Trang chủKinh tếNông nghiệpSóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”


Đường giao thông nông thôn tại xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn).
Đường giao thông nông thôn tại xã Tân Dân (huyện Sóc Sơn).

7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nâng cao

Sau khi về đích nông thôn mới năm 2017, xã Hồng Kỳ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, duy trì các tiêu chí nông thôn mới đã đạt. Bên cạnh đó, tập trung huy động mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Từ năm 2018 đến nay, xã được TP Hà Nội và huyện Sóc Sơn đầu tư nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống điện – đường – trường – trạm. Thông qua xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả được triển khai sâu rộng, góp phần thay đổi diện mạo xã Hồng Kỳ.

Trong khi đó tại xã Tân Dân, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Bình cho biết, Tiểu ban xây dựng nông thôn mới được thành lập ở 11 thôn; chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội trong huy động sự vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân; tham gia giám sát đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới nâng cao…

Kết quả đến nay, xã Tân Dân đã đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định của Trung ương và TP Hà Nội. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. Đặc biệt, người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới với tỷ lệ lấy phiếu ý kiến đánh giá đạt gần 98%.

Mô hình trồng rau an toàn VietGAP tại xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn).
Mô hình trồng rau an toàn VietGAP tại xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn).

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Môn Tự (xã Tân Dân) Dương Văn Sơn cho biết, người dân trong thôn hào hứng ủng hộ chủ trương, kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao do cấp trên triển khai. Đến nay, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện. Người dân thôn xóm vui mừng, phấn khởi vì đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao lên rất nhiều.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, cùng với hai xã Hồng Kỳ và Tân Dân, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được lan toả tại 5 xã khác gồm: Thanh Xuân, Minh Phú, Hiền Ninh, Tân Minh, Đông Xuân, và được nhiều kết quả nổi bật.

Đến nay, 7/7 xã nêu trên đều đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Các xã cũng không thuộc diện phức tạp về an ninh trật tự. Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. 7/7 xã hiện không còn hộ nghèo. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các xã cũng không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.

Xây dựng nông thôn mới hiệu quả, thực chất

Cuối tháng 12/2024, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã kiểm tra thực tế, xem xét hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tại 7 xã thuộc huyện Sóc Sơn gồm: Tân Dân, Thanh Xuân, Minh Phú, Hiền Ninh, Tân Minh, Hồng Kỳ và Đông Xuân. Thành viên đoàn là đại diện cho các sở ngành đánh giá cao kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của các địa phương.

Thành viên đoàn cũng thẳng thắn chỉ ra một số vấn đề mà các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, thống nhất cao đề xuất 7/7 xã của huyện Sóc Sơn đều đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng chất lượng cao của xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn).
Sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng chất lượng cao của xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn).

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tính đến nay, toàn huyện đã có 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao (chiếm 72% tổng số xã), vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn khoá XII nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

Đặc biệt, huyện Sóc Sơn đã đáp ứng yêu cầu của một trong những tiêu chí quan trọng nhất thuộc Bộ tiêu chí Quốc gia về Huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 ban hành tại Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (huyện nông thôn mới nâng cao cần có trên 50% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

“Trong thời gian tới, xây dựng nông thôn mới vẫn sẽ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Cấp uỷ, chính quyền huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã quan tâm đầu tư, nâng cấp các tiêu chí để duy trì và nâng cao chất lượng nông thôn mới. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với các sở ngành tập trung hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2025…” – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn thông tin thêm. 

 

“Qua theo dõi, người dân các xã thuộc huyện Sóc Sơn đều đánh giá rất cao kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, thông qua tỷ lệ đồng thuận khi lấy phiếu ý kiến theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Điều này cho thấy nông thôn mới nâng cao đã hiện hữu rõ nét trên địa bàn huyện. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn huyện Sóc Sơn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các xã duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, để người dân được hưởng lợi, để nông thôn mới ngày một thực chất và hiệu quả hơn” – Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội Ngọ Văn Ngôn.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/soc-son-tien-gan-muc-tieu-huyen-nong-thon-moi-nang-cao.html

Cùng chủ đề

Vinachem đạt lợi nhuận 2.872 tỷ đồng trong năm 2024

Năm 2024, toàn Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) ước đạt 57.909 tỷ đồng, tăng 3% so với kế hoạch, lợi nhuận ước đạt 2.872 tỷ đồng, vượt kế hoạch 18%. Sáng 6/1 tại Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị với sự tham dự của: Chủ tịch Ủy ban...

Chủ tịch Ủy ban vốn trải lòng về xử lý loạt dự án phân đạm từ thua lỗ đến có lãi

Từ những dự án thua lỗ, yếu kém khiến Vinachem gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các dự án được tái cơ cấu đã kinh doanh có lãi, góp phần cho tập đoàn đạt mức doanh thu cao trong lịch sử. ...

Xi măng Long Sơn – Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

Thời gian qua, xi măng Long Sơn không ngừng mở rộng, chinh phục các thị trường quốc tế tiềm năng. Điều này đã cho thấy tiềm lực, vị thế, uy tín của một doanh nghiệp đang nỗ lực vươn mình cùng sự phát triển của đất nước.Năm 2024 là một năm xảy ra thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Những ngày đầu tháng 6, bên trong nội thành Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rực rỡ sắc màu hoa sen, tạo nên khung cảnh yên bình, nên thơ trên vùng đất kinh đô của vương triều nhà Hồ.  Bình luận 0 Dân Việt trên     Một ông nông dân Phú Yên nuôi thành công loài vật làm ra "thứ nước" có 3 vị, nhiều người đến xem 87 con động vật hoang dã...

Loại bỏ tình trạng phù bạch mạch tay cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú

NDO - Rất ít trung tâm trên thế giới thực hiện được kỹ thuật phẫu thuật điều trị bằng chuyển vạt hạch tự do bằng kỹ thuật siêu vi phẫu cho bệnh nhân phù bạch mạch tay. Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mang lại cuộc sống mới cho người bệnh bằng kỹ thuật này.  Sau ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch do ung thư và xạ trị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chợ 12 tỷ đồng xây xong đóng cửa vì… chờ phân loại

Chợ Đồng Ké được khởi công vào tháng 3/2023, có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ đồng. Chợ được xây dựng trên diện tích 1.800m2, gồm 90 ki-ốt đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của khoảng 150 tiểu thương. Cuối tháng 7/2024, chợ Đồng Ké - ngôi chợ khang trang bậc nhất huyện Sơn Tịnh- được hoàn thành và bàn giao cho xã Tịnh Giang đưa vào sử dụng, quản lý. Thế nhưng, đã...

tổng doanh thu du lịch năm 2024 tăng 10,8%

Kinhtedothi - Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đón khoảng 10,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 14% so với năm 2023. Trong đó khách quốc tế ước tính khoảng 90.000 lượt và khách nội địa đạt hơn 10,5 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch năm 2024 tăng 14% Ông Đỗ Hoàng Dương, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa -...

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm

Kinhtedothi - Sáng 6/1, UBND huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích Quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức...

Thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, HĐND

Kinhtedothi - Sáng 6/1, tại Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Trình bày tóm tắt Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Trưởng Ban...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp 41, chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường

Kinhtedothi- Sáng 6/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41, xem xét các nội dung chuẩn bị cho tổ chức Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để Quốc hội xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là phiên họp đầu tiên của...

Bài đọc nhiều

Nuôi cá lóc thịt đậm protein ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An, nhà nào nuôi là khá giả lên

Những năm qua, mô hình nuôi cá lóc mùa lũ được người dân xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An áp dụng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, không cần nhiều chi phí đầu tư, góp...

Đây là con sông đào đầu tiên nối Long An với Tiền Giang, do vua Gia Long nhà Nguyễn khơi thông 1819

Trong lịch sử khai phá phương Nam, những dòng kênh đào có vai trò quan trọng, nhất là trong phân chia địa giới, lãnh thổ. Bảo Định hay Bảo Định hà nối liền TP Tân An, tỉnh Long An và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là kênh đào bằng sức...

Dân vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang chuyển 4.000ha sang trồng rau màu, hóa ra lại trúng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu và “chung sống với lũ”, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như: Cai Lậy, Cái...

Ngắm vườn “hoa quý tộc” của chị đẹp Bình Dương, có loại giá nghìn đô vẫn hút khách đặt hàng chơi Tết

Dù chưa đến Tết Nguyên đàn 2025 nhưng hiện giờ nhà vườn của chị Thạch Thị Kim Hoa (sinh năm 1992) ở xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã xuất bán được khoảng 60-70% chậu lan. Trong đó, các chậu lan có giá từ 100.000 đồng đến trên...

Nuôi chim cu gáy trắng độc lạ thành công, cặp vợ chồng Bắc Giang giàu lên trông thấy, hễ bán là hết

Hơn năm năm trở lại đây, người dân xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) bắt đầu phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi chim cu gáy trắng. Nhiều hộ nuôi chim cu gáy trắng thành công, vươn lên làm giàu. ...

Cùng chuyên mục

Xi măng Long Sơn – Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

Thời gian qua, xi măng Long Sơn không ngừng mở rộng, chinh phục các thị trường quốc tế tiềm năng. Điều này đã cho thấy tiềm lực, vị thế, uy tín của một doanh nghiệp đang nỗ lực vươn mình cùng sự phát triển của đất nước.Năm 2024 là một năm xảy ra thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều...

Thu nhập hàng tỷ đồng nhờ làm chủ công nghệ ương giống cá chình, nuôi trong bể xi măng

Mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng của anh Đoàn Xuân Khiêm, ở thôn Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ làm chủ công nghệ ương giống. ...

Liều trồng rau rừng là rau bò ai, ngờ đâu dân tình đến nhà anh nông dân Đắk Lắk mua tới tấp

Khi vườn rau bò khai-một loại rau dại vốn mọc hoang của gia đình anh Ma Văn Sa (xã Ea Tir, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) phát triển, nhiều hộ dân trong vùng đã đến mua về ăn. Nhận thấy nhu cầu sử dụng loại rau rừng đặc sản này...

Cây mía đường thẳng đuột trồng ở Trà Vinh đang tăng giá kỷ lục, dân hối hả chặt, nhà máy lo thiếu

Tại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi. ...

Tôm thẻ chân trắng, nông dân Thái Bình nuôi vụ đông trúng lớn, giá bán tăng cao chưa từng thấy

Vụ tôm cuối năm 2024, anh Đào Văn Sinh, thôn Nam Hải, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) thu hoạch được 6 tấn tôm thẻ chân trắng. Anh chia sẻ: Năm nay tôm được giá. Giữa tháng 12, tôi xuất bán tại ao 320.000 đồng/kg (30 con/kg), so...

Mới nhất

Cách chức hiệu trưởng vì bỏ việc nhiều ngày khiến giáo viên chậm lương

Ông Đoàn Hữu Khuê vừa bị cách chức hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) do bỏ nhiệm sở nhiều ngày sau khi bị đình chỉ công tác. Ngày 6/1, nguồn tin riêng của VietNamNet cho biết, ông Vũ Đình Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Chư Prông đã ra quyết định thi hành kỷ luật đối...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng...

Trung Quốc đề xuất hạn chế xuất khẩu công nghệ xe điện

Bắc Kinh đang đặt kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác những loại khoáng sản cần thiết cho sự phát triển của ngành xe điện toàn cầu. Bắc Kinh dự kiến hạn chế xuất khẩu công nghệ khai thác những loại khoáng sản cần thiết cho sự phát triển của ngành xe điện...

Mới nhất