Trang chủDi sảnVịnh di sản tuổi ba mươi

Vịnh di sản tuổi ba mươi

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, tầm vóc, giá trị của Vịnh Hạ Long liên tục được vinh danh các danh hiệu thế giới, đặc biệt với 3 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là niềm vinh dự, tự hào đối với tỉnh Quảng Ninh, nhưng cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề trong việc bảo vệ, bảo tồn, gìn giữ những giá trị mà vịnh di sản sở hữu.

Cách đây tròn 30 năm, ngày 17-12-1994, tại Kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chí của Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới. Vịnh Hạ Long trở thành di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Tiếp đó, vào ngày 2-12-2000, tại Kỳ họp toàn thể lần thứ 24 ở thành phố Cairns, Queensland, Australia, Ủy ban Di sản Thế giới tiếp tục công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ 2 theo tiêu chí về giá trị địa chất – địa mạo.

Vào ngày 16-9-2023, tại Thủ đô Ryiad, Vương quốc Ả rập Xê Út, ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh được Uỷ ban Di sản thế giới phê duyệt mở rộng sang Quần đảo Cát Bà của TP Hải Phòng. Sự kiện này đã đưa Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới đầu tiên ở Việt Nam có ranh giới nằm trên địa phận hai tỉnh. Đây cũng là lần thứ 3, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Vịnh Hạ Long - 3 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Với những giá trị riêng có, Vịnh Hạ Long 3 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Về các danh hiệu quốc gia, năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa – Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích danh thắng cấp quốc gia. Ngày 12-8-2009, Vịnh Hạ Long được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngày 8-7-2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao tặng danh hiệu Khu Du lịch hàng đầu Việt Nam cho Vịnh Hạ Long.

Với diện tích 1.553km2, Vịnh Hạ Long là nơi hội tụ của gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra một cảnh quan tuyệt đẹp, kỳ vĩ, đẹp mắt, mê hoặc, đắm say lòng người. Vịnh Hạ Long chứa trong mình nhiều đảo đá có hình dáng đẹp lạ kỳ, như: Hòn Gà Chọi, Đỉnh Hương, Con Cóc…, cùng với đó là hàng trăm hang động có cảnh sắc vô cùng đặc biệt, huyền ảo mà thiên nhiên kiến tạo nên như: Hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, động Mê Cung, hang Luồn…

Với giá trị thẩm mỹ độc đáo hoà quyện giữa biển và núi đá, cùng những giá trị địa chất riêng có, minh chứng điển hình cho quá trình tiến hóa địa chất và chuyển động kiến tạo tự nhiên, hệ thống đảo đá, hang động, hồ nước mặn, hang luồn, hang ngầm cổ…, Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích lựa chọn tham quan. Minh chứng là trong 30 năm trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới, Vịnh Hạ Long đã đón gần 60 triệu lượt du khách trong nước, quốc tế.

Đặc biệt, vịnh di sản được nhiều tờ báo lớn, tạp chí du lịch nổi tiếng, kênh truyền hình, tổ chức trên thế giới vinh danh. Tiêu biểu như: Ngày 27-4-2012, Tổ chức New Open World đã trao tặng danh hiệu Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới mới cho Vịnh Hạ Long; tháng 3-1997 được vinh danh là vịnh đẹp nhất thế giới; nền tảng du lịch nổi tiếng Tripadvisor lựa chọn là điểm đến thịnh hành nhất thế giới; chuyên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ The Travel vinh danh là kỳ quan thiên nhiên được ghé thăm nhiều nhất thế giới; Tạp chí Forbes của Mỹ đã xếp hạng Vịnh Hạ Long nằm trong những điểm đến tốt nhất; Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler cũng đưa Vịnh Hạ Long vào danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới…

Trong suốt ba thập kỷ Vịnh Hạ Long trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới, Quảng Ninh đã xác định vịnh di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng, tỉnh luôn nỗ lực và trách nhiệm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tiên phong, đột phá ưu tiên quản lý, bảo tồn, phát huy bền vững di sản. Đặc biệt tỉnh đặt công tác bảo tồn, gìn giữ di sản lên hàng đầu gắn liền với việc chú trọng phát triển kinh tế di sản có chọn lọc, bền vững, tổng thể; chú trọng phát triển du lịch xanh, bền vững, khai thác, phát huy hiệu quả các giá trị, tiềm năng của Vịnh Hạ Long, qua đó gìn giữ di sản cho muôn đời sau.

Nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/news/20/167492/vinh-di-san-tuoi-ba-muoi

Cùng chủ đề

NHM TPHCM nhuộm đỏ chợ Bến Thành, đường phố trung tâm

TPO - Các cầu thủ Việt Nam nâng cúp ASEAN Cup 2024 với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận. Chiến thắng trên làm nức lòng người hâm mộ TPHCM. Sau khi trọng tài kết thúc trận đấu, dòng người đã xuống các ngã đường trung tâm TP để ăn mừng. 06/01/2025 | 07:42 ...

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Đề xuất đầu tư dự án Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt hơn 900 tỷ đồng

Công ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và Tập đoàn Long Thuận vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị để báo cáo đề xuất Dự án đầu tư xây dựng bến cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và khu kho bãi, hậu cần cảng. Đề xuất đầu tư dự án Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt hơn 900 tỷ đồngCông ty cổ phần Cảng tổng hợp Nam Cửa Việt và Tập đoàn Long Thuận...

Nhiều rào cản cần được gỡ để Luật Đất đai đi vào cuộc sống

Sau một thời gian thực thi Luật Đất đai, theo một số ý kiến, hiện vẫn còn không ít rào cản và khó khăn trong quá trình triển khai các quy định mới. Nhiều rào cản cần được gỡ để Luật Đất đai đi vào cuộc sốngSau một thời gian thực thi Luật Đất đai, theo một số ý kiến, hiện vẫn còn không ít rào cản và khó khăn trong quá trình triển khai các quy định mới....

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kì vĩ di sản thế giới Vịnh Hạ Long Quần đảo Cát Bà

Việc quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới không chỉ tạo nên một di sản thế giới liên vùng độc đáo đầu tiên ở Việt Nam mà còn làm tăng thêm giá trị của vùng di sản rộng lớn, kì vĩ và tuyệt mĩ này. Thế giới đã biết nhiều về Vịnh Hạ Long, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam đã hai lần được...

Giá trị toàn cầu của di tích Mỹ Sơn

Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật...

Võ tướng Tây Sơn nào được mệnh danh “thần côn”, sức địch nghìn người?

Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”... Võ Đình Tú, người thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn. Con nhà giàu, tính hào phóng, lòng dạ chân thật, can đảm hơn người. Từ thuở nhỏ, gia đình đã rước thầy về nhà dạy Võ Đình Tú học văn lẫn võ. Năm 14 tuổi, trong...

Sức mạnh từ cơ sở của ngành nông nghiệp

Vai trò hội nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiTrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hội nông dân các cấp ngày càng được ghi nhận và thể hiện rõ nét qua các phong trào, chương trình hoạt động. Điển hình là Hội Nông dân huyện Phú Riềng, không chỉ tập trung chăm lo phát triển kinh tế mà việc phát huy vai trò của hội trong xây dựng...

Quân khu 7 xây dựng 411 căn nhà liền kề biên giới

Tham dự hội nghị có đại diện Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Trung tướng Nguyễn Trường Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7, chủ trì hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghịQua hơn 3 năm triển khai đề án, với quyết tâm chính trị cao của Quân khu 7, sự ủng hộ, đồng thuận cao của các tỉnh...

Bài đọc nhiều

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cùng chuyên mục

Đô thị Di sản Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự...

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ...

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”

Sáng 5/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu khai mạc...

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

Từng một thời phát triển rực rỡ nhưng cả ngàn lò gạch ở Vĩnh Long đã bị xóa sổ. Để giữ gìn giá trị cha ông để lại, địa phương này đã lập đề án bảo tồn di sản đương đại với các lò gạch. Về "vương quốc" lò gạch Theo nhiều bậc cao niên trong vùng kể lại, từ những năm 1990-1995, dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, kênh Thầy Cai... đâu đâu cũng...

Mới nhất

Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”

Sáng 5/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Bình Định”. Thứ...

Bỏ tư duy không quản được thì cấm

TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo...

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

Từng một thời phát triển rực rỡ nhưng cả ngàn lò gạch ở Vĩnh Long đã bị xóa sổ. Để giữ gìn giá trị cha ông để lại, địa phương này đã lập đề án bảo tồn di sản đương đại với các lò gạch. Về "vương quốc" lò gạch Theo nhiều bậc cao niên trong vùng kể lại, từ những...

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường cần xin phép ai?

Bên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc quảng lý giáo viên dạy thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024 thay thế...

Mới nhất