Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?

THỨC KHUYA HOÀN THÀNH “DEADLINE”

Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động học tập của học sinh (HS) không chỉ dừng lại ở học lý thuyết hay làm bài tập mà còn cả thí nghiệm, trò chơi, dự án nghiên cứu… Sau giờ học ở trường, ban đêm là thời điểm để HS hoàn thành các deadline (hạn cuối) của những hoạt động học tập trên.

Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho hay em gần như thức khuya mỗi ngày trong thời gian hoàn thành dự án liên môn lịch sử. “Trong dự án này, em và các bạn tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, chọn lọc thông tin, sau đó thiết kế thành ấn phẩm và trình bày ý tưởng. Em và các bạn có một tháng để chuẩn bị. Vì tụi em học cả ngày nên những buổi họp thường diễn ra lúc khuya”, Hoàng nói.

Vũ Đức Anh, HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết em thức đến 0 giờ để tự học các kỹ năng, bổ trợ cho môn học trên lớp. “Một số hoạt động như thuyết trình, sân khấu hóa, thiết kế tranh ảnh… yêu cầu kỹ năng thiết kế hay nhiếp ảnh. Để thành thạo, em dành nhiều thời gian tự học trên mạng và tự luyện tập. Tuy có mệt và thiếu ngủ nhưng em thấy xứng đáng vì bản thân phát triển thêm kỹ năng mới”, Anh bày tỏ.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 1.

Vì thường thức khuya nên trong giờ ra chơi, có học sinh tranh thủ ngủ bù để lấy sức

Sau hai buổi học ở trường, Ngô Gia Huy, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), tham gia thêm các hoạt động của câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa. “Em có nhiều việc phải làm trong buổi tối nên đến tận khuya mới có thời gian học bài. Thành ra em phải ngủ muộn thì mới kịp hoàn thành bài vở”, Huy cho biết.

DỄ BỊ CUỐN VÀO MẠNG XÃ HỘI

Vũ Thị Mai Ngân, sinh viên (SV) khoa Chăn nuôi thú y, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận xét ban đêm là thời điểm làm việc hiệu quả nhất. “Mình có thói quen dành một khoảng thời gian đủ dài thực hiện công việc. Khi đó mình mới có đủ sự tập trung để hoàn thành. Vậy nên ban đêm là thời điểm lý tưởng để chạy deadline vì mình không bị những thứ khác chi phối như việc làm thêm, sinh hoạt…”, Ngân nói.

Tuy vậy, thỉnh thoảng Ngân vẫn bị xao nhãng khi làm việc ban đêm. “Mình cảm thấy đêm còn dài nên làm chuyện khác như lướt mạng xã hội, xem video ngắn… Thành ra có những hôm mình không kịp hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù vậy, một khi xác định thức khuya thì mình sẽ ráng làm cho xong, trừ một số việc quá nhiều thì sẽ tranh thủ vào ban ngày của những ngày sau”, Ngân cho hay.

Tương tự, Lê Hữu Bảo Thy, HS lớp 11A13 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), cũng xao nhãng vì bị cuốn vào nội dung trên mạng xã hội. “Trong 8 tiếng học ở trường, em không được sử dụng điện thoại. Đến khi ngồi vào bàn học ở nhà buổi tối, em tranh thủ dùng điện thoại để cập nhật tin tức hay giải trí. Nhưng vì mải lướt nội dung mà em quên đi bài vở”, Thy thừa nhận.

Đặng Cẩm Tú, SV khoa Tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), tâm sự: “Những video ngắn trên TikTok hay Instagram thường rất thu hút. Mình có nỗi sợ bỏ lỡ thông tin (được gọi là FOMO – fear of missing out) trên mạng xã hội nên thường lướt quá giờ ngủ”. Ngoài sử dụng mạng xã hội, Tú thức đến 2 – 3 giờ sáng để học bài với lý do “không an tâm đi ngủ nếu chưa xong việc”. Với Tú, việc thức khuya rất khó bỏ. “Nhịp sinh học của mình bị lệch hẳn so với thông thường, rất khó điều chỉnh. Ngoài ra, mình cũng bị mất ngủ trong thời gian dài nên không thể thay đổi thói quen ngay được”, Tú nói.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 2.

Nhiều học sinh thiếu ngủ

ảnh minh họa: ngọc dương

THỨC KHUYA ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ

Thạc sĩ – bác sĩ Bùi Diễm Khuê, Phó chủ tịch Chi hội Bệnh lý mất ngủ VN, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhận định thức khuya ảnh hưởng nhịp sinh học của cơ thể. “Các hormone trong cơ thể đều có thời điểm để đạt hiệu quả tối ưu. Đơn cử, hormone tăng trưởng, cortisol và các hormone điều hòa ăn uống tiết ra đúng giờ thì mới giúp cơ thể phát triển tốt và có tinh thần ổn định. Bên cạnh đó, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, phổi… cần thời gian nghỉ ngơi. Nếu mình thức khuya, các hormone hay các cơ quan nội tạng không ở đúng chu trình thông thường, làm cho cơ thể mình hồi phục kém đi”, bác sĩ Khuê thông tin.

Giả sử bạn thường ngủ lúc 1 giờ thì trong tuần kế tiếp, hãy đặt mục tiêu ngủ lúc 0 giờ 30. Cứ mỗi hai ba ngày, các bạn ngủ sớm hơn 15 phút, để sau một tuần thì đạt được mục tiêu.

Thạc sĩ – bác sĩ Bùi Diễm Khuê

Bên cạnh ảnh hưởng đến nhịp sinh học, thức khuya có thể là tác nhân ảnh hưởng đến tâm lý của HS, SV. Bác sĩ Khuê cho biết: “Thức khuya có thể là nguyên nhân và cũng có thể là hệ quả của vấn đề tâm lý. Khi thức khuya, cấu trúc giấc ngủ sẽ rối loạn và không ổn định, trong khi giấc ngủ rất quan trọng để giúp não bộ xử lý cảm xúc. Do vậy, thức khuya làm cho chức năng hồi phục về tâm lý bất ổn”.

Còn trong trường hợp thức khuya là hệ quả, bác sĩ Khuê nêu khi có vấn đề tâm lý, con người tìm đến những hoạt động khác để làm như lướt mạng xã hội, cố gắng hoàn thành bài tập… Điều này vô tình làm trễ nhịp sinh học do vấn đề tâm lý đó gây ra. Bên cạnh đó, những bạn có rối loạn về tâm thần thì có thời gian biểu bị ảnh hưởng theo. “Tùy vào vấn đề gốc là thức khuya hay vấn đề tâm lý thì sẽ có cách điều chỉnh cho phù hợp”, bác sĩ Khuê chia sẻ.

ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN THỨC KHUYA

Theo bác sĩ Khuê, về mặt sinh học, lứa tuổi HS, SV có xu hướng ngủ trễ hơn so với những lứa tuổi khác, đơn cử như trung niên. “HS, SV thường ngủ trễ khoảng 30 phút – 1 tiếng so với các nhóm khác vì các bạn có nhịp sinh học trễ hơn. Dù đây là sự phát triển tự nhiên nhưng nếu bạn chiều theo nhu cầu thức khuya và ngày càng ngủ trễ thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Não bộ cần thời gian nghỉ ngơi, nên ngay cả khi bạn thấy làm việc ban đêm hiệu quả, bạn sẽ dần mất sự tỉnh táo và độ tập trung mà không hay biết. HS, SV cần đặt ra giới hạn khi làm việc vào ban đêm”, bác sĩ Khuê nói.

Vì sao học sinh, sinh viên ngày càng thức khuya?- Ảnh 3.

Bác sĩ Bùi Diễm Khuê

Cũng theo bác sĩ Khuê, không dễ để bỏ thói quen thức khuya, tuy nhiên các bạn có thể điều chỉnh giờ ngủ sớm hơn 30 phút mỗi tuần. “Giả sử bạn thường ngủ lúc 1 giờ thì trong tuần kế tiếp, hãy đặt mục tiêu ngủ lúc 0 giờ 30. Cứ mỗi hai ba ngày, các bạn ngủ sớm hơn 15 phút, để sau một tuần thì đạt được mục tiêu”, bác sĩ Khuê chia sẻ.

Để điều chỉnh nhịp sinh học nhanh hơn, bác sĩ Khuê lưu ý về yếu tố ánh sáng: “Phòng càng sáng thì càng tỉnh táo. Bạn hãy giảm ánh sáng đến mức tối thiểu, tắt các thiết bị ít nhất 30 phút trước khi ngủ để không bị kích thích cả về ánh sáng và trí não”.

Bên cạnh đó, bác sĩ Khuê lưu ý nên tránh sử dụng những thức uống như trà, cà phê, nước tăng lực… vì có chứa caffeine, tác dụng gây tỉnh táo sẽ kéo dài 6 – 8 tiếng sau khi uống. Theo bác sĩ Khuê, việc cố định giờ thức dậy vào buổi sáng mỗi ngày, kể cả cuối tuần và hạn chế ngủ buổi chiều sẽ giúp HS, SV đi ngủ dễ dàng hơn vào buổi tối.

Có hiện tượng học sinh thường ngủ gật trong lớp

Một giáo viên chủ nhiệm ở Q.3 (TP.HCM) ghi nhận hiện nay có tình trạng HS mệt mỏi, thiếu năng lượng và ngủ gật trong lớp. “Đây là dấu hiệu cho thấy HS có thể đang gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, thói quen sinh hoạt, hoặc áp lực học tập. Nhà trường luôn cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoại khóa vào những dịp thoải mái để đảm bảo HS không phải thức khuya chuẩn bị”, giáo viên này nhận xét.

Nam giáo viên cũng chia sẻ thêm: “Thầy cũng thường sinh hoạt với HS về tầm quan trọng của giấc ngủ để duy trì sức khỏe và hiệu quả học tập. Với những em thường xuyên ngủ gật trong lớp, thầy sẽ trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu về lịch sinh hoạt của HS và có sự hỗ trợ kịp thời”.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-hoc-sinh-sinh-vien-ngay-cang-thuc-khuya-185250106195518857.htm

Cùng chủ đề

Chuyên gia “mách nước” cách đăng ký nguyện vọng ĐH sao cho hiệu quả

(NLĐO) – Bên cạnh nỗ lực học tập, học sinh cần tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo của trường CĐ, ĐH, từ đó lên kế hoạch đăng ký nguyện vọng thông minh. ...

Cấm giáo viên thu tiền dạy thêm của học sinh chính khoá

Để chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra trong suốt thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành thông tÆ° mới. Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận suốt thời gian vừa qua đó là học sinh phải tham gia các lớp học thêm bên ngoài do giáo viên trong trường tổ chức, dù không muốn. Để chấn chỉnh vấn đề này, Thông tư 29/2024 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành nêu rõ những trường...

Bỏ tư duy không quản được thì cấm

TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. ...

Lan toả khát vọng vươn lên của học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS trên con đường đi đến tương lai

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có nhiều tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có chính sách về giáo dục - đào tạo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế -xã hội ở vùng...

Sinh viên Lào, Campuchia trổ tài gói bánh tét trước thềm Tết Nguyên đán

(NLĐO) – Sinh viên Lào và Campuchia đang học tại TP HCM đã có những trải nghiệm đáng nhớ khi hòa mình vào không khí Tết cổ truyền của Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HMPV là loại virus gì, phòng ngừa thế nào?

HMPV là một trong các loại virus gây bệnh với các triệu chứng giống cảm cúm, bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi trong thời tiết lạnh, giao mùa với tỷ lệ nhiễm trong khoảng từ 5-15%. ...

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT tác động đến dạy học, hướng nghiệp

Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều điểm mới như tác động vừa tích cực và tiêu cực đến việc dạy học, hướng nghiệp ở trường THPT và THCS. ...

Bài đọc nhiều

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

UMT tạm đình chỉ công việc viện trưởng của bà Nguyễn Trà Giang để xác minh tố cáo

Hiệu trưởng Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) vừa ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc và chức vụ đối với TS Nguyễn Trà Giang - viện trưởng Viện Khoa học và quản lý thể dục thể thao UMT. ...

PGS.TS Phạm Quang Huy thôi chức phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa công bố quyết định về công tác nhân sự đối với PGS.TS Phạm Quang Huy - phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM. Quyết định do giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM...

Hơn 1.000 giáo viên suýt mất thưởng ở Vĩnh Long sẽ được nhận tiền

UBND huyện Trà Ôn thống nhất chi tiền thưởng cho các giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo Nghị định 73 của Chính phủ. Sáng nay (3/1), theo nguồn tin của VietNamNet, ông Nguyễn Chí Hiếu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - vừa ký văn bản gửi Phòng GD-ĐT huyện này về việc chi tiền thưởng theo Nghị định 73 của Chính phủ.  Theo đó, UBND huyện Trà Ôn có văn bản nêu rõ...

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù...

Cùng chuyên mục

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

TP - Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh. TP - Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức...

Một tiến sĩ bị đình chỉ chức viện trưởng

Tiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo. Đình chỉ vì có nhiều nội dung tố cáo Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM vừa có quyết định tạm đình chỉ công việc và chức vụ đối với TS. Nguyễn Trà Giang - Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể...

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT tác động đến dạy học, hướng nghiệp

Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều điểm mới như tác động vừa tích cực và tiêu cực đến việc dạy học, hướng nghiệp ở trường THPT và THCS. ...

Chàng shipper đánh bại thạc sĩ trường top, thành giáo viên không cần bằng đại học

TRUNG QUỐC - Xuất phát điểm từ công việc giao đồ ăn, Lôi Hải Vi đã đánh bại một thạc sĩ văn học từ Đại học Bắc Kinh trong một cuộc thi thơ uy tín cấp quốc gia và trở thành giáo viên mà không cần bằng đại học. Trong khi thành tích học thuật và bằng cấp từ các trường đại học danh tiếng thường được xã hội đề cao, câu chuyện của Lôi Hải Vi là minh chứng...

Bộ GD&ĐT sắp tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy

TPO - Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số công việc trọng tâm, trong đó có việc thực hiện nội dung liên quan đến tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. TPO - Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số công việc trọng tâm, trong đó có việc thực hiện nội dung liên quan đến tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Ngày 6/1, phát biểu...

Mới nhất

Bài toán xây metro nối trung tâm TPHCM với Cần Giờ

(Dân trí) - Cần Giờ hiện vẫn còn rất nhiều quỹ đất chưa được khai thác, nhưng lại thiếu kết nối với trung tâm TPHCM. Tuyến Metro giải quyết được khó khăn này nhưng bài toán lớn hơn là lựa chọn cách làm ra sao. TPHCM hiện đối mặt với thách thức lớn nhất của một đô thị đông dân...

Ngắm hoa mua tím, đồi chè xanh đẹp như tranh vẽ ở Lâm Đồng

(VTC News) - Những hàng hoa mua tím nở rộ trở thành điểm nhấn trên nông trường chè xanh ở Lâm Đồng, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hút du khách.  Những ngày qua, hàng cây hoa mua tím đang trong kỳ nở rộ trên những nông trường chè Ô Long xanh mướt tại thôn 7, xã Lộc Quảng,...

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

TP - Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh. TP -...

Một tiến sĩ bị đình chỉ chức viện trưởng

Tiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo. Đình chỉ vì có nhiều nội dung tố cáo Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM vừa có quyết định tạm đình chỉ công...

Tung ‘chiêu’ bán hàng lạ, quán bánh chuối ở Sóc Trăng ‘chốt đơn’ 300 chiếc/ngày

Quán bánh chuối chiên của vợ chồng anh Trường ban đầu chỉ bán được khoảng 100 chiếc mỗi ngày nhưng nay con số tăng lên gấp 3 nhờ “tuyệt chiêu” bán hàng độc đáo của chủ quán. Nằm trên đường Trương Công Định (phường 2, TP Sóc Trăng), quán bánh chuối chiên của vợ chồng anh Lê Quốc Trường vài...

Mới nhất