Trang chủDi sảnHoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ

Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ

Việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2003 đã gây nên một chấn động lớn bởi sự vô giá của di tích này.
Trong suốt 20 năm (2002 – 2022), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện các cuộc khai quật khảo cổ tại Hà Nội. Nhiều dấu tích kiến trúc cùng hệ thống di tích, di vật đã phát lộ. Đây là minh chứng tiêu biểu, xác thực cho lịch sử phát triển của Thăng Long – Hà Nội và Việt Nam trong suốt 13 thế kỷ, từ thời kỳ tiền Thăng Long đến thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn và thời kỳ cận hiện đại.
Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ - Ảnh 1.

Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Pho sử sống nhiều triều đại

​ Hơn một thế kỷ qua, việc nghiên cứu lâu dài đã thống nhất được tương đối cấu trúc và quy mô của Kinh đô Thăng Long thời Lý.

Tuy nhiên, theo PGS Tống Trung Tín, người chủ trì nhiều cuộc khai quật lớn ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long, trước năm 2002, nhìn chung các ý kiến về vị trí chính xác của Hoàng thành Thăng Long và Cấm thành Thăng Long thời Lý chỉ là phỏng đoán. Từ cuối năm 2002, khi cuộc khai quật khảo cổ học với quy mô lớn tại 18 Hoàng Diệu (Ba Ðình) được tiến hành thì các bí ẩn và vị trí Hoàng thành Thăng Long thời Lý mới xác định được tương đối chính xác ở vào khoảng khu vực 18 Hoàng Diệu và khu vực Chính điện Kính Thiên. Từ các cuộc khai quật đã bước đầu phát hiện một hệ thống các dấu tích kiến trúc thời Lý, gồm: 79 dấu tích nền móng cung điện, lầu gác, tường vây, đường đi; 7 giếng nước; 15 cống thoát nước, đường nước lớn; 1 dấu tích kiến trúc dạng “bể nước”.

Các phát hiện khảo cổ đã chứng minh 3 vòng thành của Thăng Long thời Lý đến thời Trần còn tương đối nguyên vẹn. Tuy nhiên, quần thể kiến trúc cung điện đồ sộ của kinh đô cuối thời Lý cũng đã bị phá hủy rất nhiều bởi nội chiến. Tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thời Trần, khảo cổ học đã xác định được hơn 30 dấu tích kiến trúc, tường bao, 2 giếng nước, 10 cống nước… Khảo cổ học cũng đã xác định dấu tích kiến trúc thời Trần ở các địa điểm 62 – 64 Trần Phú, Nam Giao, Xã Tắc… Có thể thấy trên cơ sở kiến trúc Thăng Long thời Lý, thời Trần chỉ việc tôn cao thêm lên hoặc gia cố thêm trên các móng nền của di tích Lý, thậm chí dựng lại luôn vị trí của nền móng cũ như việc sử dụng lại kiến trúc Bát Giác thời Lý.

PGS Tống Trung Tín cũng cho hay, cấu trúc Thăng Long buổi đầu thời Lê sơ dường như còn mang ảnh hưởng rất đậm của truyền thống quy hoạch Thăng Long thời Lý và thời Trần. Do tầng văn hóa nằm trên lớp văn hóa thời Trần cho nên các dấu tích kiến trúc thời Lê sơ về cơ bản đã bị phá hủy bởi các hoạt động xây dựng của các thời sau. Mặc dù vậy, trong khu di tích vẫn phát hiện được một số dấu tích kiến trúc thời Lê sơ, khu Chính điện Kính Thiên và một số địa điểm khác…

Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ - Ảnh 2.

Khôi phục điện Kính Thiên

Từ sau khi được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới (năm 2010), để thực hiện các khuyến nghị của UNESCO và cam kết của Chính phủ, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến hành các cuộc nghiên cứu khảo cổ học trên tổng diện tích 8.440m2. Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao góp phần nghiên cứu và khôi phục Chính điện Kính Thiên. Trong tầng văn hoá tại khu vực này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một hệ thống di tích phong phú, dày đặc phát triển liên tục từ thời kỳ Tiền Thăng Long (Đại La – Đinh – Tiền Lê) đến thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung hưng, thời Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ - Ảnh 3.

Nền móng cung điện phát lộ trong quá trình khai quật khu vực đền Lê (vua Lê Đại Hành) Ảnh: Hiệp Trịnh

Trong quy hoạch kinh đô của các nước quân chủ phương Đông xưa đều có một tòa điện trung tâm để làm nơi thiết triều hay tiến hành các nghi lễ quan trọng bậc nhất liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, dấu tích chính điện Kính Thiên rất khó nhận biết. Tuy nhiên, ngày nay vẫn có thể nhận thấy điều đó qua phần nền móng kiến trúc tại phía nam khu vực trung tâm,  nơi có 9 bậc thềm rồng được chạm khắc tinh vi mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Bộ thành bậc điện Kính Thiên đã được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2020.

Việc phát hiện nền móng kiến trúc là yếu tố tiên quyết trong việc nghiên cứu phục dựng kiến trúc chính điện Kính Thiên. Dựa vào các di vật như mảnh vỡ các tầng mái, các cấu kiện gỗ, gạch ngói, các tư liệu ghi lại hình thái kiến trúc và so sánh, đối chiếu với không gian chính điện của các kinh đô khác như Nara, Kyoto (Nhật Bản), Bách Tế (Hàn Quốc), Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) hay Chính điện Thái Hòa (Thừa Thiên Huế), các nhà khoa học đã xác định được cấu trúc không gian và hiểu biết bước đầu về kiến trúc của chính điện Kính Thiên. Cũng giống như chính điện của các kinh đô khác ở khu vực Đông Á, không gian chính điện Kính thiên được thiết kế theo công thức phổ quát: Cổng – sân Đại triều – điện; cụ thể là Đoan Môn – sân Đan Trì – điện Kính Thiên.

TS Hà Văn Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, đánh giá tầng văn hóa Thăng Long – Hà Nội ở khu vực điện Kính Thiên đầy đủ nhất so với các vị trí khai quật khác. Các cuộc khai quật ở đây đã phát lộ tổ hợp kiến trúc lớn, góp nguồn tư liệu quyết định mang tính xác thực cao trong việc nghiên cứu khôi phục điện Kính Thiên.

Di tích khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 1-8-2010.

Nhận xét về Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, bà Irana Bokova, tổng giám đốc UNESCO giai đoạn 2009 – 2017, đã nhận định về Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: “Rất ít nước trên thế giới có thể gìn giữ được những ký ức sống động về việc lập đô từ 1.000 năm trước mà không bị mai một theo thời gian”.

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao Khu di tích Hoàng thành Thăng Long về tính liên tục, lâu dài. “Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa từ khắp châu Á. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất”- ông Christian Manhart nhấn mạnh.

Nguồn: https://nld.com.vn/phong-su-but-ky/hoang-thanh-thang-long-dau-tich-lich-su-13-the-ky-20230331111258208.htm

Cùng chủ đề

VinFast là DN Việt Nam duy nhất lọt Top 10 xuất khẩu sản phẩm liên quan máy tính – thiết bị điện sang Mỹ

Riêng với lĩnh vực công nghệ hiện nay, tại Việt Nam có 3 doanh nghiệp chủ chốt theo ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc khối phân tích KB - đó là Vingroup (VIC), Viettel và Tập đoàn FPT. VinFast là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 10 Công ty xuất khẩu sản phẩm liên quan đến máy tính, thiết bị điện sang Mỹ trong 2023 và 10 tháng đầu năm 2024, thông tin được ghi nhận...

Ngành Thống kê ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

(MPI) - Trên đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025 của ngành Thống kê. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2025 của ngành...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Nhiều ‘Báu vật Hoàng cung Thăng Long’ lần đầu ra mắt công chúng

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. Đại biểu tham quan trưng bày. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)   Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long," nhằm giới thiệu tới công chúng...

Bước nhảy vọt của hàng Việt: vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Trong không khí náo nhiệt của Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12, hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điều tra vụ cháy 10 xưởng gỗ trong đêm

(NLĐO)- Đám cháy tại làng nghề Liên Hà (Hà Nội) gây ảnh hưởng đến 10 xưởng gỗ, diện tích cháy khoảng 400 m2 ...

Vừa mở cửa, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cùng giảm

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đối với vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 bất ngờ giảm trở lại, ngược dòng đà đi lên của thế giới. ...

Niềm vui với nhiều người muốn sang đất cho con

Lãnh đạo TP HCM chỉ đạo nhiều nội dung hướng tới giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở trong các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở ...

Chọn môn thi để không rớt tốt nghiệp THPT

Theo khảo sát tại nhiều trường THPT ở TP HCM, học sinh đa số vẫn chọn môn thi tốt nghiệp THPT là tiếng Anh và khoa học tự nhiên ...

Ứng viên mảng âm nhạc giải Mai Vàng lần thứ 30 – 2024: Ai cũng xứng đáng!

Kết quả Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024 sẽ được công bố trong lễ trao giải diễn ra tối 8-1-2025 tại Nhà hát Thành phố (TP HCM) ...

Bài đọc nhiều

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những...

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau”

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh. Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngày 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (Quận 1), UBND thành phố Hà Nội phối...

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

ối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Múa Khèn H'Mông, nét đẹp của người H' Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất...

Cùng chuyên mục

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Nhiều ‘Báu vật Hoàng cung Thăng Long’ lần đầu ra mắt công chúng

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. Đại biểu tham quan trưng bày. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)   Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long," nhằm giới thiệu tới công chúng...

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) hiện đang là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, di tích, di vật quý giá thuộc nhiều triều đại, thời kì lịch sử của nước ta. Nguồn:...

Australia trao tặng 14 biển giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Ngày 18-1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia, ông Hugh Borrowman đã trao tặng Hà Nội 14 bảng biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đại diện Australia trao tặng 14 biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long cho TP Hà Nội - Ảnh: Đại sứ quán Australia Sau rất nhiều cuộc hội thảo, với sự tài trợ của chính phủ Australia, 14 bảng biển này đã đươc một nhà sử học  Australia, Giáo sư William Logan và tập thể chuyên...

Mới nhất

Australia trao tặng 14 biển giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Ngày 18-1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia, ông Hugh Borrowman đã trao tặng Hà Nội 14 bảng biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đại diện Australia trao tặng 14 biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long cho TP Hà Nội - Ảnh: Đại sứ quán Australia Sau rất nhiều cuộc hội thảo, với sự...

Phát lộ hệ thống di tích, di vật các thời kỳ ở Hoàng thành Thăng Long

Sáng 21-12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính Điện Kính Thiên năm 2023 và kết quả khai quật, nghiên cứu từ năm 2011 đến nay tại Hoàng...

Hoàng thành Thăng Long: Di sản hiếm hoi trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long sao cho xứng đáng với tầm quan trọng của di tích, đồng thời phục dựng những di sản đã mai một như thế nào ? Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo...

SHB cung cấp các giải pháp số đồng hành cùng doanh nghiệp

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên tục cập nhật những tính năng mới đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao khả năng quản trị của khách hàng doanh nghiệp, nền tảng ngân hàng số SHB Corporate Mobile và SHB Coporate Online đang là lựa chọn của hàng chục nghìn doanh nghiệp trong quản trị tài chính, dòng tiền,...

Mới nhất