Trang chủDi sảnDi sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị

TS. Chu Thu Hường, Viện Bảo tồn di tích, cho biết: Viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khá đồ sộ thông tin về di tích và công tác bảo tồn di tích, đồng thời nỗ lực số hóa hệ thống tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Thống kê đến tháng 12.2023, số lượng tài liệu hiện đang lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích có khoảng trên 3.000 hồ sơ tài liệu về hàng nghìn di tích trong cả nước, dữ liệu điều tra về di tích theo vùng và địa phương được lưu trữ trên nền giấy, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh…

Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ảnh: VR360

Nguồn dữ liệu này góp phần quan trọng cung cấp cơ sở dữ liệu về di tích và bảo tồn di tích cho ngành văn hóa. Chẳng hạn, những bản vẽ tay các di tích tháp Chăm, đình, chùa, đền thực hiện từ những năm 1970 – 1980, trở thành nguồn tư liệu lịch sử vô cùng giá trị về di tích, bởi có những di tích trong số đó đã không còn nữa hoặc đã bị thay đổi rất nhiều. Mỗi năm Viện Bảo tồn di tích số hóa được hàng nghìn trang tài liệu bổ sung vào ngân hàng dữ liệu và đóng góp vào xây dựng cơ sở dữ liệu ngành văn hóa…

Là một trong những đơn vị tiên phong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa, sau hơn 25 năm, đến nay Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu hình ảnh động, tĩnh, báo cáo khoa học về di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam: 5.688 băng từ video các loại; 980 album ảnh với 91.648 ảnh; báo cáo khoa học: 791 dự án. Viện đã số hóa được hơn 700 báo cáo khoa học, 1.154 băng phim khoa học và tư liệu và 40.000 ảnh, đang tạo lập cơ sở dữ liệu dự án văn hóa phi vật thể…

Ngày 2.12.2021, Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị đã bước đầu hình thành số hóa, chuẩn hóa dữ liệu hiện có của các bảo tàng, ban quản lý di tích trên toàn quốc nhằm từng bước hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành.

Hiện nay một số Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Hải Phòng, Khánh Hòa, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… đã chủ động xây dựng Kế hoạch số hóa di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm thích ứng và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Một số dự án tiêu biểu đã được thực hiện như số hóa các di sản văn hóa tại Hà Nội, Huế, và Hội An… tạo ra các kho dữ liệu trực tuyến giúp công chúng có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu.

Liên kết, chia sẻ, tạo dữ liệu lớn về di sản văn hóa

Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa đến tháng 12.2023, kết quả kiểm kê trên cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, gần 65.900 di sản văn hóa phi vật thể của 63 tỉnh, thành phố… Đặc biệt, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Với kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và quý giá đó, việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu số, có thể kết nối, chia sẻ trên phạm vi toàn quốc sẽ là biện pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

 
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Dữ liệu số góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Gần đây, các cơ quan quản lý văn hóa đã và đang nỗ lực số hóa các di sản văn hóa, từ di tích lịch sử, danh thắng, đến văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực và công nghệ. Theo đại diện Cục Di sản văn hóa, hiện nay chưa có chủ trương và văn bản chỉ đạo cụ thể về xây dựng dữ liệu quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để xây dựng hệ thống mạng liên kết dữ liệu về di sản văn hóa trên toàn quốc; chưa có nghiên cứu tổng thể về cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng tiêu chuẩn dữ liệu cho hệ thống dữ liệu liên kết ngành trong tương lai.

Dữ liệu đã được số hóa hiện lưu trữ phân tán ở nhiều nơi mà chưa có sự liên kết, chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề bản quyền tác giả và quyền liên quan đối với các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa được phổ biến trên không gian mạng cũng cần được xem xét…

TS. Chu Thu Hường cho rằng, với phổ ngành rộng lớn, ngành văn hóa đòi hỏi sự tích hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu chung và dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Vì thế, Viện Bảo tồn di tích nói riêng và các cơ quan nghiên cứu, quản lý khác trong Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay, bên cạnh nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu ngành của mỗi đơn vị thì sự chia sẻ, tích hợp thông tin dữ liệu của các ngành khác nhau vô cùng quan trọng để các ban, ngành, bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu và quản lý.

Hiện nay, ngoài dữ liệu về di sản văn hóa do Cục Di sản văn hóa quản lý còn có một số đơn vị trực thuộc Bộ, dữ liệu tại các địa phương. TS. Dương Viết Huy, Vụ Khoa học, Công nghệ, Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch góp ý: về cơ bản, việc liên kết, chia sẻ dữ liệu cần có cơ chế từ cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, các nền tảng công nghệ sẽ hỗ trợ để hình thành nên hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa dạng dữ liệu lớn (big data). Để việc liên kết, chia sẻ này thành công và hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách, sự chuẩn hóa nền tảng công nghệ (về liên kết, chia sẻ), còn cần có sự đầu tư về nguồn lực với lộ trình hợp lý.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định: số hóa di sản văn hóa và số hóa các dữ liệu, tư liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin và triển khai hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, số hóa di sản văn hóa, chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… Khi dự thảo Luật được Quốc hội thông qua hy vọng sẽ tạo nền tảng để đẩy mạnh lĩnh vực này.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/di-san-van-hoa-tu-truyen-thong-den-kho-tang-so-post395732.html

Cùng chủ đề

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL đưa nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trình diễn Nghệ thuật Lân Sư Rồng chào mừng Lễ Khánh thành công trình xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng sáng 3.1.2025 Múa Lân Sư Rồng là một hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM. Nó...

ESPN: “Xuân Son sẽ giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024”

(Dân trí) - Tờ ESPN (Mỹ) bày tỏ sự kinh ngạc trước khả năng ghi bàn của tiền đạo Nguyễn Xuân Son và tin tưởng chân sút gốc Brazil sẽ giúp tuyển Việt Nam có lần thứ ba vô địch AFF Cup. "Với mỗi trận đấu trôi qua, có vẻ như tiền đạo mới của đội tuyển Việt Nam, Nguyễn Xuân Son (tên nước ngoài là Rafaelson) có thể một mình giúp đội bóng này đăng quang chức vô địch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Tôn vinh di sản gắn với sáng tạo

Ngày 31.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo công bố Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025. Tại họp báo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt...

10 thành tựu nổi bật của Agribank năm 2024

Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống...

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024

Là một trong những ngân hàng đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng chiến lược phát triển bền vững hướng đến Ngân hàng Xanh từ rất sớm. Năm 2024, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có bước tiến vượt bậc khi liên tục tung hàng loạt sản phẩm số, tín dụng xanh, công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập… Điều này đã mang đến cho OCB nhiều “trái ngọt” trong năm 2024. Giữ vững “phong độ”...

Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới, trở thành Di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam. Vào 17h40 ngày 16.9.2023 giờ địa phương (tức 21h40 ngày 16.9 giờ Việt Nam) tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã chính thức ghi danh Vịnh...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng đón những vị khách đầu tiên năm 2025

68 du khách đầu tiên đến với di sản Phong Nha - Kẻ Bàng đã được ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đón tiếp nồng hậu. Sáng 1.1, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức lễ đón những vị khách đầu tiên đến tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2025. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi các sự kiện quảng...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

“Báu vật” Vịnh Hạ Long và dấu chân của những vị khách đặc biệt

Tạo hoá ưu ái ban tặng cho Quảng Ninh, nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, một Vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Kỳ quan đó đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào ngày 17/12/1994 và luôn được gìn giữ, nâng niu suốt 30 năm qua. Công viên địa chất của Biển Với hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển,...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Cùng chuyên mục

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 4013/QĐ-BVHTTDL đưa nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa ở TP.HCM” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trình diễn Nghệ thuật Lân Sư Rồng chào mừng Lễ Khánh thành công trình xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng sáng 3.1.2025 Múa Lân Sư Rồng là một hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của người Hoa tại TP.HCM. Nó...

Chín Đỉnh Đồng Hoàng Cung Huế: Kiệt Tác Đúc Nổi Được UNESCO Vinh Danh

Ngày 8 tháng 5 năm 2024, tại phiên họp của Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 thuộc Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Mông Cổ, hồ sơ "Chín đỉnh đồng - Hoàng cung Huế" đã được chính thức ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới. Với sự đồng thuận tuyệt đối từ 23 quốc gia tham gia, kiệt tác này không chỉ là...

Phát triển kinh tế di sản từ lợi thế vượt trội của Huế

Di sản văn hóa đã mang lại giá trị lớn, nét riêng cho du lịch Huế và cũng từ nguồn thu du lịch quay trở lại giúp di sản được bảo tồn xứng đáng. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương này. Đây cũng là năm Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch...

Mới nhất

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về chính sách ngoại hối cho Trung tâm Tài chính quốc tế

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá tác động của chính sách áp dụng với Trung tâm Tài chính quốc tế trong điều hành...

Gen Z lo ngại bị thay thế song vẫn tận dụng công cụ AI

Dù cho rằng công việc có thể bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế trong thập niên tới, lao động gen Z vẫn tận dụng AI để hỗ trợ việc hoàn thành các nhiệm vụ văn phòng. Và họ rất cởi mở về điều đó. ...

Chủ tịch Hội đồng tín thác ĐH Fulbright Việt Nam nhận Huân chương Công dân Tổng thống

Ông Thomas J. Vallely, một trong những người thúc đẩy thành lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam, vừa được tổng thống Joe Biden vinh danh với Huân chương Công dân Tổng thống. ...

Trực thăng bay đêm cấp cứu quân nhân từ đảo An Bang về đất liền

0h12 ngày 4-1, trực thăng mang số hiệu VN-8620 thuộc Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) bay cấp cứu quân nhân được chuẩn đoán viêm màng não, tiên lượng nặng từ đảo An Bang, đã hạ cánh an toàn xuống Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ...

Mới nhất