoạch năm 2024, thành phố dự kiến đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản...

Thạch Thất tích cực kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Để nâng cao giá trị nông sản, thời gian qua, huyện Thạch Thất tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Qua đó, huyện đã giúp các chủ thể trong quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng. Giám đốc Hợp tác...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên. Hiếm...

Hoàng thành Thăng Long – Biểu tượng của văn hóa Thủ đô Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu...

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Đàn đá Đắk Sơn 3.500 năm tuổi được công nhận là bảo vật quốc gia

Ngày 3.1, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, bộ Đàn đá Đắk Sơn khoảng 3.500 năm tuổi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là niềm vui và tự hào lớn của ngành Văn hóa, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông. Bộ Đàn đá Đắk Sơn phát hiện tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông Trước đó, Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

10 năm tôn vinh di sản từ đất và lửa

Là họa sĩ, cùng tên Hiếu, 10 năm trước họ quyết định rẽ sang một hướng khác trên bước đường sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ là gốm đương đại kể chuyện lịch sử - văn hóa, các tác phẩm còn là những thực hành nghệ thuật tâm đắc   Cả hai đến với gốm, nhào nặn từ đất và hỏa biến trong lửa để “nấu chín tinh thần” đem truyền thống đến với đương đại. Ngày 28/12/2024, trong không gian số 5...

Nghệ thuật Lân Sư Rồng TP Hồ Chí Minh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  Múa lân sư rồng trong ngày Tết nguyên tiêu ở Q5 Nghệ thuật Lân Sư Rồng TP Hồ Chí Minh vừa chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, vào tháng 8/2024, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Bộ VHTTDL xem xét đưa di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Lân Sư Rồng TP Hồ Chí...

Võ cổ truyền Bình Định: Di sản sống, mang bản sắc độc đáo

Với người Bình Định, luyện võ không chỉ tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị và cả đạo lý, triết lý sống. Ngày 5/1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình...

Mới nhất

Phát triển Gia Lai dựa trên 3 trụ cột chính

Nông nghiệp, công nghiệp và du lịch là 3 trụ cột chính cần thúc đẩy để phát triển Gia Lai thành tỉnh khá của duyên hải miền...

Báo Công Thương và một số đơn vị ký kết hợp tác truyền thông toàn diện

Chiều 7/1/2025, Báo Công Thương sẽ ký kết chương trình hợp tác truyền thông toàn diện giai đoạn 2025-2030 với một số đơn vị chức năng trong Bộ Công Thương. Chiều nay 7/1/2025, tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ phối hợp với Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Công ty TNHH MTV Vận...

Giá heo hơi hôm nay 7/1/2025: Đồng loạt đứng giá

Giá heo hơi hôm nay 7/1/2025 ghi nhận sự đứng giá trên toàn sau nhiều ngày liên tục giá tăng trở lại tại một số tỉnh thành khu vực miền Nam. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (7/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự ổn định...

Mới nhất

Nếu mắc nên bỏ ngay